Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Trung ương Quân đội 108
Có thể bạn quan tâm
Video
Xem thêm tinThiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiếtBệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ
14/11/2024 Chi tiếtPhẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108
11/11/2024 Chi tiếtHội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024
30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Khám, chữa bệnh | Y học thường thức Sốc phản vệ 04:05 PM 21/09/2015 Sốc phản vệ là tai biến dị ứng nghiêm trọng, gây tử vong nếu không được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Các triệu chứng xuất hiện nhanh, ngay lập tức hoặc 30 phút sau khi dùng thuốc, thử test, bị ong đốt hoặc sau khi ăn một loại thức ăn lạ. Các đường đưa thuốc vào cơ thể: Tĩnh mạch, tiêm bắp, dưới da, trong da, uống, xông, bôi ngoài da, nhỏ mắt, đặt âm đạo…đều có thể gây sốc phản vệ. Tuy nhiên, đường tiêm tĩnh mạch là nguy hiểm nhất. Các loại thuốc, nhất là các thuốc kháng sinh là nguyên nhân chính gây sốc phản vệ. Vì vậy, sốc phản vệ là một cấp cứu cần được xử trí nhanh, kịp thời vì dễ dẫn đến tử vong do suy hô hấp cấp và tụt huyết áp. Thời gian gần đây, Khoa Hồi sức Tích cực - Bệnh viện TƯQĐ 108 tiếp nhận một vài trường hợp sốc phản vệ do dùng thuốc. Chúng tôi mô tả 1 ca lâm sàng điển hình: Ca bệnh: Bệnh nhân nữ, 15 tuổi bị đau bụng, người nhà tự mua thuốc cloramphenicol uống. Sau 30 phút, xuất hiện sưng nề vùng mặt, ban dị ứng toàn thân, khó thở, tím tái, đau tức ngực…Bệnh nhân được đưa vào Khoa cấp cứu - Bệnh viện TƯQĐ 108 trong tình trạng: Lơ mơ, khó thở, thở nhanh nông, nhịp tim nhanh 140l/p, huyết áp: 50/30 mmHg, xử lý theo phác đồ sốc phản vệ, tiêm adrenalin, corticoid, thở oxy. Sau đó chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực Tại Khoa Hồi sức Tích cực: Ý thức tỉnh, khó thở, phổi nhiều ran rít, ran ngáy, mạch nhanh 135 lần/phút, huyết áp: 90/60 mmHg, ban dị ứng toàn thân, tức ngực. Tiếp tục điều trị bằng adrenalin truyền tĩnh mạch liều 0,05 mcg/kg/p. Sau 10h các triệu chứng giảm, bệnh nhân đỡ khó thở, hết ran ở phổi và cắt được thuốc vận mạch. Bệnh nhân ra viện sau 2 ngày điều trị.Ban dị ứng Thuốc cloramphenicol bệnh nhân sử dụng 1. Nguyên nhân gây sốc phản vệ Có rất nhiều nguyên nhân, trong đó thuốc là nguyên nhân hàng đầu, tiếp đến là thức ăn, nọc côn trùng. 1.1. Danh mục các thuốc gây sốc phản vệ - Kháng sinh: Penicillin, streptomycin, ampicillin, vancomycin, amoxycillin, chloramphenicol, cephalosporin, tetracycline, cefotaxime, sulfamethoxazol + Trimethoprim, neomycin, kanamycin, erythromycin, lincomycin, polymycin B, gentamycin. - Các thuốc chống viêm không steroid: salicylat, colchicin, ibuprofen, indomethacin. - Các vitamin: vitamin C tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân gây sốc phản vệ hay gặp ở nước ta, tiếp sau