Sóc Trăng – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ. (tháng 4/2024)
Bài này đang dùng nhiều liên kết trần để chú thích. Xin hãy sử dụng chú thích đầy đủ với các tham số như nhan đề, tác giả, ngày tháng và nguồn dẫn để dễ dàng kiểm chứng trong tương lai. Bạn cũng có thể dùng các bản mẫu và công cụ có sẵn của Wikipedia như reFill. (tháng 4/2024)
Sóc Trăng
Tỉnh
Tỉnh Sóc Trăng
Biểu trưng
Một ngôi chùa tại thành phố Sóc Trăng
Tên khácĐất Sóc
Biệt danhXứ kho bạc Quê hương của bánh Pía Con rồng thứ 9 của sông Cửu Long Xứ sở chùa vàng của Việt Nam
Tên cũBa Xuyên, Nguyệt Giang, Hậu Giang
Hành chính
Quốc gia Việt Nam
VùngĐồng bằng sông Cửu Long
Tỉnh lỵThành phố Sóc Trăng
Trụ sở UBNDSố 1, đường Châu Văn Tiếp, phường 2, thành phố Sóc Trăng
Phân chia hành chính1 thành phố, 2 thị xã, 8 huyện
Thành lập01/01/1900[1] 04/1992: tái lập tỉnh[2]
Đại biểu Quốc hội
  • Nguyễn Xuân Dắt
  • Triệu Thị Ngọc Diễm
  • Thượng tọa Lý Minh Đức
  • Phạm Thị Minh Huệ
  • Lâm Văn Mẫn
  • Hoàng Thanh Tùng
  • Tô Ái Vang
Tổ chức lãnh đạo
Chủ tịch UBNDTrần Văn Lâu
Hội đồng nhân dân52 đại biểu
Chủ tịch HĐNDHồ Thị Cẩm Đào
Chủ tịch UBMTTQDương Sà Kha
Chánh án TANDThái Rết
Viện trưởng VKSNDĐinh Gia Hưng
Bí thư Tỉnh ủyLâm Văn Mẫn
Địa lý
Tọa độ: 9°36′B 105°54′Đ / 9,6°B 105,9°Đ / 9.6; 105.9
Map

Bản đồ tỉnh Sóc Trăng

Vị trí tỉnh Sóc Trăng trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Sóc Trăng trên bản đồ Việt Nam
Vị trí tỉnh Sóc Trăng trên bản đồ Việt Nam
Diện tích3.298,2 km²[3][4]:90
Dân số (2022)
Tổng cộng1.406.800 người[4]:93
Thành thị421.400 người (29,95%)[4]:99
Nông thôn985.400 người (67,2%)[4]:101
Mật độ426 người/km²[4]:90
Dân tộcKinh, Hoa, Khmer,...
Kinh tế (2022)
GRDP74.709 tỉ đồng (3,1 tỉ USD)
GRDP đầu người53,1 triệu đồng (2.243 USD)
Khác
Mã địa lýVN-52
Mã hành chính94[5]
Mã bưu chính95xxxx
Mã điện thoại299
Biển số xe83
Websitesoctrang.gov.vn
  • x
  • t
  • s

Sóc Trăng là một tỉnh ven biển, nằm trong vùng hạ lưu Nam sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.

Năm 2018, Sóc Trăng là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 22 về số dân, xếp thứ 38 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 51 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 47 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 1.315.900 người dân[6], GRDP đạt 49.346 tỉ Đồng (tương ứng với 2,1432 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 37,5 triệu đồng (tương ứng với 1.628 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 7,20%.[7]

