Soạn VNEN Siêu Ngắn Bài: Đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình

  • A. Hoạt động khởi động
  • B. Hoạt động hình thành kiến thức
  • C. Hoạt động luyện tập
  • D. Hoạt động vận dụng
  • E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

A. Hoạt động khởi động

Xung đột và chiến tranh vẫn hằng ngày diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khu vực trên thế giới. Em biết gì về điều này?...

Trả lời:

Hiện nay, trên thế giới vẫn có nhiều nơi diễn ra xung đột và chiến tranh như: Syria, Iraq, Trung Phi, Lybia... và đã cướp đi tính mạng của nhiều người, làm cạn kiệt tài nguyên, kinh tế và hủy hoại môi trường. Do đó, chúng ta cần lên án và bảo vệ hòa bình, để mọi người được sống ấm no, hạnh phúc.

B. Hoạt động hình thành kiến thức

2. Tìm hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

a. Hoàn thành bảng sau vào vở để khái quát nội dung chính của từng phần trong văn bản: (sgk)

b. Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống...

c. Hoàn thành những thông tin trong bảng sau (vào vở)...

d. Những chứng cứ nào cho thấy chiến tranh hạt nhân...

e. Từ những hiểm họa của chiến tranh hạt nhân, nhiệm vụ đặt ra cho thế giới...

g. Chỉ ra giá trị nghệ thuật của văn bản

Trả lời:

a. Hoàn thành bảng:

  • Phần 1: Nguy cơ của chiến tranh hạt nhân
  • Phần 2: Cuộc chạy đua vũ trang làm mất đi khả năng con người được sống tốt đẹp hơn
  • Phần 3: Chiến tranh hạt nhân đi ngược lại lí trí con người, phản lại sự tiến hóa
  • Phần 4: Nhiệm vụ ngăn chặn chiến tranh hạt nhân

b. Khi nói về nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đe dọa loài người và sự sống trên Trái Đất, tác giả sử dụng phương pháp lập luận chứng minh, đưa ra các mốc thời gian và con số như: ngày 8 - 8 – 1986, hơn 50 000 đầu đạn hạt nhân được bố trí khắp hành tinh hay mỗi người dân đang ngồi trên 4 tấn thuốc nổ...

c. Hoàn thành thông tin vào bảng như sau:

  • 100 máy bay ném bom B1B + 7000 tên lửa = giải quyết cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ.
  • 10 chiếc tàu sân bay = chương trình phòng bệnh sốt rét cho hơn 1 tỉ người trong 14 năm + cứu hơn 14 triệu trẻ em châu Phi.
  • 149 tên lửa MX = lo cho 575 triệu người thiếu dinh dưỡng.
  • 27 tên lửa MX = tiền nông cụ cho các nước nghèo
  • 2 tàu ngầm mang vũ khí hạt nhân = tiền xóa nạn mù chữ toàn thế giới.

d. Chứng cứ cho thấy chiến tranh hạt nhân “không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên”:

  • Quá trình tiến hóa của sự sống: hàng trăm triệu năm => Rất lâu dài
  • Chiến tranh hạt nhân nổ ra: Đẩy lùi sự tiến hóa về điểm xuất phát => Hủy diệt thành quả nhanh chóng.

e. Nhiệm vụ của thế giới: Lên tiếng ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Đấu tranh cho hòa bình.

Lời đề nghị của tác giả cuối văn bản nhằm kêu gọi mọi người giữ gìn thành quả của nhân loại, lên án các thế lực hiếu chiến.

g. Nghệ thuật của văn bản:

  • Lập luận chặt chẽ
  • Chứng cứ phong phú, xác thực, cụ thể
  • Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục.

3. Các phương châm hội thoại (tiếp theo)

a. Phương châm quan hệ 

(1) Trong tiếng Việt có thành ngữ “ông nói gà, bà nói vịt”....

(2) Hoàn thành thông tin sau vào vở: Khi giao tiếp cần nói (…), tránh nói lạc đề.

