Soạn Văn 9: Kiều ở Lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) - Giải Bài Tập

Giải Bài Tập

Giải Bài Tập, Sách Giải, Giải Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Ngữ Văn, Tiếng Anh, Lịch Sử, Địa Lý

  • Home
  • Lớp 1,2,3
    • Lớp 1
    • Giải Toán Lớp 1
    • Tiếng Việt Lớp 1
    • Lớp 2
    • Giải Toán Lớp 2
    • Tiếng Việt Lớp 2
    • Văn Mẫu Lớp 2
    • Lớp 3
    • Giải Toán Lớp 3
    • Tiếng Việt Lớp 3
    • Văn Mẫu Lớp 3
    • Giải Tiếng Anh Lớp 3
  • Lớp 4
    • Giải Toán Lớp 4
    • Tiếng Việt Lớp 4
    • Văn Mẫu Lớp 4
    • Giải Tiếng Anh Lớp 4
  • Lớp 5
    • Giải Toán Lớp 5
    • Tiếng Việt Lớp 5
    • Văn Mẫu Lớp 5
    • Giải Tiếng Anh Lớp 5
  • Lớp 6
    • Soạn Văn 6
    • Giải Toán Lớp 6
    • Giải Vật Lý 6
    • Giải Sinh Học 6
    • Giải Tiếng Anh Lớp 6
    • Giải Lịch Sử 6
    • Giải Địa Lý Lớp 6
    • Giải GDCD Lớp 6
  • Lớp 7
    • Soạn Văn 7
    • Giải Bài Tập Toán Lớp 7
    • Giải Vật Lý 7
    • Giải Sinh Học 7
    • Giải Tiếng Anh Lớp 7
    • Giải Lịch Sử 7
    • Giải Địa Lý Lớp 7
    • Giải GDCD Lớp 7
  • Lớp 8
    • Soạn Văn 8
    • Giải Bài Tập Toán 8
    • Giải Vật Lý 8
    • Giải Bài Tập Hóa 8
    • Giải Sinh Học 8
    • Giải Tiếng Anh Lớp 8
    • Giải Lịch Sử 8
    • Giải Địa Lý Lớp 8
  • Lớp 9
    • Soạn Văn 9
    • Giải Bài Tập Toán 9
    • Giải Vật Lý 9
    • Giải Bài Tập Hóa 9
    • Giải Sinh Học 9
    • Giải Tiếng Anh Lớp 9
    • Giải Lịch Sử 9
    • Giải Địa Lý Lớp 9
  • Lớp 10
    • Soạn Văn 10
    • Giải Bài Tập Toán 10
    • Giải Vật Lý 10
    • Giải Bài Tập Hóa 10
    • Giải Sinh Học 10
    • Giải Tiếng Anh Lớp 10
    • Giải Lịch Sử 10
    • Giải Địa Lý Lớp 10
  • Lớp 11
    • Soạn Văn 11
    • Giải Bài Tập Toán 11
    • Giải Vật Lý 11
    • Giải Bài Tập Hóa 11
    • Giải Sinh Học 11
    • Giải Tiếng Anh Lớp 11
    • Giải Lịch Sử 11
    • Giải Địa Lý Lớp 11
  • Lớp 12
    • Soạn Văn 12
    • Giải Bài Tập Toán 12
    • Giải Vật Lý 12
    • Giải Bài Tập Hóa 12
    • Giải Sinh Học 12
    • Giải Tiếng Anh Lớp 12
    • Giải Lịch Sử 12
    • Giải Địa Lý Lớp 12
Trang ChủLớp 9Soạn Văn 9Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 9 Tập 1Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) Soạn Văn 9: Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 1
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 2
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 3
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 4
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 5
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 6
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều) trang 7
BÀI 7 Kiểu ở lẩu Ngưng Bích Trau dồi vốn từ Bài tập làm văn số 2 (Một số bài tham khảo) KIỀU ở LẦU NGƯNG BÍCH KIẾN THỨC Cơ BẢN Vị trí đoạn trích: Đoạn trích nằm ở phần thứ hai (gia biến và lưu lạc). Sau khi biết mình bị lừa vào chốn lầu xanh. Kiều uất ức định tự vẫn, Tú Bà hứa hẹn đợi Kiều bình phục sẽ gả chồng cho nàng vào nơi tử tế, rồi đưa Kiểu ra giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để thực hiện âm mưu mới. Kiều ở lầu Ngưng Bích là một trong những đoạn miêu tả nội tâm nhân vật thành công nhất trong truyện Kiều, đặc biệt là bằng biện pháp tả cảnh ngụ tình. Đoạn thơ cho thấy cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Kiều. HƯỚNG