Sốc Nhiệt Là Gì Và Những điều Cần Biết Về Sốc Nhiệt
Có thể bạn quan tâm
Sốc nhiệt hay còn gọi là đột quỵ do nhiệt là tình trạng rất nguy hiểm cần được cấp cứu ngay, bởi không ít người đã tử vong vì tình trạng này. Nhưng nếu hiểu được những nguyên nhân, triệu chứng có thể giúp bạn xử lý sốc nhiệt hiệu quả cũng như phòng ngừa nó tái phát. Vậy sốc nhiệt là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này!
1. Sốc nhiệt là gì?
Vào mùa hè, cả nước ta sẽ trải qua một đợt nắng nóng cao độ với nhiệt độ ngoài trời thường xuyên trên 40 độ C. Điều này có thể dẫn đến những vấn đề do nóng như cháy nắng, chuột rút, ngất, say nắng… đặc biệt nguy hiểm nhất là sốc nhiệt. Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt (hay say nắng, cảm nắng) là một loại bệnh nhiệt nghiêm trọng. Theo đó, thông thường trung khu điều nhiệt, giữ cho nhiệt độ cơ thể luôn ở mức cần bằng, không thay đổi nhiều theo tác động của môi trường. Song, khi cơ thể tiếp xúc với nắng nóng kéo dài, gắng sức sẽ khiến cho trung tâm điều nhiệt bị tổn thương hoặc không còn điều khiển được sự cân bằng thì nhiệt độ cơ thể sẽ bị tăng mạnh, gây rối loạn chức năng trong cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh và có thể dẫn đến hôn mê và tử vong.
TOP NỆM BÁN CHẠY
-34%Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm
13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm
7.890.000đ6.312.000đXem chi tiết-35%Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm
13.199.000đ8.579.350đXem chi tiết-50%Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm
8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm Hot2. Những trường hợp nào rất dễ bị sốc nhiệt?
Hiện tượng sốc nhiệt có thể xảy ra với bất kỳ ai, nhưng trẻ nhỏ và người lớn tuổi sẽ có nguy cơ cao gặp phải tình trạng này. Bên cạnh đó thanh thiếu niên khỏe mạnh khi tham gia tập luyện thể thao hoặc tắm nắng dưới nhiệt độ nắng nóng cũng có nhiều nguy cơ bị sốc nhiệt…
2.1. Người bị bệnh mãn tính
Những người mắc bệnh tim mạch, thận, phổi, thần kinh, tiểu đường và béo phì hay người bị tâm thần… rất dễ tổn thương bởi nhiệt độ cao do nền tảng thể chất khá yếu của họ.
2.2. Sử dụng một số loại thuốc
Một số loại thuốc thông thường như thuốc chống loạn thần, thuốc chồng trầm cảm, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng histamin, thuốc kháng cholinergic hay thuốc điều trị Parkinson sẽ làm tăng nguy cơ sốc nhiệt do các thành phần của thuốc sẽ can thiệp vào cơ chế điều hòa nhiệt.
2.3. Em bé, hoặc trẻ nhỏ bị bỏ lại trong xe dưới trời nắng nóng
Nhiều cha mẹ hoặc người chăm trẻ thường cho rằng mình sẽ chỉ chảy ra ngoài một chút rồi quay lại xe ngay nên sẽ đặt bé ở trong xe hơi cho tiện. Đố với những người ra ngoài lâu hơn dự tính có thể khiến bé bị sốc nhiệt. Do đó, cha mẹ tuyệt đối không bao giờ được để trẻ nhỏ ở lại trong xe một mình, nhất là giữa thời tiết nắng nóng của mùa hè.
2.4. Người cao tuổi hoặc bệnh tật
Người cao tuổi vì có sức khỏe yếu nên rất ít khi mở điều hòa hoặc mở quạt khi trời nóng. Đôi khi, họ cũng không mở luôn cửa sổ khi ở trong phòng. Điều này rất dễ khiến nhiệt độ môi trường xung quanh tăng cao và gây ra những cơn sốc nhiệt.