Trả lời:

(1) Thành ngữ chỉ tình huống hội thoại mỗi người một kiểu, không thống nhất. Nếu cứ xảy ra nhưng tình huống hội thoại như vậy thì cuộc trò chuyện sẽ lạc đề, hiểu sai ý nhau.

(2) Khi giao tiếp cần nói đúng đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề.

b. Phương châm cách thức

(1) Trong tiếng Việt có một số thành ngữ như: dây cà ra dây muống, vòng vo Tam Quốc, ...

(2) Cách nói này có giúp cho giao tiếp đạt kết quả như mong muốn không? Vì sao?

(3) Hoàn thành thông tin sau vào vở: Khi giao tiếp cần chú ý nói (…), (…); tránh nói mơ hồ, dài dòng.

Trả lời:

(1) Những thành ngữ dùng để chỉ cách nói dài dòng, rườm rà, không rõ ràng, mạch lạc...

(2) Cách nói này không giúp giao tiếp có kết quả vì lan man, dài dòng, khó hiểu.

(3) Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, mạch lạc, tránh nói mơ hồ, dài dòng.

c. Phương châm lịch sự

(1) Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam có một số câu như: ....

(2) Hoàn thành bảng thông tin sau vào vở: Khi giao tiếp cần (…); tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.

Trả lời:

(1) Ông cha ta muốn khuyên bảo cần biết tế nhị, khiêm tốn và lịch sự khi giao tiếp.

(2) Khi giao tiếp cần tế nhị; tránh cách nói thiếu lịch sự, coi thường người khác.

4. Sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

a. Đọc văn bản CÂY CHUỐI TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM và thực hiện yêu cầu: (sgk)

b. Chỉ ra những yếu tố miêu tả trong đoạn trích sau và nhận xét về tác dụng của chúng.

c. Từ những kết quả của bài tập trên, em hãy cho biết: .....

Trả lời:

a. 

  • (1) Nhan đề: Khái quát hai nội dung chủ yếu của văn bản thuyết minh là đặc điểm và tác dụng cây chuối.
  • (2) Câu văn có yếu tố miêu tả: Đi khắp Việt Nam, nơi đâu ta cũng gặp... đến núi rừng.
  • (3) Trong bài thuyết minh, yếu tố miêu tả giúp đối tượng hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm, dễ nhận.

b. Câu văn có yếu tố miêu tả trong đoạn trích như:

  • Gốc chuối tròn như đầu người, ...
  • Thân chuối mềm vươn lên như những cột trụ nhẵn bóng, ...
  • Chuối mọc thành rừng bạn ngàn vô tận. Chuối phát triển rất nhanh, ...

c. Văn bản thuyết minh có thể sử dụng yếu tố miêu tả ở mức độ vừa phải để giúp đối tượng thuyết minh hiện lên cụ thể, gần gũi, dễ cảm nhận hoặc nổi bật, gây ấn tượng.

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập đọc hiểu văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

a. Hãy chọn một vấn đề tâm đắc nhất trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình...

b. Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện luận điểm và hệ thống luận cứ...

Trả lời:

a. Vấn đề tâm đắc trong văn bản Đấu tranh cho một thế giới hòa bình là nhiệm vụ chặn đứng nguy cơ chiến tranh hạt nhân, bảo vệ hòa bình. Bởi hòa bình chính là cái mà con người ta luôn hướng đến, là một cuộc sống cùng nhau phát triển, hướng tới những giá trị tốt đẹp cho toàn nhân loại. Thế nhưng, hòa bình không thể đạt được qua bạo lực, nó chỉ có thể đạt được qua sự thông hiểu, do đó cần lên án để bảo vệ hòa bình.

b. Vẽ sơ đồ tư duy:

Soạn VNEN siêu ngắn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

2. Luyện tập về phương châm hội thoại

a. Trong mỗi ví dụ sau, phương châm hội thoại nào không được tuân thủ? Lí giải rõ điều đó.

b. Giải thích nghĩa của các thành ngữ sau và cho biết mỗi thành ngữ...

c. Dựa vào những phương châm hội thoại đã học để giải thích vì sao ...