DẪN ĐỌC - Hiểu VÀN BẢN Câu 1. Em hãy tìm hiểu cảnh thiên nhiên trong sáu câu thơ dầu, qua khung cảnh ấy Kiều dang ở trong hoàn cảnh, tâm trạng như thế nào? Cảnh lầu Ngưng Bích + Không gian: lầu Ngưng Bích được mở ra rất nhiều chiều theo cái nhìn của nhân vật từ trên cao xuống. Chiều xa: những dãy núi trùng diệp nhấp nhô ẩn trong sương mờ. Chiều cao: trên trời vầng trăng vằng vặc, trăng như gần hơn và với nàng bây giờ chỉ có trăng là bầu bạn. Chiều rộng: không gian bao la bát ngát, chỉ có những cồn cát im lìm vắng lặng bụi tung mờ mịt. -> Không gian mênh mông, hoang vắng, rợn ngợp cô đơn không một bóng người. + Tliời gian: từ sáng (mây sớm) đến đêm khuya (đèn khuya) chỉ có một mình nàng thui thủi cô đơn, bẽ bàng thương thân, tủi phận. -> Cảnh lầu Ngưng Bích rất hữu tình thơ mộng, nhưng hoang vắng rợn ngợp thiếu hơi ấm con người, đúng như tên gọi của nó, khoá xuân nơi giam hãm tuổi xuân của con người. b. Tâm trạng của nàng Kiều + Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng', bởi nàng đau buồn vì cảnh ngộ bị đầy vào chôn lầu xanh, đau buồn vì bị giam hãm cô độc giữa lầu Ngưng Bích hoang vắng. + Bẽ bàng: sự xâu hổ, tủi thẹn với đèn khuya mây sớm, với lòng mình và những người thân yêu, nỗi buồn đau không người chia sẻ. + Chia tấm lòng', lòng nàng ngổn ngang, tâm trạng rôì bời không biết đi đâu về đâu. Câu 2. Tám câu thơ tiếp theo trực tiếp nói lên nỗi nhớ thương của Kiều. Nàng nhớ tởi những ai? Cách nhớ? Lí do nhớ? Em có nhận xét gì về tấm lòng của Thuỷ Kiều qua nỗi nhớ thương của nàng? Xa quê hương, xa gia đình lòng nàng tràn ngập nỗi nhớ, đặc biệt là nhớ Kim Trọng và cha mẹ. Nỗi nhớ Kim trọng + Lí do nỗi nhớ: Xã hội phong kiến đề cao chữ hiếu, thế nhưng ở đây Nguyễn Du lại để cho Thuý Kiều nhớ Kim Trọng trước khi nhớ về cha mẹ, điều đó có lí do của nó. Với cha mẹ dẫu sao nàng cũng mới gặp gỡ trước lúc lên đường về với Mã Giám Sinh, thứ nữa hành động bán mình để lấy tiền cứu cha và em của nàng cũng là một phần nào làm nàng yên lòng. Còn đối với Kim Trọng kể từ ngày “ngộ biến” cả hai bên chưa ai nhận được tin gì của nhau. Hơn nữa, nàng cảm thấy mình có lỗi với Kim Trọng bởi vì hoàn cảnh của gia đình màjìàng đã không giữ đúng lời thề hẹn với chàng Kim. + Đặc điểm nỗi nhớ: Đầu tiên là nhớ về đêm trăng thể hiện kĩ niệm sâu sác nhất giữa nàng với Kim Trọng: Tưởng người dưới nguyệt chén đồng. Nàng hình dung cảnh Kim Trọng đợi chờ tin nàng ở quê nhà: Tin sương luống những rày trông mai chờ mà tháp thỏm không yên. Thể hiện tấm lòng thuỷ chung: Chân trời góc bể bơ vơ Tấm son gột rửa bao giờ cho phai? Câu thơ là một câu hỏi tu từ thể hiện sự dằn vặt, đau khổ của nàng khi phải chia tay với Kim Trọng. Dù mai sau có phiêu bạt chân trời góc bể nào thì tình cảm của nàng đốỉ với Kim Trọng vẫn nồng thắm. Tấm lòng son của nàng bất biến với không gian và thời gian. 6. Nỗi nhớ về cha mẹ Đối với cha mẹ tấm lòng của nàng lúc nào cũng trọn vẹn như bát nước đầy. + Nàng xót thương cảnh ngộ cha mẹ ngày ngày tựa cửa ngóng trông nàng trở về: Xót người tựa cửa hôm mai. + Lo lắng cha mẹ tuổi già sức yếu, mà mình lại ở xa không làm tròn bổn phận người con: Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ. Nghệ thuật dùng tù ngữ hình ảnh + Trong đoạn thơ tác giả dùng rất nhiều từ ngữ hình ảnh có tính chất ước lệ: chén đồng, tin sương, tấm son, quạt nồng ấp lạnh, sân lai, gốc tử... thường được dùng để nói về tình yêu và đạo hiếu thời xưa. + Đoạn thơ hầu như không có sự thay đổi về ngắt nhịp, đều đặn nhịp thơ 2/2/2 và 4/4 đã góp phần diễn tả một cách sâu sắc tâm trạng buồn chán của nàng. Tấm lòng Thuỷ Kiều qua nỗi nhớ Nàng là người luôn lo nghĩ cho người khác, vì người khác trong lúc bản thân mình đang tan nát buồn đau -> Tâm hồn cao đẹp. Ọău 3. Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tăm trạng Cảnh là thực hay hư? Mỗi cảnh vật có nét riêng đồng thời lại có nét chung để diễn tả tâm trạng Kiều. Em hãy phân tích và chứng mình điều đó? Tám câu thơ cuối miêu tả cảnh vật qua tâm trạng. Đây là tâm cảnh chứ không phải là cảnh thực. Mỗi cảnh đều có một nét riêng nhưng đều tập trung diễn tả tâm trạng buồn của nàng Kiều về sự trôi dạt vô vọng bế tắc, cảnh vì vậy nhuộm màu tê tái. + Cánh buồm nhỏ cuối trời xa xăm vô định như cuộc đời nàng giữa biển đời mênh mông không biết đi đâu về đâu. + Cánh hoa bị vùi dập tan tác như cuộc đời nàng đang bị vùi dập bởi sóng gió của cuộc đời. + Nội cỏ tàn phai héo úa hay cuộc đời nàng từ nay bắt đầu bước vào chuỗi ngày héo úa tàn phai. + Mặt dềnh cuộn sóng hay chính là sóng gió cuộc đời đen tối đang bủa vây người con gái nhỏ bé tội nghiệp. Em có nhận xét gì về cánh dùng điệp ngữ của Nguyễn Du trong tám câu thơ cuối? Cách dùng điệp ngữ ấy góp phần diễn tả tăm trạng như thế nào? + ơ tám câu cuối có đến bôn cụm từ buồn trông được đặt ở vị trí mở đầu cho mỗi dòng lục. Điệp ngữ ấy đã thể hiện nỗi buồn chất chứa tầng tầng lớp lớp bị nén chặt trong lòng giờ đây ùa tràn ra cả bên ngoài. Nỗi buồn không đến tù' một phía mà bủa vây khắp bôn phía, bao trùm lên tất cả mọi nơi. + Đoạn thơ có rất nhiều từ láy: xa xa, thấp thoáng, ìnan mác, rầu rầu, xanh xanh, ầm ầm... Làm cho ý tưởng trầm xuống, toả lan ra, nhập vào hồn người một không gian mờ mịt, xa xăm. Kèm theo mỗi cặp từ láy đó là hình ảnh tăng tiến càng lúc càng dữ dội. Đặc biệt ở câu cuối, tiếng sóng ở đây không vỗ, không đập mà kêu ầm ầm, không đôn từ một phía mà bủa vây lấy, mà từ nhiều phía kêu quanh ghế ngồi. Nó gợi lên sự hãi hùng, dự báo về cuộc đời đầy sóng gió đang chờ đợi Kiều ở phía trước. TƯ LIỆU THAM KIIẤO Buồn trông của bể chiều hôm Thuyền ai tlĩẩp thoáng cánh buồn xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về dâu. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chăn mây mặt dất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Am ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Tám câu thơ, mỗi cặp câu gợi ra một mỗi buồn sâu thẳm. Câu nào cũng vừa thực vừa hư, vừa là hình ảnh thực vừa là tâm cảnh. Toàn là hình ảnh về sự vô vọng, sự dạt trôi, sự bế tắc và sự chao đảo nghiêng đổ. (Tiần Đình sử) Còn nhớ hồi nhỏ tôi được mẹ ru những lời buồn. Tôi cứ ngủ yên đi, chẳng hiểu đó là những vần điệu nào. Khi tôi lớn lên, giọng mẹ lại dìu dặt bên nôi em nhỏ tôi. Hoá ra mẹ đã ru chúng tôi bằng Truyện Kiều, bằng cái đoạn “Buồn trông”... cùng đôi đoạn sầu thương khác. Rồi đến lượt mình, chính tôi lại ru con, “ru” nhiều lớp học sinh bằng hợp khúc “Buồn trông” của thi hào Nguyễn Du. ... Buồn trông cửa bể chiều hôm Thuyền ai thấp thoáng cánh buồn xa xa. Buồn trông ngọn