SỐC ĐIỆN NGOÀI LỒNG NGỰC

Tham khảo
  • Đăng nhập
  • Trang chủ
  • Trang chính
  • PHÁC ĐỒ
  • PHÁC ĐỒ CẤP CỨU
  • SỐC ĐIỆN NGOÀI LỒNG NGỰC
  • Chưa có bài viết con
  • Duyệt bài viết trong mức này »
  • Bài viết mới kế SỐC ĐIỆN NGOÀI LỒNG NGỰC Bài viết mới bên dưới SỐC ĐIỆN NGOÀI LỒNG NGỰC
  • SỐC ĐIỆN NGOÀI LỒNG NGỰC soc-dien-ngoai-long-nguc
  • Đính kèm
  • Thay đổi
  • Xem nguồn
  • Xem
1. Đại cương
  • Sốc điện là dùng máy sốc điện phóng dòng điện 1 chiều có điện thế lớn trong thời gian rất ngắn (0,1 giây) phóng qua tim làm khử cực toàn bộ cơ tim, tạo điều kiện cho nút xoang trở lại vai trò chủ nhịp.

  • Có hai loại sốc điện:

    • Sốc điện phá rung: phóng dòng điện ở bất kỳ chu chuyển tim (không đồng bộ)

    • Sốc điện chuyển nhịp: phóng dòng điện đồng bộ với phức bộ QRS (vào sóng R hoặc sóng S nếu không có sóng R, để tránh sóng T)

2. Các loại máy sốc điện
  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực điều khiển bằng tay

  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực tự động

  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực bán tự động

  • Máy sốc điện với điện cực áp vào tim khi phẫu thuật tim hở

  • Máy sốc điện chuyển nhịp - phá rung cấy được vào cơ thể (Implantable Cardioverter Defibrillator)

  • Áo shock điện ngoài lồng ngực

  • Máy sốc điện ngoài lồng ngực vừa có chế độ điều khiển bằng tay (manual defibrillator) và tự động (automated external defibrillator: AED) với dạng sóng 2 pha thường được sử dụng ở khoa cấp cứu. Độ lớn của bản điện cực:

    • Người lớn: đường kính 10 – 13 cm

    • Trẻ em > 10 kg: đường kính 8 cm

    • Trẻ em < 10 kg: đường kính 4,5 cm.

Sốc điện 1 pha Sốc điện 2 pha
Cần mức năng lượng cao hơn Cần mức năng lượng thấp hơn
Hiệu quả sau lần sốc đầu tiên thấp hơn Hiệu quả cao sau lần sốc đầu tiên
Tổn thương cơ tim và da cơ nhiều hơn do cần năng lượng sốc cao hơn Tổn thương cơ tim và da cơ thấp hơn do cần năng lượng sốc thấp hơn
3. Cơ chế sinh lý của sốc điện
  • Đối với các loại nhịp nhanh do vòng vào lại: mức năng lượng lớn của dòng điện sốc sẽ làm khử cực toàn bộ cơ tim, làm các tế bào cơ tim rơi vào thời kỳ trơ  cắt vòng vào lại.

  • Đối với rung nhĩ, rung thất (do rất nhiều vòng vào lại loại nhỏ, bền vững): có một số thuyết giải thích, nhưng cơ chế thực sự chưa rõ.

4. Chỉ định

4.1 Sốc điện cấp cứu: cần thực hiện nhanh chóng, không cần gây mê

  • Rung thất/nhanh thất vô mạch: sốc điện không đồng bộ càng sớm càng tốt, mức năng lượng: 1 pha: 360J, 2 pha: 120-200J (sốc lần đầu thất bại, nên tăng mức năng lượng ở các lần sốc sau), trẻ em: lần đầu 2J/kg, lần sau 4J/kg

  • Lưu ý những trường hợp không có chỉ định sốc điện, bao gồm: vô tâm thu, nhịp tự thất, hoạt động điện vô mạch (Tuyệt đối không cấn nút "Sync" do không có sóng R nên dòng điện sẽ tích ở tụ điện không phóng ra)

  • Rối loạn nhịp nhanh (trừ nhanh xoang) như nhịp nhanh trên thất do vòng vào lại, rung nhĩ, cuồng nhĩ, nhịp nhanh nhĩ, nhịp nhanh thất) có rối loạn huyết động: sốc điện đồng bộ.