là vitamin B1, vitamin B12 dạng tiêm. - Các loại dịch truyền: glucose, nutrisol, alvesin, bestamin, tryphosan. -Thuốc gây tê: procain, novocain, lidocain, thiopental. - Thuốc cản quang có iôt: visotrat. - Các hormon: insulin, ACTH, vasopressin. - Các loại vacxin, huyết thanh: vaccin phòng dại, phòng uốn ván, huyết thanh kháng bạch cầu, uốn ván. - Các thuốc có phân tử lượng thấp: dextran, gamma globulin, dịch chiết phủ tạng. - Các enzym: trypsin, chymotrypsin. - Các thuốc khác: tiemonium, chlorpromazine hydrochloride, paracetamol, paracetamol-codein. 1.2. Các nguyên nhân khác gây sốc phản vệ - Thức ăn: Có nhiều loại thức ăn nguồn gốc động vật, thực vật, gây sốc phản vệ như: cá thu, cá ngừ, xôi gấc, tôm, tép, ốc, trứng, sữa, nhộng, dứa, khoai tây, xoài, lạc, đậu nành, chất phụ gia v.v… - Nọc côn trùng: sốc phản vệ xảy ra do ong đốt, rắn, nhện, bọ cạp cắn. Bệnh cảnh lâm sàng của sốc phản vệ do côn trùng và do các nguyên nhân khác (thuốc - thực phẩm) về cơ bản giống nhau. 2. Triệu chứng của sốc phản vệ Ngay sau khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc muộn hơn, xuất hiện: Cảm giác khác thường (bồn chồn, hốt hoảng, sợ hãi…), tiếp đó có các biểu hiện sau: – Mẩn ngứa, ban đỏ, mày đay, phù Quincke. – Mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt có khi không đo được. – Khó thở (kiểu hen, thanh quản), nghẹt thở. – Đau quặn bụng, ỉa đái không tự chủ. – Đau đầu, chóng mặt, đôi khi hôn mê. – Choáng váng, vật vã, giẫy giụa, co giật. 3. Xử Trí sốc phản vệ Theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế (1999). 3.1. Xử trí ngay tại chỗ - Ngừng ngay đường tiếp xúc với dị nguyên (thuốc đang dùng tiêm, uống, bôi, nhỏ mắt, mũi…) - Cho bệnh nhân nằm tại chỗ. - Thuốc: Adrenaline thuốc cơ bản để chống sốc phản vệ. *Adrenaline dung dịch 1/1.000, ống 1ml =1mg, tiêm dưới da ngay sau khi với liều như sau: + 1/2 -> 1 ống ở người lớn, không quá 0,3ml ở trẻ em (ống (1ml) + 9ml nước cất = 10ml sau đó tiêm 0,1ml/kg) hoặc Adrenaline 0,01mg/kg cho cả trẻ em lẫn người lớn. + Tiếp tục tiêm Adrenaline liều như trên 10 – 15 phút/lần cho đến khi huyết áp trở lại bình thường, ủ ấm, đầu thấp chân cao, theo dõi huyết áp 10 – 15phút/ lần (nằm nghiêng nếu có nôn). + Nếu sốc quá nặng đe dọạ tử vong, ngoài đường tiêm dưới da có thể tiêm Adrenaline dung dịch 1/10.000 (pha loãng 1/10) qua tĩnh mạch, bơm qua ống nội khí quản hoặc tiêm qua màng nhẫn giáp. 3.2. Tuỳ theo điều kiện trang thiết bị y tế và trình độ chuyên môn kỹ thuật của từng tuyến có thể áp dụng các biện pháp sau: - Xử trí suy hô hấp: * Thở ôxy mũi, thổi ngạt. * Bóp bóng Ambu có oxy. * Đặt nội khí quản, thông khí nhân tạo -> Mở khí quản nếu có phù thanh môn. * Truyền tĩnh mạch chậm: Aminophyline 1mg/kg/giờ hoặc Terbutaline 0,2 microgam/kg/phút. Có thể dùng: Terbutaline 0,5mg, 01 ống dưới da cho người lớn và 0,2ml/10kg ở trẻ em. Tiêm