2.5. Thanh thiếu niên luyện tập thể thao
Đối với với những thanh thiếu niên rèn luyện thể thao nhưng không có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cộng thêm việc uống ít nước và quần áo không phù hợp có thể góp phần gây nên tình trạng sốc nhiệt. Điều này đặc biệt phổ biến ở những buổi luyện tập lúc giữa trưa và kéo dài nhiều tiếng đồng hồ.
2.6. Tắm nắng
Tắm nắng ở trong nhà hay ngoài trời là những hoạt động ở dưới trời nắng trong khoảng thời gian dài dưới nhiệt độ cao. Hơn nữa, những người tắm nắng thường nằm thư giãn hoặc ngủ quên, vì thế không nhận thấy được những triệu chứng khi bị sốc nhiệt, ví dụ như chóng mặt và đau đầu. Ngoài ra, chế độ ăn của nhóm người này cũng thường gắt gao và có thể không đủ chất. Điều này rất dễ gây tình trạng kiệt sức vì nóng hay sốc nhiệt.
2.7. Những người làm việc ở ngoài trời
Nhiều người thường công nhân, người lao động thường phải làm việc ở ngoài trời suốt ngày, ngay cả trong tiết trời nắng nóng. Những người này có thể sẽ làm việc quên ăn, quên uống nước hoặc không để ý đến những dấu hiệu sốc nhiệt. Do đó, biến chứng thường gặp nhất của các bệnh nhân cấp cứu muộn màng thường là co giật, tiêu cơ vân, suy thận, hôn mê kéo dài, tổn thương thần kinh và những cơ quan khác mà không thể phục hồi, nguy hiểm hơn là tử vong.
3. Biểu hiện của sốc nhiệt và hướng xử lý
Sốc nhiệt là tình trạng bệnh lý có thể khởi phát đột ngột hoặc từ từ với một số biểu hiện là:
- Ra mồ hôi nhiều, đau cơ, yếu cơ, bị chuột rút, chóng mặt, đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn, nôn, choáng hoặc ngất.
- Sốt cao trên 39 hoặc 40 độ C.
- Da khô, nóng
- Rối loạn ý thức như mê sảng, bị co giật, hôn mê. Những biểu hiện này có thể đe dọa đến tính mạng hoặc cần xử trí tại chỗ ngay rồi mới đưa đi cấp cứu.
Cách xử lý khi bệnh nhân có biểu hiện bị sốc nhiệt bằng cách hạ nhiệt và làm mát cơ thể nhanh chóng cùng các biện pháp chăm sóc hỗ trợ qua những bước:
- Bước 1: Nhanh chóng di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực nắng nóng và vào nơi mát mẻ
- Bước 2: Đặt nạn nhân nằm xuống, cởi bỏ bớt quần áo rồi sử dụng nước lạnh hoặc khăn ướt phủ lên toàn bộ cơ thể của nạn nhân. Đồng thời dùng quạt để hạ nhiệt và có thể phun nước vào người, sử dụng quạt, hay cho người vào nước đá.
- Bước 3: Cho nạn nhân uống nước ngay nếu vẫn còn tỉnh và không bị nôn nhiều. Đồng thời hãy gọi ngay xe cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất.
- Bước 4: Trên đường đi, hãy mở điều hòa hoặc cửa sổ xe cứu thương, đồng thời liên tục đắp khăn ướt và nước lạnh lên cơ thể để làm mát. Ngoài ra, những y bác sĩ có thể truyền dịch tĩnh mạch nếu có thể và luôn theo dõi nhiệt độ cơ thể của người bệnh.
- Bước 5: Nếu cơ thể bệnh nhân đã bị tổn thương thận thì cần lọc máu liên tục và chăm sóc tích cực và phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân.
