Soạn Văn 9 Ngắn Nhất Bài: Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Nhan đề bài thơ có gì khác lạ? Một hình ảnh nổi bật trong bài thơ là những chiếc xe không kính. Vì sao có thể nói hình ảnh ấy là độc đáo?

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trương Sơn. Em hãy phân tích hình ảnh người lính lái xe trong bài thơ (chú ý: tư thế hiên ngang, tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn, nguy hiểm, niềm vui sôi nổi của tuổi trẻ trong tình đồng đội, ý chí chiến đấu vì miền Nam)

Câu 3: Em có nhận xét gì về ngôn ngữ, giọng điệu của bài thơ này? Những yếu tố đó đã góp phần như thế nào trong việc khắc hoạ hình ảnh những người lính lái xe Trường Sơn?

Câu 4: Cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ? So sánh hình ảnh người lính ở bài thơ này và ở bài Đồng chí.

Luyện tập

Câu 1: Những cảm giác, ấn tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất sinh động, cụ thể. Em hãy phân tích khổ thơ thứ hai để thấy rõ điều ấy.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật vốn là một bài thơ, vậy có cần sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm không? Vì sao?

Câu 3: Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có gì thay đổi? Ý nghĩa nghệ thuật của điều này?

Câu 4: Tìm và phân tích giá trị tu từ trong hai câu thơ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim.

II. Soạn bài siêu ngắn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 1: Nhan đề bài thơ dài, tạo sự độc đáo

Hình ảnh nổi bật trong bài thơ: nhân vật”chủ chốt khác trong hành trình Nam tiến - những chiếc xe không kính. Hình ảnh xe không kính thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 2: Những chiếc xe không kính đã làm nổi bật hình ảnh người lái xe trên tuyến đường Trương Sơn:

Những người lính ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn.

Họ mất ngủ, chịu bụi, chịu ướt áo. Nhưng họ không phàn nàn, không kêu ca.

Trong gian khổ khó khăn là thế, gió lùa vào làm "mắt đắng" nhưng nụ cười vẫn nở trên môi.

Họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ.

Câu 3: Nhận xét về ngôn ngữ, giọng điệu của bài:

Giàu tính khẩu ngữ tự nhiên.

Khí khái ngang tàng.

Vui tươi, pha chút hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan, bất chất khó khăn của người lính.

Cấu trúc lập lại:

  • Không có kính, ừ thì có bụi
  • Không có kính, ừ thì ướt áo
  • Không có kính, rồi xe không có đèn.

Câu 4: Cảm nghĩ về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính:

Những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm

Những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn

Họ đều toát lên vẻ đẹp của những người lính, khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu

Điểm khác nhau với Đồng chí: vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ. Một tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.

Luyện tập

Câu 1: Ở khổ thơ thứ hai, tác giả đã diễn tả những khó khăn khi chiếc xe mất đi tấm kính chắn:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vảo tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Thiếu đi kính xe cũng đồng nghĩa với việc những người lính lái xe gặp phải rất nhiều những trở ngại trong quá trình làm nhiệm vụ chi viện. Không có kính khiến cho những cơn gió mang theo bụi đất nơi chiến trường lùa vào buồng lái, làm cho những đôi mắt cay xè,trở ngại tầm nhìn của những người lính lái xe “Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng”. Con đường phía trước như “chạy thẳng vào tim” người chiến sĩ, đó là con đường giải phóng miền Nam đang chờ ở phía trước. Không còn kính, bầu trời đầy sao và những cánh chim “như sa như ùa vào buồng lái”. Thiên nhiên như những người bạn đồng hành cùng các anh ra chiến trận.

Đó là những cảm giác, những ấn tượng được tác giả diễn tả sinh động, chân thật, thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Hình ảnh vè những chiếc xe không kính ấy không chỉ tái hiện lại những gian khổ, khó khăn của một thời kì lịch sử đầy dữ dội của dân tộc mà còn làm nổi bật lên tinh thần yêu nước cùng quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung:

  • Khắc họa một hình ảnh độc đáo đó là những chiếc xe không kính.
  • Hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan.

Giá trị nghệ thuật:

  • Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ.
  • Hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ, tự nhiên, khỏe khoắn
  • Sử dụng các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ

Câu 2: Sử dụng từ “bài thơ” trong nhan đề của tác phẩm là rất cần thiết:

Sự độc đáo, gợi trí tò mò.

Nhan đề nhưng nói lên cách khai thác hiện thực, không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.