lại sau 6 – 8 giờ nếu không đỡ khó thở. - Thiết lập đường truyền tĩnh mạch: Adrenaline để duy trì huyết áp bắt đầu bằng 0,1microgam/kg/phút điều chỉnh tốc độ theo huyết áp (khoảng 2mg Adrenaline/giờ cho người lớn 55kg). - Các thuốc khác : * Methylprednisolon 1- 2mg/kg/4giờ hoặc Hydrocortisone. * Hemisuccinate 5mg/kg/giờ tiêm tĩnh mạch (có thể tiêm bắp ở cấp cơ sở). Dùng liều cao nếu sốc nặng (gấp 2- 5 lần). * Natriclorua 0,9% 1- 2 lít ở người lớn, không quá 20ml/kg ở trẻ em. * Diphenhydramine 1- 2mg tiêm bắp hay tĩnh mạch. - Điều trị phối hợp: * Uống than hoạt 1g/kg nếu dị nguyên qua đường tiêu hoá * Băng ép chi phía trên chỗ tiêm hoặc đường vào của nọc độc. Chú ý: * Theo dõi bệnh nhân ít nhất 24 giờ sau khi huyết áp đã ổn định. * Sau khi sơ cứu nên vận dụng đường tiêm tĩnh mạch đùi. * Nếu huyết áp vẫn không lên sau khi truyền đủ dịch và Adrenaline, thì có thể truyền thêm huyết tương, albumin (hoặc máu nếu mất máu) hoặc bất cứ dung dịch cao phân tử nào sẵn có. * Điều dưỡng có thể dùng Adrenaline dưới da theo phác đồ khi bác sỹ không có mặt. * Hỏi kỹ tiền sử dị ứng và chuẩn bị hộp thuốc cấp cứu sốc phản vệ trước khi dùng thuốc cần thiết. * Các khoản cần thiết trong hộp chống sốc (tổng cộng: 07 khoản) 1. Adrenaline 1mg – 1mL: 2 ống 2. Nước cất 10 mL: 2 ống 3. Bơm tiêm vô khuẩn (dùng một lần): 10mL: 2 cái và 1mL 2 cái 4. Hydrocortisone hemusuccinate 100mg hoặc Methyprednisolon (Solumedrol 40mg hoặc Depersolon 30mg 02 ống). 5. Phương tiện khử trùng (bông, băng, gạc, cồn) 6. Dây garo. 7. Phác đồ cấp cứu sốc phản vệ của bộ Y tế ThS. BS. Phạm Đăng Hải Khoa Hồi sức tích cực – Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ
Tin cùng chuyên mục
Tin cùng chuyên mục
Hoa hoè và lợi ích sức khoẻ
08:25 22/11/2024Điều trị mất ngủ bằng cây thuốc dân gian
17:11 20/11/2024Viêm gan virus C, những điều cần biết
15:43 20/11/2024Những điều cần biết về quy trình khám vô sinh nam
09:34 20/11/2024Nối thành công "của quý" của nam thanh niên hoang tưởng ảo giác
16:24 01/11/2024Những thói gây vô sinh ở nam giới thường gặp
15:02 29/10/2024Từ khóa » Phác đồ Cấp Cứu Sốc Phản Vệ Trẻ Em
-
Phác đồ điều Trị Sốc Phản Vệ ở Trẻ Em
-
SỐC PHẢN VỆ Ở TRẺ EM - Bệnh Viện đa Khoa Tỉnh Quảng Ninh
-
Phác đồ Chẩn đoán, điều Trị Và Dự Phòng Sốc Phản Vệ
-
Phản Vệ ở Trẻ Em | Vinmec
-
Phác Đồ Cấp Cứu Sốc Phản Vệ - Bệnh Viện Phạm Ngọc Thạch
-
Cấp Cứu Sốc Phản Vệ: Quy Trình Xử Lý Theo đúng Trình Tự Từng Bước
-
PHÁC ĐỒ CHẨN ĐOÁN VÀ CẤP CỨU BAN ĐẦU SỐC PHẢN VỆ
-
[PDF] PHÁC ĐỒ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ
-
Cập Nhật Hướng Dẫn Chẩn đoán Và Xử Trí Phản Vệ
-
CẤP CỨU PHẢN VỆ Huong-dan-xu-tri-cap-cuu-phan-ve
-
[PDF] CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ XỬ TRÍ SỐC PHẢN VỆ
-
Cách Xử Lý Khi Trẻ Bị Sốc Phản Vệ Nhanh Và Kịp Thời | Medlatec
-
Thông Tư 51/2017/TT-BYT Hướng Dẫn Phòng Chẩn đoán Và Xử Trí ...