Nguồn gốc tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi Sóc Trăng do từ Srok Kh'leang của tiếng Khmer mà ra. Srok (ស្រុក) tức là "xứ", "cõi", Kh'leang (ឃ្លាំង) là "kho", "vựa", "chỗ chứa bạc". Srok Kh'leang (ស្រុកឃ្លាំង) mang ý nghĩa là xứ có kho chứa bạc của nhà vua. Tiếng Việt phiên âm ra là "Sóc-Kha-Leng" rồi sau đó thành Sóc Trăng. Dưới triều Minh Mạng, Sóc Trăng đổi thành Sông Trăng, dịch theo Hán tự là Nguyệt Giang (月江), nên Sóc Trăng gọi là Nguyệt Giang tỉnh.[8][9]

Đại Nam nhất thống chí viết về sông Ba Xuyên thuộc địa bàn tỉnh An Giang nhà Nguyễn như sau:

"... Sông Ba Xuyên ở phía Nam hạ lưu sông Hậu Giang, cách huyện Vĩnh Định 8 dặm về phía Bắc, trước là sông Ba Thắc, rộng 15 trượng sâu 8 thước, đi về phía Nam 15 dặm, đổ ra cửa biển Ba Xuyên, đi về phía Tây 60 dặm đến trường Tàu, tức là chỗ tàu biển đỗ. Ở đây người Trung Quốc và người Cao Miên ở lẫn lộn, chợ phố liên tiếp, lại 65 dặm đến ngã ba sông Nguyệt, tục gọi là Sóc Trăng,... Năm Kỷ Dậu (1789) hồi đầu thời trung hưng đặt bảo Trấn Di ở phía Bắc sông Ba Thắc, tức sông này."[10]

Theo vài ý kiến khác:

- Theo Lê Hương tên gọi Sóc Trăng đọc trại từ Srok Tréang trong tiếng Khmer, có nghĩa là "vùng đất lau sậy" hay "Bãi Sậy". Lí do là vì xưa kia lau sậy hoang mọc nhiều ở vùng này.[11].

- Theo Triều Dương (một học giả ở địa phương) thì đó là cách gọi dựa trên sự kết hợp tự nguyện và đồng thuận giữa người khmer và người kinh, giữa cái cũ và cái mới. Bởi nơi đây tên cũ là Sóc-Kh-Leng từ lúc Minh Mạng tiếp quản vùng này có thêm tên mới là Sông Trăng. Người ta gọi tên cũ lẫn tên mới thành Sóc-kh-leng_Sông-Trăng... sau đó vì thấy dài, người ta gọi ngắn gọn lại thành Sóc Trăng.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Vị trí địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Sóc Trăng nằm ở cửa Nam sông Hậu, cách Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 231 km, cách Cần Thơ 62 km, nằm trên tuyến Quốc lộ 1 nối liền các tỉnh Hậu Giang, Thành phố Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí tọa độ 9012' - 9056' vĩ Bắc và 105033' - 106023' kinh Đông. Đường bờ biển dài 72 km và 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề, Mỹ Thanh đổ ra Biển Đông. Tỉnh Sóc Trăng có vị trí địa lý:

  • Phía đông và đông nam giáp Biển Đông
  • Phía đông bắc giáp tỉnh Trà Vinh và tỉnh Vĩnh Long
  • Phía tây nam giáp tỉnh Bạc Liêu
  • Phía bắc và tây bắc giáp tỉnh Hậu Giang.
Biểu đồ gió Hậu Giang Hậu Giang Trà VinhVĩnh Long Biểu đồ gió
Biển Đông
   Sóc Trăng    
Bạc Liêu Biển Đông

Các điểm cực của tỉnh Sóc Trăng:

  • Điểm cực Bắc tại: xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách
  • Điểm cực Nam tại: xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu
  • Điểm cực Tây tại: xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm
  • Điểm cực Đông tại: xã An Thạnh 3, huyện Cù Lao Dung.[12]