nước mới sa, Hoa trôi man mác biết là về dâu. Buồn trông nội cỏ rầu rầu, Chân mây mặt đất một màu xanh xanh. Buồn trông gió cuốn mặt duềnh, Ảm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi. Lại nhớ thêm những dịp chuyện trò với người bạn ham dốc sức vào ngôn ngữ văn chương. Anh bảo rằng lời thơ Nguyễn Du có ma lực ghê gớm. Tôi không am tường sâu phép tổ chức những con chữ và phối thanh bằng anh nhưng thú thực mỗi khi gợi nhấc đoạn thơ đó, đúng là một tổng thể tâm trạng cảm thương, buồn nhớ, đợi chờ... ùa đến xâm chiến tức thời tim óc tôi. Cứ y như của tôi, từ trong tôi bật ra vậy. Cả một khôi lời, không ẩn chứa một tích cố như thường thấy trong thơ xưa. Thử-đọc lại và ngẫm thêm: Buồn trông của bể chiều hôm Sáu chữ thôi, chẳng có tu từ gì cả, mà câu mở đoạn đã mở ra một tâm trạng thâm buồn (Buồn trông), một không gian gợi buồn (cửa bể), một thời gian đượm buồn (chiều hôm) của người đang lẻ loi, ngóng đợi. Bạn tôi gật gù tâm đắc: đọc kĩ mà xem, cả đoạn thơ chỉ gồm bốn cặp lục bát mà sao chất chứa lắm từ láy đến thế: thấp thoáng, xa xa, man mác, dầu dầu, xanh xanh, ầm ầm. Những con chữ láy lại làm ý tưởng trầm xuồng, toả lan ra, nhập vào hồn mình. Tôi nhẩm lại, quả thật những từ láy - những nốt luyến láy ấy cộng hưởng với bôn điệp ngữ “Buồn trông” trỗi lên ngay đầu các càu lục, tạo nên một hợp âm dồi dào thanh bằng, thấm thìa bao nỗi niềm. Đoạn thơ - cũng như nhiều khúc tiêu dao chiếm lĩnh người đọc trước hết bằng thanh âm, bằng nhạc điệu. Những sóng âm huyền diệu đó chở các hình ảnh thơ đến thẳng lòng người. Vương trong mắt người con gái bán mình đang buồn trông mọi hình ảnh vừa nổi chìm, trôi dạt (con thuyền, cánh buồm, ngọn nước sa, hoa trôi theo dòng chảy), vừa có gì như mờ mịt, nhạt nhoà (nội cỏ dầu dầu, chân mây mặt đất một màu...). Đấy là những hình ảnh thật hay hình ảnh tưởng tượng, huyễn hoặc trong tâm trạng cô thiếu nữ đáng thương? Có thể cả hai. Lúc này, Kiều lần đầu xa nhà, bị khoá trong lầu Ngưng Bích của Tú Bà. Nàng tuy phải thất thân cùng họ Mã nhưng cũng chưa chịu dấn mình vào đời mưa gió ê chề. Phải chăng vì thế hình ảnh đầu tiên thuyền ai thấp thoáng., ẩn chứa thấp thoáng tia hi vọng. Nhưng rồi chân mây mặt đất mênh mang xoá đi tầm ngóng trông và lắng đọng lại nỗi buồn thất vọng. Cuối cùng, âm thanh ghê người của tiếng sóng ầm ầm làm nổi lên nỗi sợ hãi. Từ bắt nhận những thứ hữu hình, nhân vật trữ tình đã nghe, nhìn thấy cái vô hình: số phận, định mệnh khắc nghiệt! Nhưng dẫu sao đó cũng mới chỉ là linh cảm sự đe dọa cuốh vùi. Cho nên buồn lo hãi hùng mà chưa đau đớn. Phải khi đã “bướm chán ong chường” trong cảnh “mưa dập gió vùi” chôn lầu xanh. Kiều mới thật thấm nỗi đau tê tái, sỉ nhục. Khi ấy Nguyễn Du mới viết: Om lòng đôi đoạn xa gần, Chẳng vò mà rối, chẳng dần mà đau Cũng lúc đó, Kiều mới nghĩ mình “tan tác như hoa giữa đường”. Còn bây giờ trước lầu Ngưng Bích hoá xuân, thân gái xa nhà chỉ thấy “hoa trôi man mác”. Cánh hoa thân phận Kiều nhi đang trôi theo dòng đời chẳng biết điểm dừng. Trong không gian nghiệt ngã cầm hãm, con người lỡ bước luôn cố vọng trông, tìm ra không gian mơ ước. Từ trong cái “phòng giam” chật chội của mụ trùm nhà chứa, nàng Kiều hướng tới quê nhà, hướng tới một lối thoát. Nhưng ác thay, nàng chỉ đón nhận thêm lo buồn. Làm sao có đường thoát khi “sóng gió” vây bủa bốn bên. Lạ lùng và ghê gớm chưa, “tiếng sóng” không chỉ ầm ầm một phía mà “tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”! Đúng như một ý kiến thẩm định rằng đọc Kiều, có thể mỗi sự kiện, mỗi tâm trạng là một câu, thì về phương diện ngữ pháp, mỗi câu ây kết thúc bằng một chấm than... Những dấu chấm than ấy, một mặt là những trùng điệp da diết của thơ, mặt khác luôn mang thêm ý nghĩa mới. Nhận xét này rất hợp với đoạn “Buồn trông...”