Sóc đất Giá Bao Nhiêu? Cách Nuôi Sóc đất Và Phòng Bệnh

Phong trào nuôi sóc đất đang khá thịnh hành thời gian gần đây. Loài vật này khá thông minh, dễ thương và biết nịnh nọt chủ nhân. Nếu bạn nuôi sóc đất từ nhỏ, chúng sẽ rất quấn người, không quậy phá hay chạy lung tung. Hơn nữa, nuôi sóc đất cũng không quá khó. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn đọc những kinh nghiệm cơ bản nhất khi nuôi sóc đất từ nhỏ tới khi trưởng thành.

Mục lục

Toggle
  • Giới thiệu sóc đất
  • Kinh nghiệm nuôi sóc đất chi tiết
    • Sóc đất con
    • Sóc đất trưởng thành
  • Phòng bệnh cho sóc đất
    • Viêm phổi
    • Hạ đường huyết
    • Trướng bụng
  • Sóc đất giá bao nhiêu?

Giới thiệu sóc đất

Sóc đất là loài gặm nhấm, chúng thường sống trong lòng đất và cả trên mặt đất. Chiều cao của chúng nằm trong khoảng trung bình nếu so trong họ gặm nhấm của mình. Ngoài tự nhiên, sóc đất có thể được phát hiện ở những khu vực có không gian mở như cánh đồng, các mỏm đá, sườn đồi,… Sóc đất cũng sống hòa nhập với con người ở môi trường nhân tạo như tại các công viên, nghĩa trang, đồng cỏ,…

Sóc đất có điểm đặc biệt là có thể đứng thẳng hai chân sau mỗi khi chúng cảm giác có sự nguy hiểm đang rình rập hoặc cần quan sát. Khả năng báo hiệu nguy hiểm với đồng loại của sóc đất được thể hiện bằng cách vuốt ngực và phát ra âm thanh vang vọng.

Sóc đất

Kinh nghiệm nuôi sóc đất chi tiết

Như đã nói ở trên, cơ bản sóc đất là loài gặm nhấm ăn tạp nên chúng có thể tiếp nhận nhiều loại thức ăn khác nhau từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, giữa sóc đất con và trưởng thành cũng có những đòi hỏi khác nhau về cách chăm sóc.

Sóc đất con

  • Sóc đất con từ 1 tới 2 tháng tuổi chủ yếu ăn sữa không đường, tránh dùng sữa có đường vì có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa còn yếu của chúng.
  • Từ 2 tháng tuổi, chúng ta có thể cho sóc ăn dặm thêm bột ăn dặm của trẻ em và chia thành nhiều bữa trong ngày.
  • Khi được 3 tháng tuổi, sóc đất có thể ăn được nhiều loại hạt và trái cây không mùi. Lúc này, chúng ta nên giảm bớt khẩu phần sữa hàng ngày và thay thế bằng nước lọc.

Tham khảo thêm: Sóc đất ăn gì? Cách nuôi sóc đất không bị chết đúng cách

Sóc con khi ăn xong nên cho chúng đứng thẳng và dùng bông ướt kích thích khu sinh dục để chúng dễ tiêu hóa và vệ sinh. Mỗi ngày nên cho chúng tắm nắng vào sáng sớm, duy trì khoảng 20 phút là được.

Khi sóc đất được 2 tuần tuổi, chúng ta có thể bắt đầu tắm cho chúng. Khi tắm cần dùng nước ấm, có thể pha thêm sữa tắm của trẻ em để đỡ hôi. Lưu ý, cần tắm cho sóc con nhanh nhất có thể, sau đó lau thật khô để tránh cho chúng bị cảm lạnh.

Sóc đất trưởng thành

Sóc đất khi đã trưởng thành nên nuôi trong lồng có diện tích lớn, chiều cao tối thiểu 1m và chiều rộng khoảng 50cm. Trong lồng cần có các cành cây lớn, nhiều chạc giúp sóc leo trèo và đùa nghịch. Bổ sung thêm bất kỳ vật liệu nào giúp sóc có thể xây tổ như rơm khô, giỏ tre,… Không chỉ các loại hạt và trái cây thông thường, sóc đất trưởng thành cũng rất ưa thích các loại động vật nhỏ như cào cào, châu chấu, sâu,….cùng lượng nước cần thiết.