Địa hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Địa hình trong tỉnh Sóc Trăng thấp và tương đối bằng phẳng, có dạng lòng chảo, cao ở phía sông Hậu và biển Đông thấp dần vào trong, vùng thấp nhất là phía Tây và Tây Bắc, với Độ cao cốt đất tuyệt đối từ 0,4 - 1,5m, độ dốc thay đổi khoảng 45 cm/km chiều dài. Tiểu địa hình có dạng gợn sóng không đều, xen kẽ là những giồng cát địa hình tương đối cao và những vùng thấp trũng nhiễm mặn, phèn. Sóc Trăng có hệ thống kinh rạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, đồng thời còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.[13]

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]

Sóc Trăng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng gió mùa, chia thành mùa là mùa khô và mùa mưa, trong đó:

  • Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10
  • Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau
  • Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26,8 °C, ít khi bị bão lũ
  • Lượng mưa trung bình trong năm là 1.864 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 8, 9, 10
  • Độ ẩm trung bình là 83%.

Các điều kiện khí hậu như trên thuận lợi phát triển trồng cây lúa và các loại hoa màu khác.[13]

Sông ngòi

[sửa | sửa mã nguồn]
Sông Nguyệt (sông Maspero) thành phố Sóc Trăng

Sóc Trăng có hệ thống kênh rạch chịu ảnh hường của chế độ thủy triều ngày lên xuống 2 lần, mực triều dao động trung bình từ 0,4 m đến 1 m. Thủy triều vùng biển không những gắn liền với các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của cư dân địa phương, mà còn mang lại nhiều điều kỳ thú cho du khách khi đến tham quan, du lịch và tìm hiểu hệ sinh thái rừng tự nhiên.

Nhờ vào địa thế đặc biệt, nơi dòng sông Hậu đổ ra biển Đông, vùng có nhiều trữ lượng tôm cá, Sóc Trăng có đủ điều kiện thuận lợi để cũng như phát triển kinh tế biển tổng hợp.[13]

Tài nguyên đất

[sửa | sửa mã nguồn]

Đất đai của Sóc Trăng có độ màu mỡ cao, thích hợp cho việc phát triển cây lúa nước, cây công nghiệp ngắn ngày như: mía, đậu nành, bắp,... các loại rau màu như: hành, tỏi,... các loại cây ăn trái như: bưởi, xoài, sầu riêng,...

Hiện đất nông nghiệp chiếm 82,89%, trong đó:

  • Đất sản xuất nông nghiệp chiếm 62,13%
  • Đất lâm nghiệp có rừng 11.356 ha chiếm 3,43%
  • Đất nuôi trồng thủy sản 54.373 ha chiếm 16,42%
  • Đất làm muối và đất nông nghiệp khác chiếm 0,97%.

Đất nông nghiệp trong địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng cho canh tác lúa, cây hàng năm khác và diện tích đất còn lại dùng trồng cây lâu năm và cây ăn trái, ngoài ra cũng có nhiều diện tích đất tự nhiên chưa được sử dụng. Đất đai tại Sóc Trăng có thể chia thành 4 nhóm chính: nhóm đất cát, nhóm đất phù sa, nhóm đất mặn, nhóm đất nhân tác.

Điều kiện tự nhiên trong địa bàn tỉnh nhìn chung cũng đang gặp phải khó khăn như thiếu nước ngọt và bị xâm nhập mặn trong Mùa khô, một số khu vực bị nhiễm phèn, nhưng việc sử dụng đất ở Sóc Trăng lại có nhiều thuận lợi cơ bản để phát triển nông, ngư nghiệp đa dạng và trên cơ sở đó hình thành những khu du lịch sinh thái phong phú. Đặc biệt, Sóc Trăng còn có dải cù lao thuộc huyện Kế Sách, Long Phú và Cù Lao Dung chạy dài ra tận cửa biển với nhiều cây trái nhiệt đới, không khí trong lành như cồn Mỹ Phước, Khu du lịch Song Phụng, Cù Lao Dung,... là địa điểm lý tưởng để phát triển loại hình du lịch sinh thái.[13]

Tài nguyên rừng

[sửa | sửa mã nguồn]

Sóc Trăng còn có nguồn tài nguyên rừng với các loại cây chính như Tràm, bần, giá, vẹt, đước, dừa nước. Rừng của Sóc Trăng thuộc hệ rừng ngập mặn ven biển và rừng tràm ở khu vực đất nhiễm phèn.

