Sốc Phản Vệ Sau Tiêm Chủng Vắc Xin Covid-19 (Comirnaty)
Thông tin chính
- Sốc phản vệ là một phản ứng có hại rất hiếm có thể xảy ra sau khi sử dụng bất kỳ loại vắc xin nào, kể cả vắc xin phòng nhiễm COVID-19, như Comirnaty.
- Vắc xin COVID-19 phải luôn được tiêm ở nơi có thể xác định và xử lý phản vệ kịp thời.
- Bất kỳ ai tiêm vắc xin Comirnaty phải được theo dõi chặt chẽ trong ít nhất 20 phút sau khi tiêm chủng, những người có các yếu tố nguy cơ sốc phản vệ nên được theo dõi trong tối thiểu 30 phút.
- Tiêm bắp adrenaline là phương pháp điều trị đầu tiên cho sốc phản vệ.
- Adrenaline 1 mg/ml (1:1000) phải có sẵn tại các trung tâm tiêm chủng.
- Không nên tiêm Comirnaty cho những người có tiền sử dị ứng với bất kỳ thành phần nào của vắc xin hoặc nếu họ bị sốc phản vệ sau liều đầu tiên.
Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng đe dọa tính mạng rất hiếm có thể xảy ra khi sau khi tiêm vắc-xin.
New Zealand đã triển khai tiêm vắc xin COVID-19 bắt đầu từ ngày 20 tháng 2 năm 2021. Loại vắc xin hiện có là vắc xin Pfizer/BioNTech mRNA COVID-19 (Comirnaty). Đã có báo cáo về trường hợp nghi ngờ bị sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Comirnaty ở New Zealand.
Điều cần thiết là các cán bộ tiêm chủng có thể xác định và cấp cứu kịp thời cho các trường hợp sốc phản vệ.
Giới thiệu về sốc phản vệ
Sốc phản vệ là một phản ứng quá mẫn cấp tính nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng, được đặc trưng bởi:
+ tổn thương đường thở nhanh chóng do phù nề hầu họng hoặc thanh quản
+ và/hoặc thở khò khè và tăng nhịp thở do co thắt phế quản
+ và/hoặc ảnh hưởng đến tuần hoàn, như hạ huyết áp và/hoặc nhịp tim nhanh.
Mặc dù không phải lúc nào cũng gặp các biểu hiện trên nhưng hầu hết các trường hợp đều có liên quan đến những thay đổi về da và niêm mạc (ví dụ, mẩn đỏ, nổi mề đay hoặc sưng đỏ, sưng môi, mặt và mắt). Tuy nhiên, đôi khi tê hoặc ngứa ran quanh miệng lại là dấu hiệu đầu tiên của sốc phản vệ. Điều vô cùng quan trọng là phải cấp cứu ngay nếu có nghi ngờ sốc phản vệ, ngay cả khi những dấu hiệu trên không được quan sát thấy.
Sốc phản vệ là kết quả của sự suy giảm đột ngột của các tế bào mast và bạch cầu ưa base, giải phóng các chất trung gian như histamin, protease, prostaglandin và leukotrienes vào tuần hoàn.
Các yếu tố nguy cơ gây sốc phản vệ đối với vắc xin Comirnaty
Các đối tượng có tiền sử sốc phản vệ với bất kỳ thành phần nào trong vắc xin Comirnaty thì được khuyến cáo không nên tiêm. Các thành phần vắc xin đã được liệt kê trong chuyên luận thuốccủa New Zealand (xem phần 2 về thành phần hoạt chất và phần 6.1 về danh sách tá dược).
Polyethylene glycol (PEG), còn được gọi là macrogol, là một thành phần trong vắc xin mRNA COVID-19. PEG có trong nhiều loại thuốc khác nhau và được công nhận là một chất gây dị ứng có thể gây ra sốc phản vệ ở một số trường hợp.
Những người có tiền sử phản ứng kiểu phản vệ với bất kỳ chất nào khác sẽ có nguy cơ cao bị phản ứng phản vệ với vắc xin mRNA COVID-19. Những đối tượng này vẫn có thể tiêm vắc xin nhưng phải được theo dõi trong ít nhất 30 phút và được tư vấn cụ thể về các triệu chứng của sốc phản vệ và cách gọi trợ giúp trước khi rời cơ sở tiêm chủng.
Phương pháp điều trị sốc phản vệ
Adrenaline là thuốc điều trị ưu tiên cho sốc phản vệ và cần được sử dụng ngay nếu nghi ngờ có sốc phản vệ.
Adrenaline 1 mg/ml (1:1000) phải luôn có sẵn tại các trung tâm tiêm chủng.
Adrenaline nên được dùng bằng cách tiêm bắp sâu vào bên ngoài đùi. Hầu hết người lớn nên tiêm 0,5 mg ở liều đầu tiên (0,5 mL adrenaline 1 mg/ml). Nếu biết hoặc nghi ngờ đối tượng tiêm nặng dưới 50kg hoặc, cán bộ y tế có thể giảm liều bằng cách sử dụng 0,01 mL/kg adrenaline 1 mg/ml đến tối đa 0,5 mL mỗi liều. Liều có thể được lặp lại sau mỗi năm phút theo yêu cầu cho đến khi có sự hỗ trợ dứt điểm.