Sóc đất

Nếu bạn nuôi sóc để sinh sản thì khi sóc mẹ mang thai được 2 tháng thì sẽ có sự thay đổi rất rõ ràng ở đầu vú, bụng. Lúc này, chúng rất ghét bị chạm vào phần bụng và trở nên khó tính hơn. Một tuần trước khi sinh, sóc đất mẹ khá hung dữ và không cho sóc bố vào tổ. Lúc này, bạn nên cách lý sóc đực ra khỏi lồng. Lúc sắp sinh, sóc cái sẽ có biểu hiện thở mạnh, di chuyển nặng nề và mệt mỏi. Vì thế, bạn nên bổ sung thêm thức ăn để tăng cường lượng đạm cho chúng. Sóc con khi trào đời có thể được tách mẹ sau nửa tháng. Trong khoảng thời gian này, bạn cần giành nhiều thời gian hơn với lồng sóc của mình.

Phòng bệnh cho sóc đất

Sóc đất không giống như nhiều thú nuôi khác vì chúng vẫn giữ nhiều đặc tính hoang dã. Vì thế, nếu muốn nuôi loài vật này, bạn nên bắt đầu nuôi chúng ngày từ khi mới tách mẹ. Sóc đất khi đã trưởng thành rất khó thuần hóa bởi chúng thích sống theo đàn và rất hung dữ. Trong suốt quá trình chăm sóc loài vật này, bạn nên lưu ý để phòng tránh những căn bệnh sau.

Viêm phổi

Nếu cho sóc đất uống quá nhiều sữa trong một thời gian ngắn có thể khiến chúng bị viêm phổi. Sữa có thể tràn qua mũi vào phổi khiến sóc thở ra bong bóng. Lúc này, bạn hãy chúi đầu chúng xuống để sữa chảy bớt ra ngoài.

Hạ đường huyết

Biểu hiện của hạ đường huyết ở sóc đất là ngửa đầu, hành động mệt mỏi do thiếu đường trong máu. Chúng ta chỉ cần bổ sung ngay lập tức một ít mật ong hoặc các loại thạch trái cây để gia tăng lượng đường cần thiết cho chúng là được.

Trướng bụng

Khi bạn cho sóc ăn thức ăn lạ hoặc ăn quá nhiều có thể là chúng bị trướng bụng. Lúc này bạn nên xoa bóp phần bụng cho chúng, ngâm nửa người sóc vào nước ấm đồng thời dừng cho ăn uống. Thực hiện vài phút hành động này có thể giúp sóc đất hắt hơi, đi ngoài nhanh hơn và giảm trướng bụng.

Sóc đất

Sóc đất giá bao nhiêu?

Sóc đất hiện nay có giá không quá đắt. Bất kỳ ai cũng có thể dễ dàng lựa chọn được một bé sóc ưng ý cho riêng mình. Trong đó, giá sóc đất phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

  • Sóc đất chưa mở mắt có giá giao động từ 200.000 đến 250.000 đồng/ con
  • Sóc đất mới mở mắt vài ngày có giá từ 250.000 đến 300.000 đồng/ con.
  • Sóc đất trưởng thành có giá cao, từ 500.000 đến 1.000.000 đồng/ con.

Ngoài mức giá chung mà chúng tôi vừa đưa ra, mức giá cũng phụ thuộc vào độ đẹp của từng con. Tiêu chí đánh giá sóc đất cũng khá nhiều, trong đó có bộ lông mượt, thân hình mập mạp, mắt lanh lợi với chiếc đuôi dài. Vì thế, mức giá đề xuất bên trên vẫn có thể thay đổi cho cùng tuổi của một chú sóc đất.

Bạn sẽ phải vất vả hơn khi nuôi sóc đất từ nhỏ nhưng chúng sẽ bệnh và quấn quýt với bạn nhiều hơn. Trong khi đó, sóc trưởng thành rất hay lạ chủ nên mất nhiều thời gian để làm quen. Nếu bạn là người nuôi sóc đất lần đầu thì không nên nuôi sóc chưa mở mắt vì rất khó nuôi.

Hy vọng, những chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm khi nuôi sóc đất. Chúc các bạn lựa chọn được chú sóc đẹp và ưng ý nhất!

4.7/5 - (3 bình chọn)

Từ khóa » Sóc đất Mua ở đâu