1.png
Rối loạn nhịp nhanh Máy 2 pha Máy 1 pha
Cuồng nhĩ 50-100 J 200 J
Rung nhĩ 70-100 J 200 J
Nhịp nhanh trên thất 100 J 200 J
Nhịp nhanh thất 100 J 200 J

4.2 Sốc điện có chuẩn bị

  • Các rối loạn nhịp nhanh (trừ nhanh xoang) chưa có rối loạn huyết động không đáp ứng với các biện pháp điều trị khác như thủ thuật cường phế vị, thuốc chống loạn nhịp. Cần gây mê ngắn khi sốc điện.

  • Phương thức: sốc điện đồng bộ, mức năng lượng thường thấp 50-100J (2 pha)

5. Các bước tiến hành

  • Đặt các bản điện cực trên thành ngực người bệnh, kết nối dây dẫn các điện cực với monitoring. Lựa chọn phương thức sốc điện và năng lượng sốc.

  • Thoa kem dẫn điện đầy đủ, lực ép trên thành ngực phải đủ đảm bảo tiếp xúc tốt với da người bệnh tránh sinh nhiệt quá mức gây phỏng da.

  • Không để phần da trần của người bệnh tiếp xúc với các vật kim loại xung quanh như thành giường để đảm bảo hiệu quả của sốc điện.

  • Gây mê ngắn cho người bệnh bằng propofol liều 1mg/ kg cân nặng.

  • Thủ thuật viên đặt các bản điện cực sốc vào đúng vị trí. Thông thường vị trí đặt bản điện cực là đáy-đỉnh, bản điện cực ―STERNUM ở vùng dưới xương đòn bên phải, ―APEX ở hơi phía ngoài mỏm tim.

  • Ấn phím nạp điện, khi thanh chỉ dẫn nạp điện ở mức đủ, ấn phím phóng điện.

  • Sau khi sốc điện, người phụ duy trì bóp bóng qua mặt nạ có oxy cho đến khi người bệnh hồi tỉnh hoàn toàn.

  • Cách ly tốt người bệnh để tránh gây điện giật cho những người xung quanh.

6. Theo dõi
  • Lâm sàng: ý thức người bệnh, nhịp thở, nhịp tim, huyết áp. Nếu người bệnh ngừng thở thì cố gắng kích thích bằng cách gây đau và gọi to cho người bệnh tỉnh. Nếu người bệnh vẫn ngừng thở và SpO2 <90%: bóp bóng có oxy hỗ trợ. Nếu tăng tiết đàm: hút đàm qua mũi miệng, đặt nội khí quản nếu cần.

  • Theo dõi điện tâm đồ và xử trí những rối loạn nhịp nếu có.

  • Theo dõi các tổn thương do sốc điện gây ra: bỏng, tiêu cơ vân, hoại tử cơ tim

7. Xử trí tai biến
  • Rung thất do lựa chọn sai phương thức sốc điện, mức năng lượng quá cao: ép tim, và lựa chọn lại mức năng lượng.

  • Ngừng tim: cấp cứu theo qui trình cấp cứu ngừng tuần hoàn

  • Tắc mạch: hay gặp ở người bệnh rung nhĩ không được điều trị chống đông hiệu quả. Can thiệp mạch hoặc phẫu thuật và dùng chống đông tuỳ từng trường hợp

  • Hoại tử cơ tim do năng lượng sốc quá cao

  • Phù phổi cấp do suy giảm chức năng tâm thu thất trái hoặc do nhĩ ngừng co bóp thoáng qua

  • Bỏng da

TÀI LIÊU THAM KHẢO
  1. Bộ y tế- Hướng dẫn quy trình kỹ thuật chuyên ngành hồi sức cấp cứu và chống độc- 2014

  2. Lê Võ Kiên- Tổng quan về sốc điện chuyển nhịp và sốc điện phá rung- Hội nghị tim mạch toàn quốc 2016

  3. American Heart Association. American Heart Association guidelines update for cardiopulmonary resuscitation and emergency cardiovascular care. Volume 132-number 18-suppl 2, 2015

  4. Thomas D Rea, Mickey S Eisenberg. Automated external defibrillators. Uptodate 2018

Từ khóa » Sốc điện Không đồng Bộ Là Gì