. Kết đoạn đúng là một dấu chấm than lớn. Và tôi muôn bổ sung thêm, trong đoạn thơ ngổn ngang tâm trạng Kiều, không chỉ khép lại bằng dâu than mà còn ngầm trỗi lên những câu hỏi, những dấu chấm hỏi: - Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa? -Hoa trôi man mác biết là về đâu? Buồn bã xót xa và thấp thỏm lo sợ, đó là hai mạch chính của nỗi niềm buồn trông. Với gam màu lạnh, nhà thơ - họa sĩ Nguyễn Du đã vẽ và treo liên tiếp bôn bức tứ bình liên hoàn tâm trạng (cứ mỗi cặp lục bát là mỗi bức họa): từ mong đợi đến băn khuăn, day dứt, tiếp tới chán nản, thất vọng và cuôì cùng là bàng hoàng ghê sợ. Đồng thời, dùng giai điệu trầm, nhà thơ - họa sĩ Nguyễn Du đã tấu lên tiếng tơ lòng nhân vật, cho đến từng âm tiết cũng rung động nỗi buồn. Kết đoạn thơ, hoà tấu, phức điệu sóng biển - sóng lòng - sóng đời không chỉ vang lên tiếng gõ của định mệnh mà rung chuyển tiếng gầm gào của hiểm họa muôn hất tung ngừơi con gái đơn côi, yếu đuôi trên điểm tựa chiếc ghế đời mỏng manh, chông chênh. Người đôì thoại của tôi bỗng giật mình trước cái tiếng sóng ầm ầm ấy: - Này, anh còn nghe thấy chứ, tiếng trông ngực Thuý Kiều dồn đập qua mấy chữ xô đẩy mạnh mẽ: “Gió cuốn - ầm ầm tiếng sóng”. Trước đó, anh có cảm thấy tiếng thở dài của nàng qua năm thanh bằng: “Dầu dầu - màu xanh xanh” nôi tiếp? Và thoạt đầu, anh có nhìn thấy cái nhướn mắt của người trông qua ba thanh trắc “thấp thoáng cánh” đó không? , Tôi lặng đi miên man trong thế giới huyền ảo của cõi thơ. Tâm trí tôi không còn tách bạch rõ chỗ nào là họa, là ảnh hình; chỗ nào là nhạc, là thanh âm, đâu thể hiện tâm tư chủ thể trữ tình và đâu mổì đồng điệu của người tiếp nhận đa tình. Bất giác, như một linh ứng màu nhiệm, những vần ca dao ùa đến: ... Buồn trôìig con nhện chăng tơ, Nhện ơi, nhện hỡi, nhện chờ mối ai. Buồn trong chênh chếch sao mai, Sao ơi, sao hỡi, nhớ ai sao mờ. Nhân vật Truyện Kiều nhiều lần buồn trông. (Kim Trọng cũng đã từng: Buồn trông phong cảnh quê người - Đầu cành quyên nhặt, cuối trời nhạn thưa... Nhân vật của ca dao cũng nhiều lần buồn trông. Phải chăng điệp khúc “Buồn trông...” của Tô Như âm vang nét điển hình của tâm trạng con người trong quá khứ. Mà có lẽ không chỉ như vậy. Con người ngày nay, và cả mai sau, “Mai sau dù có bao giờ...” vẫn cứ còn trải lòng mình trên khúc nhạc buồn trông... Một cô em gái tôi - do đưa đẩy số phận - đã định cư ở một phương trời Tây xa lắc. Viết thư về, em tôi thổ lộ đôi lúc một mình một bóng giữa ngôi nhà hiện đại, đủ tiện nghi, dù không có cửa biển nào trước mặt, nó lại nhớ đến những câu “Buồn trông...” ấy. Và nó chỉ muôn chạy về với mẹ. Mẹ tôi không còn nữa! Người viết Truyện Kiều cũng không còn nữa! Nhưng những vần thơ Nguyễn Tiên Điền vẫn sông trong lòng chúng tôi, đôi khi cuộn sóng dạt dào. (TrầnĐồng Minh - Tiếng nói tri âm).