Câu 3: Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần kết bài thơ có thay đổi: chiếc xe như tăng thêm phần hỏng hóc: không có kính, không đèn, không có múi xe, thùng xe bị trầy xước.

Ý nghĩa: vẫn là những chiếc xe ra chiến trường nhưng sự khó khăn, tồi tàn ngày càng tăng thêm, thử thách nhiều hơn với những người lính.

Câu 4: Giá trị tu từ trong hai câu thơ: Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước/ Chỉ cần trong xe có một trái tim:

Nghệ thuật tu từ hoán dụ “một trái tim”.

Đây là hình ảnh, là nhãn tự của bài thơ. Thể hiện cho sức mạnh, tình yêu, cho ý chí chiến đấu kiên cường, cho tình thần sắt đá nhưng vẫn chan chứa yêu thương với Tổ quốc của người lính

III. Soạn bài ngắn nhất: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 1: Nhan đề bài thơ dài và độc đáo. Bài thơ không chỉ muốn nói đến những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn xưa mà còn muốn nhấn mạnh đến một “nhân vật”chủ chốt khác trong hành trình Nam tiến, đó chính là những chiếc xe không kính => sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt.

Câu 2: Những chiếc xe càng cà tàng bao nhiêu thì càng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp hình ảnh người chiến sĩ lái xe bấy nhiêu: ung dung ngồi vào buồng lái, điều khiển xe chạy giữa chiến trường mưa bom bão đạn, mất ngủ, chịu bụi, chịu ướt áo nhưng không phàn nàn, không kêu ca, trong gian khổ khó khăn là thếnhưng nụ cười vẫn nở trên môi. => Họ là những thanh niên tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì chống Mĩ.

Câu 3: Ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên. Chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, thể hiện trong các cấu trúc lặp lại và giọng thơ vui tươi, pha chút hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan, bất chất khó khăn của người lính, sự trẻ trung của những người lính lái xe.

Câu 4: Thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ qua hình ảnh người lính trong bài thơ là những con người hiên ngang dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm, luôn tiến lên phía trước vì mục đích và lý tưởng cao đẹp. Đồng thời những người chiến sĩ ấy còn là những con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn.

So sánh với hình ảnh người lính trong bài thơ Đồng chí, ta thấy tinh thần lạc quan cách mạng của người lính thời đại kháng chiến chống Mĩ.

Luyện tập

Câu 1: Ân tượng của người lái xe trong chiếc xe không kính trên đường ra trận đã được tác giả diễn tả rất sinh động, cụ thể trong khổ thơ thứ hai:

Những người lính lái xe gặp phải rất nhiều những trở ngại trong quá trình làm nhiệm vụ chi viện.

Thế nhưng họ vẫn luôn lạc quan, con người trẻ trung tinh nghịch, hóm hỉnh, yêu đời, dù đứng trước nhiều hiểm nguy, khó khăn, đều toát lên vẻ đẹp của những người lính, khi Tổ quốc cần, họ sẵn sàng ra trận chiến đấu

Xe không kính, nhưng thiên nhiên như những người bạn đồng hành cùng các anh ra chiến trận.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Nội dung: bài thơ khắc họa một hình ảnh độc đáo. Đó là những chiếc xe không kính. Qua đó, tác giả khắc họa nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở Trường Sơn trong thời kì chống Mỹ , với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm

Nghệ thuật: Bài thơ kết hợp thể thơ bảy chữ và tám chữ, hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ. Bài thơ còn sử dụng các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ.

Câu 2: Sự độc đáo, gợi trí tò mò với người đọc bộc lộ ngay từ nhan đề . Hai chữ “Bài thơ” tưởng như bị thừa trong nhan đề nhưng nói lên cách khai thác hiện thực: không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy, chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh.

Câu 3: Đến phần cuối, chiếc xe như tăng thêm phần hỏng hóc: không có kính, không đèn, không có múi xe, thùng xe bị trầy xước. Như vậy, vẫn là những chiếc xe ra chiến trường nhưng sự khó khăn, tồi tàn ngày càng tăng thêm, thử thách nhiều hơn với những người lính.

Câu 4: Giá trị nghệ thuật là nghệ thuật tu từ hoán dụ “một trái tim”. Đó là chan chứa yêu thương với Tổ quốc của người lính, dù chiến tranh nhưng trái tim sắt đá của lính vẫn luôn nhắc nhở họ phải vững vàng tay lái trên những nẻo đường.