Lưu ý là không sử dụng nước đá cho người lớn tuổi, trẻ nhỏ, bệnh nhân mãn tính hoặc người đang bị sốc nhiệt không phải do vận động quá mạnh.
4. Cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả
Nếu bạn phải đi ra ngoài dưới ánh mặt trời sẽ rất dễ khiến cho thân tăng lên. Lúc này, biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất sẽ bao gồm việc uống đủ chất lỏng và tránh nhiệt độ quá cao.
4.1. Hãy luôn che chắn khi ra ngoài trời nắng
Một số vật dụng bạn nên sử dụng để che chắn cơ thể khi phải ra ngoài nắng là áo chống nắng với chất liệu có thể ngăn ngừa những tia UV và có khả năng giảm hấp thụ nhiệt để bảo vệ cơ thể khỏi ánh nắng mặt trời gắt gao. Ngoài ra, hãy sử dụng khăn che đầu và che khuôn mặt, dùng ô/dù và đội mũ khi ra trời nắng. Đồng thời đừng quên che chắn phần gáy (sau cổ) bởi trung khu điều nhiệt của cơ thể nằm ở vùng gáy.
Đối với người lao động, để phòng tránh sốc nhiệt, người lao động nên mặc áo chống nắng, kính bảo hộ khi làm việc ngoài trời nóng. Ngoài ra, nên bố trí thời gian làm việc ngoài trời và nghỉ ngơi thật hợp lý, tránh tiếp xúc môi trường nhiệt độ cao quá lâu.
4.2. Duy trì độ ẩm của cơ thể
Bạn nên uống đủ nước, tránh cho cơ thể mất nước và muối khi phải làm việc ở ngoài trời nắng nóng. Lúc này cơ thể thường mất nhiều nước và điện giải do nhiệt vào mùa hè. Bạn nên để sẵn một ít muối, đường và nước bên cạnh và bổ sung chúng bất cứ khi nào cảm thấy mình đang bị mệt mỏi và kiệt sức. Điều này sẽ góp phần duy trì cân bằng nước và điện giải suốt cả ngày dài.
4.3. Tránh lạm dụng rượu và cafein
Rượu và cafein đều chứa những chất kích thích hiến cơ thể bị mất nước, từ đó rất dễ bị kiệt sức do nhiệt.
4.4. Ăn nhẹ
Bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, đồng thời nên tránh ăn vặt, đồ cay nóng cùng một số gia vị nóng khác khiến cho cơ thể khó chịu hơn. Thay vào đó là các bữa hoa quả cùng salad giúp cơ thể dễ tiêu hóa, cung cấp năng lượng và có tính mát.
Bỏ túi ngay: Bí quyết dinh dưỡng mùa hè an toàn, lành mạnh cho thành viên cho gia đình đầy đủ và chi tiết tại: https://vuanem.com/blog/dinh-duong-mua-he.html
4.5. Sử dụng kem chống nắng
Ánh nắng mặt trời có thể dẫn đến tình trạng cháy nắng và hình thành những sắc tố khác nhau. Do đó, việc sử dụng kem chống nắng góp phần bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh mặt trời. Bạn cũng nên lưu ý thêm về chọn kem chống nắng có chỉ số SPF và PA phù hợp.
4.6. Đeo kính râm
Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời rất chói chang, lại còn chứa tia UV trong suốt mùa hè sẽ làm tổn thương đôi mắt, gây ra nhiều bệnh về mắt như viêm kết mạc, viêm giác mạc, khô mắt… Do đó, hãy đeo kính râm khi ra ngoài sẽ giúp bảo vệ đôi mắt của bạn.
