Soạn Văn Lớp 7 - Bài Ca Côn Sơn (ngắn Nhất) - TopLoigiai
Có thể bạn quan tâm
Hướng dẫn Soạn bài Bài ca Côn Sơn ngắn nhất. Với bản soạn văn 7 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.
Mục lục nội dung Soạn bài: Bài ca Côn SơnKhái quát tác phẩmĐọc - HiểuLuyện tậpSoạn bài: Bài ca Côn Sơn
Khái quát tác phẩm
Đọc - Hiểu
Câu 1 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Côn sơn ca được viết bằng thể thơ lục bát, đặc điểm:
- Số câu: không hạn chế, nhưng tối thiểu phải có 1 cặp câu gồm 1 câu 6 chữ trước và câu sau 8 chữ
- Số chữ: một cặp lục bát (6 – 8) có 14 chữ.
- Hiệp vần: vần chân và vần lưng.
+ Chữ thứ 6 của câu sáu hiệp với chữ thứ 6 của câu 8 (vần lưng).
+ Chữ thứ 8 của câu tám hiệp với chữ thứ 6 của câu 6 tiếp theo (vần chân).
Câu 2 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
a. Nhân vật ta chính là nhà thơ.
b. Hình ảnh hiện lên là người gần gũi giao hòa với thiên nhiên cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên một cách tinh tế. Qua đó ta có thể thấy nhân vật ta có tâm hồn thanh cao phóng khoáng, không màng danh lợi.
c. Cách so sánh đó cho ta thấy nhân vật ta có một tâm hồn lạc quan yêu đời, sống hòa mình vào thiên nhiên, coi thiên nhiên như nhà của mình
Câu 3 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Côn Sơn được gợi lên qua các chi tiết sau: Suối chảy rì rầm, có đá rêu phơi, trong ghềnh thông mọc như nêm, có bóng trúc râm.Cảnh tượng Côn Sơn là cảnh thiên nhiên núi rừng nên thơ, trong lành khoáng đạt có sự dễ chịu với âm thanh của tiếng suối, có bóng râm của trúc che phủ.
Câu 4 (trang 80 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hình ảnh ta ngâm thơ nhàn cho thấy tâm hồn tức cảnh sinh tình của thi sĩ, đồng thời thấy được một hình nhân tài không vướng bận công danh chỉ muốn sống hòa mình vào thiên nhiên bình dị.Thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là người tìm đến nơi thiên nhiên rừng núi để ẩn mình nhưng vấn đau đáu vướng bận với vận mệnh quốc gia. Ông tìm đến thiên nhiên để tìm đến một sự yên bình trong tâm hồn, cho thấy ông có một tâm hồn thi sĩ thanh cao, rộng mở.
Câu 5 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Hiện tượng điệp từ trong đoạn thơ:
+ Điệp từ Côn Sơn: 2 lần
+ Điệp từ ta: điệp 5 lần
+ Điệp từ trong: 3 lần
+Điệp từ có: 2 lần
Tác dụng của phép điệp này đối với việc tạo nên giọng điệu bài thơ:
+ Khẳng định niềm vui khi nhắc tới vẻ đẹp trong lành, bình dị của Côn Sơn
+ Tâm hồn say đắm, giao hòa vs thiên nhiên của thi sĩ
Luyện tập
Câu 1 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
- Giống nhau:
+ Đều cho thấy tình yêu và sự hòa mình với thiên nhiên của 2 thi sĩ
+ Đều cảm nhận tiếng suối như âm thanh của nghệ thuật
- Khác nhau:
+ Nguyễn Trãi so sánh tiếng suối với tiếng đàn
+ Hồ Chí Minh so sánh tiếng suối với tiếng người hát
⇒ Phép so sánh của tác giả Hồ Chí Minh làm cho câu thơ cũng như khung cảnh thiên nhiên trong bài trở nên sinh động, ấm áp hơn vì có sự xuất hiện của âm thanh con người, âm thanh của sự sống. Còn phép so sánh của Nguyễn Trãi mang tính cổ điển hơn khi cảm nhận tiếng suối như tiếng đàn.
Câu 2 (trang 81 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):
Học thuộc bài thơ.
Các bài viết liên quan khác:
-
Tác giả - Tác phẩm: Bài ca Côn Sơn
-
Dàn ý phân tích bài Bài ca Côn Sơn
Từ khóa » Soạn Ngắn Bài Ca Côn Sơn
-
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn | Ngắn Nhất Soạn Văn 7
-
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn (Nguyễn Trãi) - Lớp 7
-
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn - Ngắn Gọn Nhất
-
Soạn Văn 7 Ngắn Nhất Bài: Bài Côn Sơn Ca
-
Hướng Dẫn Soạn Bài Ca Côn Sơn Siêu Nhanh - Kiến Guru
-
Soạn Bài Lớp 7: Bài Ca Côn Sơn
-
Bài Soạn Lớp 7: Bài Ca Côn Sơn - SoanVan.NET
-
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn (Côn Sơn Ca - Trích) Siêu Ngắn - Blog
-
Soạn Bài: Bài Ca Côn Sơn - Ngữ Văn 7 Tập 1
-
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn Của Nguyễn Trãi, Trang 78 SGK Ngữ Văn 7 ...
-
Sách Giải Văn - Soạn Văn Lớp 7 Bài Bài Ca Côn Sơn (Cực Ngắn)
-
Bài Ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi - Ngữ Văn 7 - HOC247
-
Bài Ca Côn Sơn | Soạn Văn Lớp 7 Ngắn Nhất - Học Thật Tốt
-
Soạn Bài Bài Ca Côn Sơn Siêu Ngắn