Tài nguyên biển

[sửa | sửa mã nguồn]

Sóc Trăng còn có 72 km bờ biển với 2 cửa sông lớn là sông Hậu và sông Mỹ Thanh, có nguồn hải sản đáng kể bao gồm cá đáy, cá nổi và tôm. Sóc Trăng có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế biển tổng hợp, thủy hải sản, nông - lâm nghiệp biển, công nghiệp hướng biển, thương cảng, cảng cá, dịch vụ cảng biển, xuất nhập khẩu, du lịch và vận tải biển.[13]

Hành chính

[sửa | sửa mã nguồn]

Tỉnh Sóc Trăng có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện với 108 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 16 phường, 12 thị trấn và 80 xã.[14]

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng TP.Sóc TrăngTP.Sóc Trăng TX.Ngã NămTX.Ngã Năm TX.Vĩnh ChâuTX.Vĩnh Châu H.Thạnh TrịH.Thạnh Trị H.Mỹ XuyênH.Mỹ Xuyên H.Trần ĐềH.Trần Đề H.Cù Lao DungH.Cù Lao Dung H.Long PhúH.Long Phú H.Kế SáchH.Kế Sách H.Châu ThànhH.Châu Thành H.Mỹ TúH.Mỹ Tú T. Bạc LiêuT. Bạc Liêu T. Hậu GiangT. Hậu Giang T. Vĩnh LongT. Vĩnh Long T. Trà VinhT. Trà Vinh

Bản đồ hành chính tỉnh Sóc Trăng

Danh sách các đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh Sóc Trăng
Tên Diện tích năm 2022 (km²) Dân số năm 2022 (người) Mật độ dân số (người/km²) Hành chính Năm thành lập Loại đô thị Năm công nhận
Thành phố (1)
Sóc Trăng 75,99 144.004 1.895 9 phường 2007 Loại II 2022
Thị xã (2)
Ngã Năm 241,93 74.758 309 3 phường, 5 xã 2013 Loại IV 2010
Vĩnh Châu 471 166.670 354 4 phường, 6 xã 2011 Loại IV 2010
Huyện (8)
Châu Thành 236,15 93.425 396 1 thị trấn, 7 xã 2008
Cù Lao Dung 245,04 57.262 234 1 thị trấn, 7 xã 2002
Kế Sách 353,26 147.032 416 2 thị trấn, 11 xã 1906
Long Phú 264,76 93.360 353 2 thị trấn, 9 xã 1926
Mỹ Tú 368,45 88.761 241 1 thị trấn, 8 xã 1976
Mỹ Xuyên 373,14 147.700 396 1 thị trấn, 10 xã 1976
Thạnh Trị 287,18 73.412 256 2 thị trấn, 8 xã 1976
Trần Đề 381,30 111.439 292 2 thị trấn, 9 xã 2009
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2022[15][16]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử hành chính Sóc Trăng

Thời phong kiến

[sửa | sửa mã nguồn]

Vùng Sóc Trăng tiền thân vốn là đất Ba Thắc, nửa cuối thế kỷ 18 đã bắt đầu được sáp nhập vào lãnh thổ xứ Đàng Trong của Việt Nam. Ban đầu vùng Sóc Trăng (Ba Thắc) thuộc dinh Vĩnh Trấn, (sau đổi thành trấn Vĩnh Thanh), phủ Gia Định của Đàng Trong.[17]

