Sốc Nhiễm Khuẩn Là Gì? Tại Sao Sốc Nhiễm Khuẩn Gây Tử Vong
Có thể bạn quan tâm
Menu xem nhanh:
- Sốc nhiễm khuẩn là gì?
- Triệu chứng sốc nhiễm khuẩn
- Điều trị sốc nhiễm khuẩn
- Bồi phụ thể tích dịch
- Dùng vận mạch
- Dùng kháng sinh
- Dùng hydrocortison
- Lọc máu liên tục
Sốc nhiễm khuẩn là gì?
Sốc nhiễm khuẩn là một giai đoạn của quá trình liên tục được bắt đầu từ đáp ứng viêm hệ thống do nhiễm khuẩn, nhiễm khuẩn nặng, sốc nhiễm khuẩn và suy đa tạng, tiếp đó có thể dẫn đến tử vong nếu như người bệnh không được đưa đến viện sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Triệu chứng sốc nhiễm khuẩn
Sốc nhiễm khuẩn sẽ phụ thuộc vào từng loại bệnh mà bệnh nhân sẽ có các biểu hiện khác nhau. Vì biểu hiện của nhiễm khuẩn và sốc nhiễm khuẩn thường xảy ra trên các triệu chứng của bệnh lý có sẵn và của nhiễm khuẩn khởi phát như:
– Viêm não mô cầu triệu chứng lúc khởi bệnh rất khó phân biệt với trường hợp nhiễm khuẩn toàn thân. Tuy nhiên trên một số bệnh nhân, bên cạnh biểu hiện nhiễm khuẩn khuẩn huyết và nổi ban, dấu hiệu viêm màng não nổi bật với độ nặng gia tăng dần như nhức đầu, sốt, nôn,.. bệnh nặng có biểu hiện tiền sốc như rối loạn tri giác (mê sảng), biểu hiện dấu hiệu thần kinh khu trú như yếu, liệt, co giật.
– Ở một số trường hợp khác các triệu chứng gợi ý chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn có thể liệt kê như: sốt hoặc hạ thân nhiệt, thở nhanh, mạch nhanh, tăng hoặc giảm bạch cầu, thay đổi đột ngột tình trạng tinh thần, giảm tiểu cầu hoặc hạ huyết áp.
– Đối với nhiễm khuẩn liên cầu lợn cũng vậy, bệnh nhân khi mắc thường bị nhiễm độc và nhiễm khuẩn huyết rất nhanh. Chỉ sau nửa ngày hoặc một vài ngày tiếp xúc với nguồn lây, bệnh nhân có các tiến triển nặng như sốt rất cao, nôn mửa, đau bụng, sau đó chuyển sang xuât huyết ban trên da, mặt và lan dần ra cơ thể, tắc mạch máu gây hoại tử các chi, mê sảng vật vã, tiểu ít, suy thận. Từ lúc phát bệnh đến diễn biến nặng có thể chỉ trong 6-12 giờ.
Điều trị sốc nhiễm khuẩn
Sốc nhiễm khuẩn là một cấp cứu y khoa. Nếu người bệnh nhập viện càng muộn thì khả năng tử vong càng cao. Thông thường các trường hợp số nhiễm khuẩn xảy ra trong vòng 6 giờ, nếu bệnh nhân không được chẩn đoán, cấp cứu kịp thời, đưa ra khỏi tình trạng sốc thì sẽ khó cứu chữa do các tế bào bị tổn hại, gây suy tạng và dễ dẫn đến tử vong.
Vì vậy khi có các trường hợp sốc nhiễm khuẩn, các bác sĩ cấp cứu sẽ chẩn đoán nguyên nhân một cách nhanh chóng và đưa ra biện pháp xử trí nhanh nhất để giúp người bệnh thoát khỏi giai đoạn nguy hiểm.
Bồi phụ thể tích dịch
Truyền dịch ban đầu khi thấy bệnh nhân bị tụt huyết áp với các dịch cần đạt trong 6 giờ đầu. Và duy trì các chỉ số ở mức ổn định sau: Duy trì ALTMTT 11 – 16cm nước, huyết áp trung bình > 65cmHg, ScvO2 ≥ 65%, thể tích nước tiểu ≥ 0,5l/kg/giờ.
Dùng vận mạch
Chỉ dùng vận mạch khi đã bù đủ dịch. Có thể dùng Dopamin hoặc Noadrenalin đầu tiên, với liều khởi đầu Dopamin 5µg/kg/phút, tăng dần liều 3-5µg sau 5-10 phút nếu không đáp ứng, liều tối đa 20µg/kg/phút. Liều khởi đầu Noadrenalin 0,05µg/kg/phút và tăng dần liều mỗi 0,05µg sau 5-10 phút nếu không đáp ứng, liều tối đa 5µg/kg/phút. Sau đó có thể dùng thêm Dobutamin nếu không duy trì được ScvO2 ≥ 70% hoặc ScvO2 ≥ 65%. Liều khởi đầu 3µg/kg/phút, tăng dần liều 3-5µg sau mỗi 5-10 phút nếu không đáp ứng, liều tối đa 20µg/kg/phút.
