Sốc Nhiễm Trùng Nguy Hiểm Như Thế Nào? - Cách để Xử Trí - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Nhiễm trùng huyết nếu không phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm như sốc nhiễm trùng (hay còn gọi là sốc nhiễm khuẩn). Tình trạng này được xếp vào tình trạng y tế đặc biệt nghiêm trọng vì tiến triển nhanh và đe dọa tính mạng. Vì thế bạn cần hiểu rõ để biết cách kịp thời xử trí.
Tìm hiểu chung
Sốc nhiễm trùng là gì?
Sốc nhiễm trùng, còn gọi là sốc do nhiễm trùng máu, là khi tình trạng nhiễm trùng trong cơ thể làm huyết áp hạ thấp đến mức nguy hiểm và làm suy tạng.
Nhiễm trùng máu thường là biến chứng của một nhiễm trùng nào đó trong cơ thể lan vào trong máu. Các chất tiền viêm và chống viêm được giải phóng vào máu, gây ra những thay đổi quan trọng trong cơ thể và có thể đe dọa tính mạng.
Nhiễm trùng máu gồm có 3 giai đoạn:
- Nhiễm trùng máu: tình trạng nhiễm trùng lan đến máu và gây viêm trong cơ thể.
- Nhiễm trùng máu nghiêm trọng: tình trạng nhiễm trùng đủ nghiêm trọng để ảnh hưởng đến chức năng của các cơ quan quan trọng, chẳng hạn như tim, não và thận.
- Sốc nhiễm trùng: tình trạng huyết áp giảm đáng kể, dẫn đến suy hô hấp, suy tim, đột quỵ, suy đa cơ quan và tử vong.
Các chuyên gia cho rằng tình trạng viêm do nhiễm trùng huyết có thể tạo ra các cục máu đông nhỏ, có thể ngăn chặn oxy và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan trong cơ thể.
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng sốc nhiễm trùng là gì?
Các triệu chứng sốc nhiễm khuẩn sẽ giống với các triệu chứng nhiễm trùng máu. Các triệu chứng ban đầu của bệnh gồm:
- Sốt cao trên 38°C.
- Hạ thân nhiệt, lạnh run.
- Nhịp tim nhanh.
- Thở nhanh.
Các triệu chứng nhiễm khuẩn huyết nặng gồm:
- Lượng nước tiểu ít hơn.
- Hoang mang.
- Chóng mặt.
- Các vấn đề về thở nghiêm trọng.
- Chứng xanh tím da
Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ có mức huyết áp rất thấp và sẽ không cải thiện khi được truyền dịch.
Nguyên nhân
Nguyên nhân gây sốc nhiễm trùng là gì?
Nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng. Nguyên nhân phổ biến nhất là do vi khuẩn xâm nhập vào dòng máu.
- Vi khuẩn hoặc các tác nhân truyền nhiễm khác có thể đi vào máu thông qua một lỗ hở trên da, chẳng hạn như vết cắt hoặc vết bỏng.
- Vi khuẩn từ ổ nhiễm trùng trong cơ quan (như nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm trùng phổi) đi vào trong máu.
Bên cạnh đó, nấm và virus cũng có thể gây nhiễm trùng máu, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch yếu. Tuy nhiên, trường hợp này ít phổ biến hơn.
Một số đối tượng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, bao gồm:
- Trẻ dưới 1 tuổi hoặc người trên 65 tuổi
- Người có hệ miễn dịch bị tổn thương, chẳng hạn như nhiễm HIV hoặc đang điều trị hóa trị, ghép tạng.
- Người có các bệnh mạn tính, như tiểu đường, bệnh phổi và suy thận
- Người có vết thương hở, chấn thương bỏng, hoặc mới được phẫu thuật.
- Người được cấy ghép thiết bị y tế, như ống thông hoặc ống thở.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán sốc nhiễm trùng?
Nếu bạn có các triệu chứng nhiễm trùng huyết, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng nhiễm trùng, thường là xét nghiệm máu. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ xác định người bệnh có các yếu tố sau không:
- Vi khuẩn trong máu
- Các vấn đề về đông máu do lượng tiểu cầu thấp và rối loạn đông máu
- Các chất thải dư thừa trong máu
- Chức năng gan hoặc thận bất thường
- Lượng oxy giảm
- Mất cân bằng điện giải
Tùy thuộc vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm nước tiểu
- Xét nghiệm dịch từ vết thương hở
- Xét nghiệm phết niêm mạc hoặc dịch từ các cơ quan
- Xét nghiệm dịch tủy sống
- X-quang
- Chụp CT
- Siêu âm
- MRI
Những phương pháp nào giúp điều trị sốc nhiễm trùng?