Đại Nam nhất thống chí viết rằng: Đất Ba Thắc (sau là phủ Ba Xuyên tỉnh An Giang) nguyên là đất Cao Miên, đến đầu thời trung hưng cơ nghiệp chúa Nguyễn của Nguyễn Ánh (tức là khoảng sau năm 1788, sau khi lấy được vùng đất Nam Hà do họ Mạc dâng tặng, cùng việc quản lí các vùng đất còn lại của các thế lực người Man ở phía Nam. Nguyễn Ánh lập đất đó thành phủ An Biên và cho người Man (người Cao Miên) lập đồn điền ở đây. Đến năm Nhâm Tý (1792) Nặc Ấn (Ang Eng tức Narayanaraja III (1779-1796)) từ Xiêm La trở về Cao Miên. Nguyễn Ánh cắt đất Ba Thắc trả về cho Nặc Ấn. Năm Minh Mạng thứ 16 (1835), quan phiên (người Cao Miên) là Trà Long xin đặt quan cai trị [đất ấy], Minh Mạng liền đổi tên phủ là Ba Xuyên và cho đặt chức an phủ sứ để quản phủ này.[18][19] (Phủ An Biên (thuộc dinh Vĩnh Trấn (Long Hồ)) này là khác với phủ An Biên của tỉnh Hà Tiên nhà Nguyễn chỉ mới đặt ra vào năm Minh Mạng thứ 7 (1826))[20]

Đại Việt địa dư toàn biên của Nguyễn Văn Siêu viết:

"....Con Tôn là Ấn thay lên làm vua, nước Trà Và đến xâm lược, Ấn chạy sang nước Xiêm ở bên ấy. Sai Chiêu Trùy Biện giữ nước. Đến lúc Ấn về lập tức sai sứ đem phương vật sang cống ta. Vua cho đất Ba Thắc (năm Minh Mạng thứ 16 lại đặt chỗ này làm phủ Ba Xuyên)..."[21]

Như vậy, đất Ba Thắc của Cao Miên, bắt đầu thuộc chúa Nguyễn (do Nặc Ong Nhuận (Ang Tong tức vua Ramathipadi II), (khoảng năm 1756-1757) dâng cho chúa Nguyễn Phúc Khoát cùng với đất Trà Vinh[22]) giai đoạn 1757-1792; rồi lại về Cao Miên giai đoạn 1792-1835 (cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19); từ sau năm 1835 vùng đất Ba Thắc (Trung tâm là Bãi xàu cũ nay thuộc huyện Mỹ Xuyên hiện còn Đình thờ) tức tỉnh Sóc Trăng mới hoàn toàn thuộc vào lãnh thổ Đại Nam (tức Việt Nam) (giai đoạn 1835-1867 đất Ba Thắc trở thành phủ Ba Xuyên thuộc tỉnh An Giang nhà Nguyễn). Năm 1840, vua Minh Mạng đổi chức An phủ sứ thành Tri phủ, cử người Kinh đảm trách. Phủ Ba Xuyên lúc này tục gọi là Sóc Trăng, có 3 huyện Phong Nhiêu, Phong Thạnh và Vĩnh Định.

Trong Lịch sử khẩn hoang miền Nam, Sơn Nam viết:

"Vùng Ba Thắc (Bãi Xàu, Sóc Trăng, Kế Sách). Vua Gia Long khi còn ở đất Gia Định thì cho người Miên (người Khmer) ở địa phương lập đồn điền mỗi năm nạp lúa sưu thuế. Năm 1792, Nặc Ấn ở Xiêm về, vua đem đất ấy cho lại; năm 1835, các quan lại người Miên ở địa phương yêu cầu ta giúp đỡ, vua Minh Mạng cho người Miên hưởng chế độ tự trị rộng rãi với quan phủ coi việc nội an, mãi đến khi người Pháp đánh nước ta, quan phủ vẫn là người Miên."