IV. Soạn bài cực ngắn: Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Câu 1: Nhan đề bài thơ có điểm khác lạ là: dài hơn so với những nhan đề khác. “Tiểu đội xe không kính” có một hình ảnh nổi bật chính là những chiếc xe không kính

=> một phát hiện thú vị của tác giả, thể hiện sự gắn bó am hiểu hiện thực khốc liệt của chiến tranh trên tuyến đường Trường Sơn.

Câu 2: Những chiếc xe càng cà tàng bao nhiêu thì càng góp phần làm nổi bật vẻ đẹp hình ảnh người chiến sĩ lái xe bấy nhiêu:

Tư thế hiên ngang dũng cảm, ung dung

Tinh thần dũng cảm bất chấp khó khăn

Niềm lạc quan và tình đồng đội thắm thiết

Ý chí chiến đấu vì miền Nam, chiến đấu vì miền Nam ruột thịt:

Câu 3:

  • Không có kính, ừ thì có bụi
  • Không có kính, ừ thì ướt áo
  • Không có kính, rồi xe không có đèn.

=> Các cấu trúc lặp lại thể hiện chất giọng khí khái ngang tàng, bất chấp gian khổ, ngôn ngữ, giọng điệu bài thơ giàu tính khẩu ngữ tự nhiên, vui tươi, pha chút hóm hỉnh, thể hiện tinh thần lạc quan.

Câu 4: Hình ảnh người lính ở bài kháng chiến chống Mĩ chính là sự bất chấp khó khăn, nguy hiểm, chung lí tưởng vì mục đích và lý tưởng bảo vệ Tổ quốc.

Đối với bài Đồng Chí thì Bài Tiểu đội xe không kính cho ta thấy sự lạc quan hơn, sự vui tươi, hóm hỉnh, sôi nổi của những người lính trẻ.

Luyện tập

Câu 1: Khổ thơ thứ hai của bài được tác giả diễn tả sinh động, chân thật:

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vảo tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa như ùa vào buồng lái.

Cả đoạn thơ thể hiện tinh thần lạc quan của người lính. Hình ảnh vè những chiếc xe không kính cho ta thấy được sự gian khổ trong khi làm nhiệm vụ thế nhưng họ vẫn giữ được tinh thần lạc quan của người lính. Hình ảnh ấy vừa hiện lên một thời kì lịch sử đầy dữ dội của dân tộc mà còn làm nổi bật lên tinh thần yêu nước cùng quyết tâm giải phóng miền Nam của những người lính cụ Hồ trong kháng chiến. Tác giả đã diễn tả những khó khăn khi chiếc xe mất đi tấm kính chắn để làm rõ nét những chi tiết ấy.

Phần tham khảo mở rộng

Câu 1: Giá trị nội dung và nghệ thuật văn bản Bài thơ về tiểu đội xe không kính: sáng tạo được những hình ảnh độc đáo, ngôn ngữ và giọng điệu giàu tính khẩu ngữ và kết hợp các biên pháp tu từ như điệp ngữ, hoán dụ để khắc họa hình ảnh những chiếc xe không kính và nổi bật hình ảnh những người lính với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm.

Câu 2: Bài thơ về tiểu đội xe không kính là một nhan đề khá dài. Thế nhưng từ “Bài thơ” trong nhan đề không hề bị thừa, nhan đề ấy lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Vì:

Thể hiện chất thơ của tuổi trẻ Việt Nam vượt lên những khắc nghiệt của chiến tranh => không phải chỉ viết về những chiếc xe không kính, thể hiện hiện thực khốc liệt của chiến tranh, mà chủ yếu là khai thác chất thơ vút lên từ hiện thực ấy.

Câu 3: Hình ảnh chiếc xe ở phần đầu và phần cuối bài thơ đều được tác giả tái hiện với những sự khó khăn. Thế nhưng phần cuối bài, hình ảnh những chiếc xe làm tăng thêm sự khó khăn, thử thách cho người lính

=> không có kính, không đèn, không có múi xe, thùng xe bị trầy xước.

Câu 4: Nghệ thuật “một trái tim”: hoán dụ

=> sức mạnh, tình yêu, cho ý chí chiến đấu kiên cường, cho tình thần sắt đá nhưng vẫn chan chứa yêu thương với Tổ quốc của người lính, trái tim sắt đá của lính vẫn luôn nhắc nhở họ phải vững vàng tay lái trên những nẻo đường còn vang tiếng súng, tiếng bơm rơi.

Từ khóa » Bài Thơ Về Tiểu đội Xe Không Kính Soạn Bài Ngắn Nhất