Các bài học tiếp theo

  • Trau dồi vốn từ
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
  • Tổng kết về từ vựng
  • Đồng chí
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Kiểm tra về truyện trung đại
  • Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)

Các bài học trước

  • Miêu tả trong văn bản tự sự
  • Thuật ngữ
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
  • Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích)
  • Sự phát triển của từ vựng
  • Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)

Tham Khảo Thêm

  • Học Tốt Ngữ Văn 9
  • Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 9 Tập 1(Đang xem)
  • Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 9 Tập 2
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 9 Tập 1
  • Sách Giáo Khoa - Ngữ Văn 9 Tập 2

Hướng Dẫn Soạn Bài Ngữ Văn 9 Tập 1

  • Bài 1
  • Phong cách Hồ Chí Minh
  • Các phương châm hội thoại
  • Sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • Luyện tập sử dụng một số biện pháp nghệ thuật trong văn bản thuyết minh
  • Bài 2
  • Đấu tranh cho một thế giới hòa bình
  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  • Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh
  • Bài 3
  • Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
  • Các phương châm hội thoại (tiếp theo)
  • Xưng hô trong hội thoại
  • Viết bài tập làm văn số 1 - Văn thuyết minh
  • Bài 4
  • Chuyện người con gái Nam Xương (trích Truyền kì mạn lục)
  • Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
  • Sự phát triển của từ vựng
  • Bài 5
  • Hoàng Lê nhất thống chí - Hồi thứ mười bốn (trích)
  • Sự phát triển của từ vựng (tiếp theo)
  • Bài 6
  • Truyện Kiều của Nguyễn Du
  • Chị em Thúy Kiều (trích Truyện Kiều)
  • Cảnh ngày xuân (trích Truyện Kiều)
  • Thuật ngữ
  • Miêu tả trong văn bản tự sự
  • Bài 7
  • Kiều ở lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều)(Đang xem)
  • Trau dồi vốn từ
  • Viết bài tập làm văn số 2 - Văn tự sự
  • Bài 8
  • Thúy Kiều báo ân báo oán (trích Truyện Kiều)
  • Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (trích Truyện Lục Vân Tiên)
  • Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
  • Bài 9
  • Tổng kết về từ vựng
  • Bài 10
  • Đồng chí
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính
  • Kiểm tra về truyện trung đại
  • Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
  • Nghị luận trong văn bản tự sự
  • Bài 11
  • Đoàn thuyền đánh cá
  • Bếp lửa
  • Tổng kết về từ vựng (tiếp theo)
  • Tập làm thơ tám chữ
  • Bài 12
  • Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
  • Ánh trăng
  • Tổng kết về từ vựng (Luyện tập tổng hợp)
  • Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận
  • Bài 13
  • Làng (trích)
  • Chương trình địa phương (phần Tiếng Việt)
  • Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự
  • Bài 14
  • Lặng lẽ Sa Pa (trích)
  • Ôn tập phần Tiếng Việt
  • Viết bài tập làm văn số 3 - Văn tự sự
  • Bài 15
  • Chiếc lược ngà (trích)
  • Ôn tập về thơ và truyện
  • Ôn tập phần Tiếng Việt
  • Bài 16
  • Cố hương
  • Những đứa trẻ (trích Thời thơ ấu)

Từ khóa » Bài Thơ Kiều ở Lầu Ngưng Bích Văn 9