4.7. Tăng cường rèn luyện sức khỏe và nghỉ ngơi hợp lý
Rèn luyện sức khỏe không chỉ giúp cơ thể trở nên dẻo dai và tràn đầy sức sống hơn mà còn giúp tăng khả năng thích nghi với thời tiết khắc nghiệt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý, đặc biệt là ngủ đủ giấc. Việc thiếu ngủ không chỉ khiến bạn mệt mỏi, thiếu tỉnh táo vào ngày hôm sau mà còn làm suy giảm đến sức đề kháng của cơ thể cùng nhiều hệ lụy sức khỏe lâu dài. Chính vì vậy, việc trang bị cho mình một bộ nệm và chăn ga gối mùa hè mát rượi sẽ giúp bạn có giấc ngủ ngon bất chấp thời tiết hè oi bức. Dưới đây là sản phẩm nệm và phụ kiện giấc ngủ được làm từ chất liệu thiên nhiên an toàn, thoáng khí, mang đến sự thoáng mát mà bạn có thể tham khảo:
- Nệm Memory Foam Aeroflow Fit Plus
- Bộ ga chun Amando Lily
- Gối Cao su Gummi Evora
Trên đây là những thông tin hữu ích về sốc nhiệt là gì cùng cách phòng tránh sốc nhiệt hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến bạn đọc. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe của mình và những người thân yêu trước mùa hè nắng nóng này.
Tài liệu tham khảo:
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-phong-tranh-soc-nhiet-do-nang-nong/ https://hellobacsi.com/benh-nao-he-than-kinh/dot-quy-phinh-mach-nao/dieu-can-biet-ve-dot-quy-do-soc-nhiet/
Đánh giá postTOP NỆM BÁN CHẠY
-34%Nệm Nhật Bản Aeroflow Standard nâng đỡ cơ thể dày 12cm
13.728.000đ8.999.000đXem chi tiết-20%Nệm cao su thiên nhiên Gummi Classic thế hệ mới dày 5/10/15cm
7.890.000đ6.312.000đXem chi tiết-35%Nệm foam Comfy Cloud 2.0 siêu đàn hồi dày 15cm
13.199.000đ8.579.350đXem chi tiết-50%Nệm lò xo Amando Elite Original túi độc lập tiêu chuẩn khách sạn 5 sao dày 23cm
8.900.000đ4.450.000đXem chi tiết Xem Thêm Nệm HotTừ khóa » Sốc Nhiệt Là J
-
Sốc Nhiệt Và Những điều Bạn Cần Biết - Hello Bacsi
-
Một Số điều Cần Biết Về Sốc Nhiệt
-
Sốc Nhiệt Là Gì, Có Mấy Loại? Triệu Chứng Và Cách Chữa ...
-
Cách Phòng Tránh Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng | Vinmec
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng Coi Chừng đột Tử
-
Sốc Nhiệt – Wikipedia Tiếng Việt
-
Sốc Nhiệt Là Gì? Làm Gì để Hạn Chế Hiện Tượng Sốc Nhiệt (say Nắng ...
-
Nguyên Nhân Sốc Nhiệt Và Cách Sơ Cứu Khi Bị Sốc Nhiệt
-
Sốc Nhiệt điều Trị Như Thế Nào | BvNTP
-
Sốc Nhiệt Do Nắng Nóng: Dấu Hiệu Nguy Hiểm Và Cách điều Trị
-
Sốc Nhiệt (Heat Stroke) | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Cảnh Báo Các Nguy Cơ Sốc Nhiệt Mùa Nắng Nóng Và Biện Pháp ...
-
Làm Gì Khi Bị Sốc Nhiệt? - VnExpress Sức Khỏe
-
Làm Gì để Tránh Sốc Nhiệt? - VnExpress Sức Khỏe
-
Sốc Nhiệt Nguy Hiểm Thế Nào?
-
Sốc Nhiệt Là Gì | LAODONG.VN
-
Sốc Nhiệt Là Gì? Tại Sao Sốc Nhiệt Cũng Có Khả Năng Gây đột Biến ...
-
Sốc Nhiệt điều Hòa - Xử Lý Thế Nào? - MediaMart
-
Nắng Nóng Gay Gắt, Làm Gì để Tránh Bị Sốc Nhiệt? | Báo Dân Trí