Sóc Nhen: Hướng Dẫn Chăm Sóc Và Một Số Bệnh Thường Gặp ở Sóc ...

Sóc nhen là loài động vật rất đáng yêu của tự nhiên chúng nhỏ nhắn, thích vận động, dễ nuôi được nhiều người lựa chọn làm thú cưng. Dưới đây là các hướng dẫn chăm sóc và một số bệnh thường gặp ở sóc nhen.

Chuồng nuôi sóc nhen:

Làm chuồng nuôi sóc nhen rất đơn giản bạn có thể tận dụng những hộp giấy đã bỏ đi cảnh chỉnh theo kích thước 20x20x20 để phù hợp với kích thước của các bé sóc nhen nhỏ. Sauk hi sóc trưởng thành bạn có thể điều chỉnh, thiết kế lại chuồng nuôi cho các bé. Chuồng nuôi cần nhiều lỗ thoáng, có lắp đập được che chắn cẩn thận.

Lưu ý: Chuồng nuôi sóc nhen không nên làm bằng kim loại bởi trong kim loại chứa rất nhiều chì gây ảnh hưởng đến sức khỏe của các bé.

Nhiệt độ sóc nhen:

Đối với các sóc nhỏ bạn nên sử dụng các bong đèn có công suất 50W để sởi ấm nhưng nhớ hãy để bong đèn cách xa chuồng khoảng 40cm nên chiếu vào 2/3 chuồng. Đối với các sóc trưởng thành bạn cho chúng phơi nắng thời gian phơi nắng thích hợp từ 5h30-6h, và mỗi lần phơi chỉ nên từ 15-20 phút là được. Không nên cho chúng phơi nắng quá lâu khiễn chúng dễ bị cảm nắng.

Ngoài ra không nên để chúng nơi có nhiều gió, nơi bị nước mưa lùa, áng nắng trực tiếp chiếu vào chuồng.

Vật liệu lót chuồng sóc nhen:

Bạn nên chọn những vật liệu lót chuồng có tính thấm hút tốt như mùn cưa nén, cát sand, cát tắm,… Không nên chọn những vật liệu như vải thun bởi chúng sẽ làm nước tiểu đọng lại ở chuồng. Nên thường xuyên thay vật lót nhiều lần, tránh các mần bệnh gây lại cho sức khỏe của sóc nhen.

– Các bạn nên dùng các vật có chất liệu thấm hút tốt, các bạn không nên dùng bông gòn hay các mùn

Thức ăn cho sóc nhen:

Đối với các con sóc non thức ăn chủ yếu là sữa, một ngyaf nên cho sóc con ăn từ 5-6 lần một ngày. Không nên cho sóc uống quá nhiều vì hệ tiêu hóa của sóc non còn rất yếu.

Sóc nhen: Hướng dẫn chăm sóc và một số bệnh thường gặp ở sóc nhen

Sóc trưởng thành nên cho ăn các loại thức ăn như hoa quả, hạt, trái cây, sữa,…

Việc đi vệ sinh của sóc nhen

Sauk hi ăn sóc nhen có thói quen sẽ đi vệ sinh ngay sau đó. Bạn có thể kích thích việc đi tiểu của em bé này bằng cách lấy một miếng bông gòn ướt kích thích lên bộ phận sinh dục. Điều này thực sự có ích cho hệ tiêu hóa của sóc nhen.

Một số bệnh thường gặp ở sóc nhen:

Sóc nhen tuy nhanh nhẹn, dễ thương nhưng chúng rất dễ bị mắc một số bệnh như cảm lạnh, cảm nắng, cảm dị ứng, tiêu chảy, sình bụng.

Bệnh cảm lạnh ở sóc nhen:

Nguyên nhân do không được giữ ấm, nhiễm mưa, rơi xuống nước, trúng gió.

Biểu hiện: Khi quan sát bạn sẽ thấy sóc nhen chảy nước mũi, khịt mũi, lông bù xù, lừ đừ, chán ăn, đi lảo đảo mất phương hướng.

Phòng và trị bệnh: Sử dụng thuốc Tiffi liều dùng 8 viên tiffi/lần (1 vỉ có 4 viên), cà nhuyễn pha nước ấm khoảng 5ml, cố ép cho uống vài giọt là được. 1 ngày cho uống 2 lần sáng - chiều sau khi cho uống sữa tối thiểu là 1 tiếng.

Bệnh cảm nắng ở sóc nhen:

Nguyên nhân do sóc nhen bị phơi nắng quá nhiều, ở điều kiện trời nóng quá lâu gây mất nước dẫn tới kiệt sức.

Biểu hiện: Sóc nhen lừ đừ, bỏ ăn, xuống sức nhanh, cơ thể run,nằm một chỗ, ít vận động.

Phòng và trị bệnh cho sóc nhen: Cho uống thuốc: Tiffi, liều dùng 1/8 viên tiffi/lần (1 vỉ có 4 viên), cà nhuyễn pha nước ấm khoảng 5ml, cố ép cho uống vài giọt là được. 1 ngày cho uống 2 lần sáng - chiều sau khi cho uống sữa

Ngoài ra, do bị cảm nắng sóc sẽ chán ăn, bỏ ăn lúc đó bạn phải ép bé uống sữa hoặc nước ép trái) mua về tự ép để bé có sức kháng bệnh. Giữ bé vừa đủ chặt, bóp miệng cho vừa hé rồi bóp sữa/ nước trái cây từ từ vào miệng, cố gắng đừng để sặc. Cung cấp đủ nước cho sóc.