Trả lời:

a. 

  • Ví dụ 1: vi phạm phương châm quan hệ vì hai người giao tiếp không hiểu nhau
  • Ví dụ 2: vi phạm phương châm lịch sự vì tên cai lên không tôn trọng chị Dậu

b. Ý nghĩa câu thành ngữ:

  • Nói băm nói bổ: nói xỉa xói, thô bạo (phương châm lịch sự)
  • Nói như dấm vào tai: nói khó nghe, khó tiếp thu (Phương châm lịch sự)
  • Nửa úp nửa mở: nói mập mờ không rõ ràng (Phương châm cách thức).
  • Mồm loa mép giãi: nói ngoa ngoắt, đanh đá (Phương châm lịch sự).
  • Đánh trống lảng: lảng ra, né tránh (Phương châm quan hệ).

c. Người nói đôi khi phải dùng cách diễn đạt như vậy để muốn hỏi cùng một vấn đề đang trao đổi, để rào trước đón sau tránh gây mất lòng người nghe...

3. Luyện tập sử dụng yếu tố miêu tả trong văn bản thuyết minh

a. Đọc đoạn trích sau và liệt kê những thông tin chính về đối tượng được nói tới.

b. Từ những thông tin chính đã liệt kê trên đây, hãy viết thành đoạn văn thuyết minh...

c. Trao đổi với bạn và nhận xét về tác dụng của những yếu tố miêu tả đã sử dụng trong đoạn văn.

d. Rút ra một số lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong bài văn thuyết minh...

Trả lời:

a. Những thông tin chính về đối tượng: giống hoa, điều kiện sinh sống, đặc điểm, giá trị và lợi ích.

b. Đoạn văn thuyết minh có sử dụng yếu tố miêu tả:

Sen là loài cây thân rễ, mọc trong các lớp bùn ở ao, hồ, sông, ngòi… Một cây hoa sen thông thường có thể cao tới 1,5m. Chiếc lá sen to và tròn như chiếc nón vành màu xanh nổi trên mặt nước. Cuống là hình trụ dài hơn 1m, xốp rỗng, có những chiếc gai nhỏ li ti bám chặt xung quanh. Cánh hoa sen có màu hồng phớt hoặc màu trắng tùy vào loại sen....

c. Tác dụng của yếu tố miêu tả đã sử dụng trong đoạn văn là giúp người đọc dễ hình dung ra đặc điểm của cây hoa sen.

d. Lưu ý về cách sử dụng yếu tố miêu tả trong vài văn thuyết minh:

  • Trong bài văn thuyết minh có thể kết hợp sử dụng yếu tố miêu tả.
  • Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nếu không sẽ làm lu mờ nội dung được thuyết minh trong bài.

D. Hoạt động vận dụng

1. Đọc/ xem 1-2 tài liệu ( bài viết, tranh ảnh…) trên các phương tiện thông tin đại chúng về hậu quả của chiến tranh,....

2. Hệ thống lại bằng sơ đồ những đặc điểm của 5 phương châm hội thoại đã học

Trả lời:

1. Ví dụ bài viết về vụ Mĩ ném bom nguyên tử thành phố Hiroshima, Nhật Bản:

  • Mĩ ném bóm nguyên tử vào ngày 6/8/1945.
  • Qủa bom nặng 4.400 kg đã phát nổ ở độ cao 609,6 m
  • San phẳng 13 km2 thành phố chỉ trong trong vài giây và có đến 140.000 người thiệt mạng.

2. Sơ đồ đặc điểm 5 phương châm hội thoại:

Soạn VNEN siêu ngắn bài: Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

E. Hoạt động tìm tòi, mở rộng

Từ khóa » đấu Tranh Cho Một Thế Giới Hòa Bình Vnen