Soạn Vật Lí 7 Bài 21: Sơ đồ Mạch điện - Chiều Dòng điện SGK

Nội dung bài viết

  1. Giải bài tập Vật lý 7 Bài 21
    1. Bài C1 trang 58 SGK Vật Lý 7
    2. Bài C2 trang 58 SGK Vật Lý lớp 7
    3. Bài C3 trang 58 Vật Lý 7
    4. Bài C4 trang 59 Vật Lý 7 SGK
    5. Bài C5 trang 59 Vật Lý 7
    6. Bài C6 (trang 59 Vật Lý SGK 7)
  2. Lý thuyết Bài 21 Vật Lý 7

Dưới đây là phần hướng dẫn giải Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện SGK Vật lí 7 được chia sẻ miễn phí, hỗ trợ các em ôn luyện hiệu quả. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. 

Giải bài tập Vật lý 7 Bài 21

Bài C1 trang 58 SGK Vật Lý 7

Giải vật lý 7 SGK

Sử dụng các kí hiệu trên đây, hãy vẽ sơ đồ cho mạch điện hình 19.3 theo đúng vị trí các bộ phận mạch điện như trên hình này

Giải vật lí 7

Lời giải:

Trên mạch điện có: một công tắc K đang mở, một bóng đèn và nguồn điện gồm hai pin mắc nối tiếp.

Sơ đồ mạch điện được thể hiện như hình vẽ sau:

Vật lí 7 SGK Bài 21

Bài C2 trang 58 SGK Vật Lý lớp 7

Hãy vẽ một sơ đồ khác so với sơ đồ đã cho ở câu C1 bằng cách thay đổi vị trí các kí hiệu trong sơ đồ này

Lời giải:

Một trong các phương án sau:

Gaiir bài tập vật lý 7 sgk

Bài C3 trang 58 Vật Lý 7

Mắc mạch điện theo đúng sơ đồ đã vẽ ở câu C2, tiến hành kiểm tra và đóng công tắc để đảm bảo mạch điện kín và đèn sáng.

Lời giải:

Học sinh mắc mạch điện như câu C2 để kiểm tra:

Giải bài tập vật lý 7

Bài này là một trong các bài thực hành, nếu lớp không có thiết bị thực hành trực quan thì học sinh không cần làm.

Bài C4 trang 59 Vật Lý 7 SGK

Xem hình 20.4 và so sánh chiều quy ước của dòng điện với chiều dịch chuyển có hướng của các electron tự do trong dây dẫn kim loại.

Giải Vật lý 7

Lời giải:

Chiều của dòng điện theo quy ước ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn trong dây dẫn kim loại.

 

Vật lí 7 Bài 21

Bài C5 trang 59 Vật Lý 7

Hãy dùng mũi tên như trong sơ đồ mạch điện hình 21.1a để biểu diễn chiều dòng điện trong các sơ đồ mạch điện hình 21.1b, c, d.

Giải vật lí 7 SGK bài 21

Lời giải:

Chú ý:

Mạch điện kín các êlectrôn dịch chuyển trong dây kim loại từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.

Chiều dòng điện trong dây kim loại ngược chiều với chiều dịch chuyển của các êlectrôn.

Từ chú ý trên, biểu diễn chiều dòng điện như trên sơ đồ sau:

Vật lí 7

Bài C6 (trang 59 Vật Lý SGK 7)

Hãy tìm hiểu cấu tạo và hoạt động của chiếc đèn pin dạng ống tròn, vỏ nhựa thường dùng (hình 21.2).

Giải bài tập Vật lí 7 SGK

a. Nguồn điện của đèn gồm mấy chiếc pin? Kí hiệu nào cho trong bảng trên đây tương ứng với nguồn điện này? Thông thường, cực dương của nguồn điện lắp ở phía đầu hay phía cuối của đèn pin?

b. Hãy vẽ sơ đồ mạch điện của đèn pin và dùng mũi tên kí hiệu chiều dòng điện chạy trong mạch điện này khi công tắc đóng.

Lời giải:

a. Nguồn điện của đèn gồm 2 pin.

+ Kí hiệu của nguồn điện này là:

Giải Vật lí 7 SGK bài 21

+ Thông thường cực dương của nguồn điện được lắp về phía đầu của đèn (về phía bóng đèn).

b. Một trong các sơ đồ có thể là:

Vật lí 7 Bài 21 SGK

Lý thuyết Bài 21 Vật Lý 7

1.Sơ đồ mạch điện

Vật lý 7 bài 21

- Hình 1.1 biểu diễn sơ đồ mạch điện đơn giản chỉ có một bóng đèn, một pin và dây nối trong thực thế. Mũi tên chỉ chiều chuyển động của các electron. Nếu ta biểu diễn mạch điện trong đó có các thiết bị dùng điện cũng vẽ giống như trong thực tế thì quá rườm rà và mất thời gian.

- Để mô tả đơn giản các mạch điện và mắc mạch điện theo đúng yêu cầu, người ta sử dụng các kí hiệu biểu thị các bộ phận của mạch điện để vẽ sơ đồ cho mạch điện.

- Một số bộ phận của mạch điện được biểu diễn trong bảng sau

Giải bài 21 Vật lý 7

2. Chiều dòng điện

Quy ước: Chiều dòng điện là chiều đi từ cực dương qua vật dẫn về cực âm của nguồn điện.

Hình vẽ 1.2: Một mạch điện gồm 1 bóng đèn, 1 nguồn và 1 công tắc có chiều mũi tên chỉ chiều của dòng điện.

Giải bài 21 Vật lí 7 SGK

Lưu ý:

+ Chiều chuyển động của các electron ngược với chiều của dòng điện theo quy ước.

+ Dòng điện cung cấp bởi pin và acquy có chiều không thay đổi được gọi là dòng điện một chiều.

+ Dòng điện chạy trong mạch điện gia đình là dòng điện xoay chiều. Mỗi lỗ của ổ lấy điện lúc là cực dương, lúc là cực âm và cứ thế thay đổi luân phiên.

+ Các vật tiêu thụ điện được nối với nhau tạo thành một dãy liên tiếp ta nói các vật đó được mắc nối tiếp với nhau (hình 1.3).

+ Nếu các điểm đầu của các vật tiêu thụ điện được nối với nhau và các điểm cuối của chúng cũng được nối với nhau tạo thành nhiều nhánh, ta nói các vật đó được mắc song song với nhau (hình 1.4).

Vật lí 7 SGK Bài 21

►CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải Vật lí 7 Bài 21: Sơ đồ mạch điện - Chiều dòng điện file pdf hoàn toàn miễn phí!

Từ khóa » Các Sơ đồ Mạch điện Vật Lý 7