Bệnh cảm dị ứng ở sóc nhen:

Nguyên nhân: Bụi vào mắt, mũi do lót ổ bằng mùn cưa chưa ray sạch bụi hoặc để bé nằm ở nơi bụi bặm. Ít trường hợp dị ứng mùi hay phấn hoa.

Biểu hiện bệnh: Sóc sẽ chảy nước mũi, khịt mũi chảy nước mắt.

Phòng và trị bệnh: Dùng thuốc: Tiffi, 1/8 viên tiffi/lần (1 vỉ có 4 viên), cà nhuyễn pha nước ấm khoảng 5ml, cố ép cho uống vài giọt là được. 1 ngày cho uống 2 lần sáng - chiều sau khi cho uống sữa tối thiểu là 1 tiếng.

Bệnh tiêu chảy ở sóc nhen:

Nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy là do không hợp sữa, uống nhầm sữa đã hư, thức ăn đã bị ôi thiu hỏng.

Biểu hiện dễ nhận biết nhất khi thấy phân sệt, lỏng hoặc chỉ có nước, vùng lông ở hậu môn bết dính, có mùi hôi. Người gầy xuống rất nhanh, yếu, ít vận động, kém ăn

Phòng và trị bệnh ở sóc nhen:

Sử dụng ngay thuốc giai đoạn nhẹ nhất, bệnh mới phát, phân chỉ hơi sệt, không thành hình. Bạn có thể dùng thuốc Entergeromina. Dùng ngày 2 lần sáng/ tối, uống sau khi cho bé uống sữa tối thiểu 30 phút, nên dùng bình thường ngày cho bé uống sữa, bé uống được 2-3 giọt/ lần là được, có thể bào quản trong tủ lạnh, dùng trong ngày.

Nếu như quan sát thấy phân hơi lỏng bắt đầu có mùi hôi khó chịu dùng ngay thuốc: entergeromina hoặc smecta (thuốc gói, dạng bột). Dùng ngày 2 lần sáng/tối, mỗi lần pha 1 lượng thuốc khoảng bằng đầu đũa với khoang 5ml nước ấm, có thể pha thêm đường cho bé dễ uống, uống sau khi cho uống sữa tối thiểu 1 tiếng, đối với những bé đã biết ăn nên thay sữa bằng trái cây. Mỗi lần cho bé uống xong rửa sạch bình. Thời gian từ 2-3 ngày tùy vào thể trạng của từng bé sóc.

Nếu như sóc nhen đi phân chỉ có nguy đây là giai đoạn nặng nhất, nguy cơ tử vong cao. Lúc này người nuôi cho sóc uống Smecta. Liều dùng 2 lần sáng/tối, mỗi lần pha 1 lượng thuốc khoảng bằng đầu đũa với khoang 5ml nước ấm, có thể pha thêm đường cho bé dễ uống, uống sau khi cho uống sữa tối thiểu 1 tiếng

Lưu ý: Nên giữ ấm, vệ sinh chuồng trại hàng ngày thay thảm lót chuồng thường xuyên, tránh cầm, nắm chạm vào bé, bổ sung nước cho cơ thể tránh tình trạng mất nước.

Bệnh khó tiêu ở sóc nhen

Đây là bệnh gay gặp ở sóc non với biểu hiện bụng to vẫn sau vài giờ cho ăn, không đi vệ sinh

Cách đơn gian là bạn có thể dùng tay hoặc tăm bông thấm nước ấm vuốt nhẹ bộ phận sinh dục theo chiều từ gốc tới ngọn, nếu sóc nhen đi vệ sinh được thì không cần dùng thuốc

Nếu tình trang không được cải thiện hãy cho sóc uống thuốc như sau:

- Probio (gói, dạng bột)

Cách dùng và liều dùng: ngày 2 lần sáng/tối, mỗi lần pha một lượng khoảng bằng đầu đũa với lượng nước khoảng 5ml, cho bé uống khoảng 2-3 giọt một lần, kết hợp phương pháp vật lí.

Lưu ý: Để kích thích tiêu hóa có thể cho sóc nhen uống probiO để kích thích tiêu hóa 2 ngày/ lần nhưng không nên lạm dụng

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc sóc nhen:

Khi sóc nhen còn nhỏ nên để sóc được ngủ nhiều hơn sau khi ăn no khi đi vệ sinh xong. Hạn chế tiếp xúc quá nhiều với bé sóc.

Do sóc nhen hiếu động nên canh chừng tránh trường hợp sóc bị chó mèo tấn công

Hạn chế không nên để cho người lạ tiếp xúc quá nhiều sóc nhen khi nhỏ bởi lúc này hệ miễn dịch của chúng còn kém.

Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, các vật dụng đựng thức ăn, nước uống thường xuyên rửa sạch sau mỗi lần sử dụng.

Không sử dụng thức ăn lâu ngày, sữa mở ra sau một thời gian cho sóc ăn bởi chúng rất dễ bị tiêu chảy

Chúng tôi hi vọng rằng bài viết này phần nào giúp các bạn có thêm thông tin hữu ích trong chăm sóc nuôi sóc nhen.

Sóc nhen: Hướng dẫn chăm sóc và một số bệnh thường gặp ở sóc nhen

Suckhoecuocsong.vn

Từ khóa » Sóc Nhen