Soạn Văn Bài: Từ Hán Việt (tiếp Theo) | Văn 7 Tập 1 - Tech12h
Có thể bạn quan tâm
A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Sử dụng từ Hán Việt để tạo sắc thái biểu cảm
a. Tại sao các câu văn dưới đây dùng các từ Hán Việt mà không dùng các từ ngữ thuần Việt có nghĩa tương tự (ghi trong ngoặc đơn)Phụ nữ Việt Nam anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang. (đàn bà)Cụ là nhà cách mạng lão thành. Sau khi cụ từ trần, nhân dân địa phương đã mai táng cụ trên một ngọn đồi. (chết, chôn)Bác sĩ đang khám tử thi. (xác chết)Trả lời:Việc dùng các từ Hán Việt như phụ nữ, từ trần, mai táng, tử thi trong các văn cảnh đó sẽ tạo ra sắc thái trang trọng và thể hiện sự tôn kính, trang nhã. Nếu ta sử dụng các từ thuần Việt có nghĩa tương tự: đàn bà, chết, chôn, xác chết vào các ví dụ trên thì sẽ không tạo ra sắc thái tao nhã, mà sẽ gây cảm giác thô tục, ghê sợ. Đặc biệt ở ví dụ thứ ba.b. Các từ Hán Việt in đậm mang sắc thái nghĩa gì cho đoạn trích dưới đây?Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.Nhà vua: Để làm gì?Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước.
(Theo Chuyện hay sử cũ)
Trả lời:Kinh đô, yết kiến, trẫm, bệ hạ, thần là những từ cổ được dùng trong xã hội phong kiến. Dùng các từ này sẽ tạo ra sắc thái cổ kính, trang trọng, phù hợp với xã hội.
2. Không nên lạm dụng từ Hán Việt.
Theo em, trong mỗi cặp dưới đây, câu nào có cách diễn đạt cao hơn. Vì sao?a.
- Kì thi này con đạt loại giỏi. Con đề nghị mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng!
- Kì thi này con đạt loại giỏi, mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé!
b.
- Ngoài sân, nhi đồng đang vui đùa.
- Ngoài sân, trẻ em đang vui đùa.
a. Đây là câu giao tiếp, trò chuyện giữa con và mẹ, trong cuộc giao tiếp bao giờ cũng thể hiện sự thân mật và gần gũi. Câu thứ nhất từ đề nghị thể hiện sắc thái trang trọng, xã giao. Câu thứ 2 sử dụng ngôn ngữ phù hợp với văn cảnh, do vậy cách diễn đạt này hay hơn câu thứ nhất ( mẹ thưởng cho con một phần thưởng xứng đáng nhé). Như vậy trong văn cảnh ấy sử dụng từ Hán Việt đề nghị là không phù hợp.b. Từ nhi đồng có sắc thái trang trọng nên không phù hợp khi nói về trẻ em đang vui đùa ngoài sân. Như vậy cách diễn đạt thứ 2 (ngoài sân, trẻ em đang vui đùa) là cách diễn đạt phù hợp hơn.
3. Ghi nhớ
- Trong nhiều trường hợp người ta dùng từ Hán Việt để:
- Tạo sắc thái trang trọng, thể hiện thái độ tôn kính
- Tạo sắc thái tao nhã, tránh gây cảm giác thô tục, ghê sợ
- Tạo sắc thái cổ, phù hợp với không khí xã hội xa xưa.
- Khi nói hoặc viết, không nên lạm dụng từ Hán Việt, làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
Từ khóa » Giải Ngữ Văn 7 Trang 83
-
Bài 1 Trang 83 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1 | Soạn Bài Từ Hán Việt (tiếp Theo)
-
Giải Câu 2 – Luyện Tập (Trang 83 SGK Ngữ Văn 7 Tập 1)
-
Luyện Tập: Từ Hán Việt (tiếp Theo) Trang 83 SGK Văn 7, Nhận Xét Về ...
-
Soạn Văn Lớp 7 Bài Từ Hán Việt (tiếp Theo) (Ngắn Gọn)
-
Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 83 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2 Kết ...
-
Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Trang 83 SGK Ngữ Văn 7 Tập 2 Kết ...
-
Soạn Bài Từ Hán Việt (tiếp Theo) | Soạn Văn 7 Hay Nhất
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Từ Hán Việt (tiếp Theo) Sgk Ngữ Văn 7 Tập 1
-
Sống Chết Mặc Bay (trang 83 Sgk Ngữ Văn 7 Tập 2)
-
Giải Bài Tập Câu 4: (Trang 83 - SGK Ngữ Văn 7) - Lib24.Vn
-
Soạn Bài Củng Cố, Mở Rộng Trang 83 - Kết Nối Tri Thức 7 Ngữ Văn Lớp ...
-
Soạn Bài Từ Hán Việt (tiếp Theo) Trang 82 SGK Ngữ Văn Lớp 7 Tập 1
-
Soạn Bài Thực Hành Tiếng Việt Lớp 7 Trang 83 Tập 2 - Haylamdo
-
Soạn Bài Củng Cố Mở Rộng Trang 83, 84