Soát Xét Báo Cáo Tài Chính Là Gì ? - KIỂM TOÁN PHƯƠNG NAM

Soát xét báo cáo tài chính là gì ?

      Soát xét báo cáo tài chính là hoạt động nhằm đưa ra ý kiến kết luận là không (hoặc có) phát hiện ra sự kiện trọng yếu nào làm cho kiểm toán viên cho rằng báo cáo tài chính không được lập phù hợp với chuẩn mực kế toán Việt Nam (hoặc chuẩn mực kế toán được chấp nhận), xét trên mọi khía cạnh trọng yếu. Soát xét báo cáo tài chính không yêu cầu kế toán phải hiểu rõ về kiểm soát nội bộ, tiếp cận với rủi ro gian lận hay bất cứ một quy trình kiểm toán nào. Do đó, một báo cáo soát xét không thể cung cấp đầy đủ bằng chứng hay thông tin như một báo cáo kiểm toán.

      Chi phí cần cho soát xét báo cáo tài chính thấp hơn chi phí kiểm toán. Vì vậy báo cáo soát xét thường được sử dụng nhằm tiết kiệm chi phí khi kiểm toán toàn bộ.

      Khi soát xét báo cáo tài chính, bộ phận quản lý chịu trách nhiệm lập và trình bày báo cáo tài chính của đơn vị, kế toán phải có đủ trình độ, hiểu biết về cả ngành nghề kịnh doanh cũng như đơn vị mình để thực hiện soát xét.

      Dưới đây là quy trình kế toán thực hiện soát xét báo cáo tài chính. Quy trình này tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực có nguy cơ xảy ra sai sót trọng yếu:

  • Thực hiện phân tích chỉ số so sánh với kỳ trước đó, kỳ dự báo cũng như kết quả toàn ngành.
  • Xem xét tính nhất quán.
  • Thủ tục ghi nhận giao dịch kế toán.
  • Xem xét các trường hợp bất thường hoặc phức tạp có thể ảnh hưởng đến kết quả báo cáo.
  • Xem xét các giao dịch quan trọng phát sinh gần cuối kỳ kế toán.
  • Xem xét bổ sung các câu hỏi nảy sinh trong đợt soát xét trước.
  • Xem xét các sự kiện trọng yếu phát sinh sau ngày lập báo cáo tài chính.
  • Xem xét các bút toán quan trọng.
  • Xem xét nhận định từ các cơ quan quản lý.
  • Kiểm tra báo cáo tài chính xem có phù hợp với khuôn khổ báo cáo tài chính.
  • Soát xét báo cáo quản trị do kế toán soát xét hoặc kiểm toán từ kỳ trước.

Ngoài ra còn một số đối tượng cụ thể sau:

  • Tiền mặt.
  • Phải thu khách hàng.
  •  Hàng tồn kho.
  •  Đầu tư.
  •  Tài sản cố định.
  •  Tài sản vô hình.
  •  Notes payable and accrued expenses.
  •  Nợ phải trả dài hạn.
  •  Contingencies and commitments.
  •  Nguồn vốn.
  •  Doanh thu và chi phí.

         Nếu kế toán cho rằng báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, cần thực hiện quy trình bổ sung, thu thập bằng chứng để tránh việc phải chỉnh sửa báo cáo. Nếu báo cáo thật sự có sai sót trọng yếu, kế toán phải lựa chọn giữa việc giải trình sai sót đó trong báo cáo đi kèm với báo cáo tài chính, hoặc rút khỏi công việc soát xét.

Từ khóa » Soát Xét Các Thông Tin Tài Chính Quá Khứ Nhằm Mục đích Gì