Soạn Văn Lớp 7: Qua Đèo Ngang | Ngữ Văn 7 Ngắn Nhất Tại TopLoigiai

Hướng dẫn Soạn bài Qua Đèo Ngang ngắn nhất. Với bản soạn văn 7 ngắn nhất này các bạn sẽ chuẩn bị bài trước khi đến lớp nhanh chóng và nắm vững nội dung tác phẩm cô đọng và dễ dàng nhất.

Mục lục nội dung Soạn bài Qua Đèo NgangKhái quát tác phẩmĐọc - Hiểu tác phẩmCâu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):Luyện tậpCác bài viết liên quan khác

Soạn bài Qua Đèo Ngang

Khái quát tác phẩm

Soạn văn lớp 7: Qua Đèo Ngang | Ngữ văn 7 ngắn nhất tại TopLoigiai

Đọc - Hiểu tác phẩm

Câu 1 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Bài thơ "Qua Đèo Ngang" được sáng tác theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật.

- Số câu: 1 bài thơ gồm 8 câu, mỗi câu thơ gồm 7 chữ 

- Cách gieo vần: gieo vần "a" ở các câu: 1,2,4,6,8: tà, hoa, nhà, gia, ta.

- Phép đối câu 3 đối câu 4: lom khom dưới núi tiều vài chú/ Lác đác bên sông chợ mấy nhà.

Đối câu 5 với câu 6: Nhớ nước đau lòng con quốc quốc/ Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.

Câu 2 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

- Cảnh tượng Đèo Ngang được miêu tả vào lúc chiều tà (khi trời chuẩn bị tối)

- Chiều tà là khoảng thời gian gợi buồn, việc miêu tả Đèo Ngang vào khoảng thời gian này trong ngày cho thấy tâm trạng buồn thương của tác giả khi bước tới Đèo Ngang. 

Câu 3 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh qua đèo Ngang được miêu tả gồm những chi tiết như:

- Không gian: Đèo Ngang hoang sơ, heo hút

- Thời gian: chiều tà

- Cảnh vật: chỉ có cỏ cây xen lá, đá chen hoa, heo hút, ít người qua lại

- Âm thanh: chỉ có tiếng kêu khắc khoải của con cuốc cuốc và cái gia gia

- Cuộc sống của con người: thưa thớt tiêu điều khi chỉ có vài chú tiều dưới núi, lác đác vài nhà bên sông.

- Các từ láy lác đác, lom khom  đã cho thấy con người xuất hiện đã ít ỏi còn nhỏ bé giữa không gian núi rừng rộng lớn. Từ láy quốc quốc, gia gia  cho thấy tiếng kêu khắc khoải vô vọng giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang.

Câu 4 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Cảnh tượng Đèo Ngang hiện lên qua lời thơ của Bà Huyện Thanh Quan đó là cảnh tượng của một không gian rộng lớn hoang vu, xơ xác tiêu điều và không có sự sống tấp nập của con người. Qua đó ta có thể thấy nỗi buồn man mác, nỗi nhớ nhà, nỗi cô đơn của tác giả.

Câu 5 (trang 103 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi qua Đèo Ngang đó là tâm trạng đượm buồn.Tâm trạng đó được thể hiện qua 2 hình thức trực tiếp và gián tiếp:

+ Trực tiếp: tiếng than thở “một mảnh tình riêng ta với ta” cho thấy sự cô đơn, nỗi buồn thầm lặng

+ Gián tiếp: thông qua tả âm thanh của con vật- Âm thanh của con quốc quốc: đây là cách sử dụng từ đồng âm với từ quốc trong quốc gia, đất nước. Chứng kiến cảnh tượng hoang vắng, tiêu điều ở Đèo

Ngang, bà Huyện Thanh Quan nhớ lại thời hưng thịnh của đất nước, khi triều đình còn thịnh trị và chưa dời đô vào xứ Huế.

- Âm thanh của con gia gia, cũng là từ đồng âm với từ gia đình. Trước khung cảnh hoang vắng xơ xác của Đèo Ngang, bà Huyện bỗng nhớ về mái ấm gia đình, cảnh sum họp, đoàn viên.

Câu 6 (trang 104 sgk Ngữ Văn 7 Tập 1):

Một mảnh tình riêng  giữa không gian rộng lớn của Đèo Ngang mang nỗi buồn sâu sắc hơn mảnh tình riêng trong không gian chật hẹp. Bởi giữa không gian bao la, con người càng trở nên nhỏ bé, nỗi cô đơn, hiu quạnh trong lòng người càng tăng lên. Không gian rộng lớn của Đèo Ngang đã khiến tác giả cảm thấy cô đơn và buồn thầm lặng hơn.

Luyện tập

1. Hàm nghĩa của cụm "ta với ta" là: Không có ai khác ngoài nhân vật trữ tình là tác giả. Sử dụng cụm từ này để nhấn mạnh nỗi niềm cô đơn, không biết chia sẻ, giãi bày, tâm sự cùng ai. 

2. Học thuộc lòng bài thơ

Các bài viết liên quan khác

  • Tác giả - Tác phẩm: Qua Đèo Ngang 

  • Dàn ý phân tích bài Qua Đèo Ngang

Từ khóa » Bước Qua đèo Ngang Soạn Bài