Tất cả các trường hợp sốc phản vệ cần được nhập viện để theo dõi.
Các xét nghiệm để xác định sốc phản vệ
Lượng tryptase giải phóng từ các tế bào mast là một dấu hiệu đặc hiệu cao nhưng không nhạy đối với phản vệ. Nồng độ tryptase tăng cao từ 15 phút đến 3 giờ sau khi bắt đầu phản vệ.
Các mẫu máu được lấy trong vòng 4–6 giờ kể từ khi khởi phát sốc nhiễm khuẩn vẫn có thể cho thấy nồng độ tryptase tăng cao. Cần lấy thêm 1 mẫu sau hơn 24 giờ sau khi không còn các triệu chứng được sử dụng làm giá trị nền.
Nồng độ tryptase huyết thanh cấp tính lớn hơn hoặc bằng 2 µg/L + (1,2 x mức cơ bản) sẽ hỗ trợ chẩn đoán sốc phản vệ.
Ghi chép và báo cáo các trường hợp sốc phản vệ sau khi tiêm vắc xin Comirnaty
Sau khi xử trí cấp cứu, bệnh nhân cần ngay lập tức được sắp xếp chuyển đến bệnh viện, các trường hợp sốc phản vệ phải được ghi lại trong Sổ đăng ký Tiêm chủng COVID-19 (CIR). Các tác dụng phụ sau khi tiêm chủng (AEFIs) xảy ra sau khi người đó đã rời khỏi trung tâm tiêm chủng phải được báo cáo cho Trung tâm Giám sát các phản ứng có hại (CARM) bằng cách sử dụng biểu mẫu trực tuyến. Điều quan trọng đó là báo cáo càng chi tiết càng tốt khi mô tả về trường hợp nghi ngờ sốc phản vệ, bao gồm các triệu chứng, dấu hiệu, thời gian khởi phát và đáp ứng với điều trị. Các báo cáo nghi ngờ sốc phản vệ sẽ được CARM đánh giá dựa trên định nghĩa trường hợp của Brighton Collaboration về phản vệ.
Hệ quả của sốc phản vệ đối với lần tiêm chủng tiếp theo
Những người bị sốc phản vệ với liều đầu tiên của Comirnaty không nên tiêm các liều vắc-xin tiếp theo.
Nguồn: https://www.medsafe.govt.nz/profs/PUArticles/June2021/Anaphylaxis-following-vaccination-Comirnaty.html
Điểm tin: CTV. Hoàng Hải Linh, CTV. Vương Thị Hương, ThS. Nguyễn Thị Tuyến
Từ khóa » Sốc Thuốc Vắc Xin
-
Các Phản ứng Dị ứng Sau Khi Tiêm Chủng COVID-19
-
Sốc Phản Vệ Khi Tiêm Phòng Vắc-xin Và Cách Khắc Phục
-
Dấu Hiệu Phản ứng - Phản ứng Phản Vệ Sau Tiêm Vắc Xin | Vinmec
-
Dấu Hiệu Gợi ý Sốc Phản Vệ Sau Tiêm Vắc Xin | Vinmec
-
Ca Tử Vong Sau Tiêm Vắc Xin Phòng COVID-19: Sốc Phản Vệ ... - HCDC
-
Phản ứng Sau Tiêm Vaccine COVID-19, Làm Sao để Giảm Rủi Ro?
-
Các Triệu Chứng Sau Khi Tiêm Vắc Xin Covid-19 Thường Gặp Nhất
-
Xử Trí Sốc Phản Vệ Khi Tiêm Vắc-xin| VTC14 - YouTube
-
Trẻ Tử Vong Sau Tiêm Vắc Xin Quinvaxem Tại Nghệ An: Nghĩ Nhiều ...
-
[PDF] Vắc-xin Corona Chủng Mới được Tiêm ở Bắp Tay Vai Trên. Vào Ngày ...
-
Phản ứng Phụ Của Vắc Xin Corona Chủng Mới「新型コロナワクチン ...
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Sốc Phản Vệ Sau Khi Tiêm Vaccine N-COVY Là Gì?
-
Dấu Hiệu Nhận Biết Dị ứng, Phản Vệ Khi Tiêm Vắc Xin Covid-19
-
Sốc Phản Vệ Với Kháng Sinh, Bị Từ Chối Tiêm Vắc-xin?
-
1 Trong 4 Học Sinh Sốc Phản Vệ Sau Tiêm Vắc-xin Covid-19 đã Tử Vong
-
Một Học Sinh Bắc Giang Sốc Phản Vệ Sau Tiêm Vắc Xin đã Tử Vong
-
Các Phản ứng Nặng Và Tác Dụng Phụ Sau Tiêm Vắc Xin Covid-19
-
Trách Nhiệm Bồi Thường Nếu Tử Vong Khi Tiêm Vắc Xin Covid-19
-
[PDF] Danh Sách Kiểm Tra Trước Khi Tiêm Chủng Cho Vắc-xin Ngừa ...