Dùng kháng sinh
Kháng sinh để điều trị cần dùng đúng theo phác đồ đã quy định của Bộ y tế.
– Dùng đường tĩnh mạch càng sớm càng tốt, tốt nhất trong giờ đầu ngay sau khi có chẩn đoán nhiễm khuẩn. Lưu ý dùng kháng sinh sau khi cấy máu.
– Dùng kháng sinh phổ rộng theo liệu pháp kháng sinh kinh nghiệm và xuống thang.
– Phối hợp kháng sinh trong các trường hợp:
- Nếu bệnh nhân có giảm bạch cầu phải phối hợp kháng sinh phủ tối đa phủ nhiễm khuẩn (vi khuẩn Gram âm, Gram dương hay vi khuẩn nội bào …).
- Nếu nghi ngờ nhiễm trực khuẩn mủ xanh, Acinetobacter baumanni cần phối hợp với các kháng sinh nhạy cảm với trực khuẩn mủ xanh.
- Nếu nghi ngờ do cầu khuẩn đường ruột phối hợp thêm kháng sinh có nhạy cảm với cầu khuẩn đường ruột như vancomycin, cubicin …
– Lưu ý các bệnh nhân có suy thận, liều kháng sinh phải dựa vào độ thanh thải creatinin, liều đầu tiên dùng như bình thường không cần chỉnh liều, chỉ chỉnh liều từ các liều sau.
Dùng hydrocortison
Chỉ dùng khi sốc kém đáp ứng với vận mạch hoặc chưa cắt được vận mạch sau 48 giờ, lưu ý không dùng một cách hệ thống.
Lọc máu liên tục
Lọc máu sớm nhất nếu có thể ngay sau khi có chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn, lưu ý chỉ thực hiện khi ổ nhiễm khuẩn đã được giải quyết bằng chọc hút, dẫn lưu hoặc phẫu thuật ngoại khoa nếu có chỉ định.
- Chỉ lọc máu khi đã nâng dược huyết áp tâm thu > 90mmHg bằng truyền dịch và các thuốc vận mạch.
- Thể tích dịch thay thế lớn: ≥ 45ml/kg/giờ.
- Thời gian duy trì cho 1 quả lọc 18 – 22 giờ.
- Tuân thủ chặt chẽ quy trình vận hành các bơm của máy lọc máu cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định.
- Phải theo dõi sát các biến chứng trong quá trình lọc máu: tụ huyết áp, chảy máu, tan máu…( xen thêm bài quy trình lọc máu liên tục cho bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn ).
- Ngừng lọc máu liên tục khi cắt được các thuốc co mạch và chuyển lọc máu ngắt quãng nếu có chỉ định.
Sốc nhiễm khuẩn rất nguy hiểm, cần được cấp cứu kịp thời. Chính vì vậy, nếu thấy người bệnh có các triệu chứng nghi ngờ sốc nhiễm khuẩn cần đưa đến ngay cơ sở y tế để được các bác sĩ can thiệp kịp thời giúp bệnh nhân qua giai đoạn nguy hiểm.
Nếu bạn có thắc mắc về sốc nhiễm khuẩn là gì? Hay cần tư vấn hoặc đặt lịch khám tại Hệ thống y tế Thu Cúc, xin vui lòng liên hệ 1900 55 88 92 để được hỗ trợ tốt nhất.
Từ khóa » Sốc Nhiễm Khuẩn Là Gì
-
Chẩn đoán Sốc Nhiễm Khuẩn | Vinmec
-
Nguyên Nhân Gây Sốc Nhiễm Khuẩn | Vinmec
-
Bạn đã Biết Gì Về Tình Trạng Sốc Nhiễm Khuẩn Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Sốc Nhiễm Trùng Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Cách để Xử Trí
-
SỐC NHIỄM KHUẨN - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Sốc Nhiễm Khuẩn | BvNTP
-
Nhiễm Trùng Máu (nhiễm Khuẩn Huyết): Nguyên Nhân, Dấu Hiệu ...
-
Sốc Nhiễm Khuẩn: Cấp Cứu Hồi Sức
-
Cứu Sống Người Bệnh Bị Sốc Nhiễm Khuẩn Suy đa Phủ Tạng
-
Phương Pháp Chẩn đoán Và điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Tử Vong Cao, Do đâu?
-
Nhiễm Khuẩn Huyết (nhiễm Trùng Huyết) Là Gì
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
-
Bệnh Sốc Nhiễm Khuẩn: Nguyên Nhân, Biến Chứng Và Cách điều Trị
-
Kháng Sinh điều Trị Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn
-
Nhiễm Trùng Huyết Là Gì? Nguyên Nhân Nào Gây Ra Bệnh?