Những người bị nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm khuẩn cần nhập viện ngay lập tức để điều trị và theo dõi và điều trị chặt chẽ. Bởi nguy cơ tử vong do nhiễm trùng huyết và sốc nhiễm trùng tăng lên mỗi giờ trước khi được dùng kháng sinh.
Các bác sĩ sẽ sử dụng các loại thuốc sau đây để điều trị nhiễm trùng máu và sốc nhiễm trùng:
Kháng sinh
Bác sĩ sẽ bắt đầu điều trị bằng kháng sinh truyền tĩnh mạch càng sớm càng tốt sau khi chẩn đoán. Loại thuốc được lựa chọn là kháng sinh phổ rộng có tác dụng chống lại hầu hết các vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng.
Tới khi đã có kết quả xét nghiệm máu, xác định được chính xác loại vi khuẩn gây bệnh, bác sĩ có thể chuyển sang loại kháng sinh khác, tập trung vào tiêu diệt vi khuẩn đó.
Thuốc vận mạch
Những loại thuốc này cần thiết để giúp nâng huyết áp lên ở người bị sốc nhiễm trùng. Thuốc này được chỉ định nếu đã truyền dịch mà huyết áp vẫn quá thấp.
Thuốc vận mạch hoạt động bằng cách co các mạch máu để tăng huyết áp. Nếu đã dùng thuốc này mà huyết áp tiếp tục giảm, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị chuyên biệt hơn.
Corticosteroid
Corticosteroid được chỉ định khi huyết áp và nhịp tim tiếp tục không ổn định dù người bệnh đã được truyền dịch và dùng thuốc vận mạch.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể được dùng insulin để ổn định lượng đường trong máu và thuốc để thay đổi phản ứng của hệ thống miễn dịch.
Một số người phải phẫu thuật để loại bỏ áp xe, ngăn chặn nguồn nhiễm trùng gây tình trạng nặng hơn.
Những người bị nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng thường cần phải ở trong phòng cấp cứu vì họ có thể cần oxy, thở máy, truyền dịch tĩnh mạch (IV) và dùng thuốc vận mạch. Nếu suy thận nặng, họ phải lọc máu.
Sốc nhiễm trùng có nguy hiểm không?
Sốc nhiễm khuẩn có thể gây ra một loạt các biến chứng rất nguy hiểm và đe dọa tính mạng. Các biến chứng có thể xảy ra bao gồm:
- Suy tim
- Đông máu bất thường
- Suy thận
- Suy hô hấp
- Đột quỵ
- Suy gan
- Mất một phần ruột do hoại tử
- Mất các phần trên tứ chi do hoại tử.
Các biến chứng bạn có thể gặp phải, hiệu quả điều trị sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như:
- Tuổi tác
- Thời gian kể từ khi bị sốc nhiễm khuẩn đến khi được điều trị
- Nguyên nhân và nguồn gốc của nhiễm trùng huyết trong cơ thể
- Các tình trạng sức khỏe từng mắc.
Sốc nhiễm trùng là một tình trạng nghiêm trọng và trên 50% trường hợp tử vong. Cơ hội sống sót của người bị sốc nhiễm khuẩn sẽ phụ thuộc vào nguồn lây nhiễm, số lượng cơ quan đã bị ảnh hưởng và thời gian bạn được điều trị sau khi bắt đầu có các triệu chứng.
Từ khóa » Chẩn đoán Sốc Nhiễm Trùng
-
Chẩn đoán Sốc Nhiễm Khuẩn - Vinmec
-
Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm
-
[PDF] CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG
-
Sốc Nhiễm Khuẩn - Bệnh Viện Quân Y 103
-
Sốc Nhiễm Khuẩn: Chẩn đoán Và điều Trị Ban đầu - Dieutri.Vn
-
Sốc Nhiễm Khuẩn | BvNTP
-
Bạn đã Biết Gì Về Tình Trạng Sốc Nhiễm Khuẩn Và Dấu Hiệu Nhận Biết
-
CHẨN ĐOÁN, ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM TRÙNG - SlideShare
-
SỐC NHIỄM KHUẨN - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
SỐC NHIỄM KHUẨN
-
Phương Pháp Chẩn đoán Và điều Trị Sốc Nhiễm Khuẩn
-
[PDF] Chẩn đoán Và điều Trị Mers Cov
-
SỐC NHIỄM TRÙNG Sc-nhim-trung