Thời Pháp thuộc

[sửa | sửa mã nguồn]
Bản đồ hạt Sóc Trăng năm 1888
Bản đồ tỉnh Sóc Trăng năm 1930

Đầu thời Pháp thuộc, phủ Ba Xuyên đổi thành hạt thanh tra Ba Xuyên. Ngày 15 tháng 7 năm 1867, Pháp đổi hạt thanh tra Ba Xuyên thành hạt thanh tra Sóc Trăng, gồm 11 tổng; do Bertaux Levillain làm Chủ hạt đầu tiên (1867 - 1868). Ngày 05 tháng 6 năm 1871, Chủ hạt Sóc Trăng là Lahagre đồng ý nhận thêm hạt Long Xuyên tách ra từ hạt Rạch Giá. Ngày 18 tháng 12 năm 1871, hạt Long Xuyên được trả về cho hạt Rạch Giá. Từ ngày 05 tháng 1 năm 1876, các hạt thanh tra được đổi thành hạt tham biện, các thôn được gọi là làng. Chủ tỉnh lúc đó là Rossigneux.

Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của Toàn quyền Đông Dương đổi tất cả các hạt tham biện thành tỉnh thì từ ngày 1 tháng 1 năm 1900 hạt tham biện Sóc Trăng trở thành tỉnh Sóc Trăng.[23]. Tỉnh lỵ Sóc Trăng đặt tại làng Khánh Hưng thuộc tổng Nhiêu Khánh, quận Châu Thành. Viên chủ tỉnh đầu tiên là Gustave H. Delanoue (1900 - 1901).

Ngày 10 tháng 9 năm 1906, tỉnh Sóc Trăng có 3 quận là Phú Lộc, Kế Sách, Bàng Long; chủ tỉnh là Laffont. Ngày 30 tháng 8 năm 1916, quận Châu Thành thuộc tỉnh Sóc Trăng được thành lập. Ngày 01 tháng 3 năm 1926, quận Bàng Long được đổi tên thành quận Long Phú. Ngày 10 tháng 12 năm 1926, Chủ tỉnh Sóc Trăng là Maurice Esquivillon đổi tên quận Phú Lộc thành quận Thạnh Trị.

Ngày 19 tháng 11 năm 1929, Pháp hủy bỏ tất cả các Nghị định thành lập quận trước đó, giao cho một ban nghiên cứu chia lại các quận. Ngày 1 tháng 1 năm 1930, tỉnh Sóc Trăng được chia thành 3 quận là Châu Thành, Kế Sách và Long Phú. Năm 1941, Thống đốc Nam Kỳ quyết định thành lập lại quận Thạnh Trị thuộc tỉnh Sóc Trăng.

Sau Cách mạng tháng Tám 1945, Ủy ban Kháng chiến Hành chánh Nam bộ chủ trương bỏ cấp tổng, bỏ đơn vị làng, thống nhất gọi là xã, đồng thời bỏ danh xưng quận, gọi thay thế bằng huyện. Năm 1948, tỉnh Sóc Trăng nhận thêm huyện Vĩnh Châu do tỉnh Bạc Liêu giao cho. Chính quyền Việt Minh nhập huyện Vĩnh Châu vào địa bàn huyện Thạnh Trị.

Trong kháng chiến chống Pháp, tỉnh Sóc Trăng còn nhận thêm một số xã của tỉnh Rạch Giá và tỉnh Cần Thơ giao qua như: Mỹ Qưới, Hương Qưới, Vĩnh Qưới, Lộc Hòa, Long Trị, Long Tân, Tân Long, Long Phú, Phương Bình, Phương Phú (của tỉnh Rạch Giá) và Tân Phước Hưng (của tỉnh Cần Thơ). Năm 1954, tỉnh Sóc Trăng lại trao trả huyện Vĩnh Châu về cho tỉnh Bạc Liêu quản lý trở lại như trước.

Giai đoạn 1954-1975

[sửa | sửa mã nguồn]

Việt Nam Cộng hòa

[sửa | sửa mã nguồn]

Ban đầu, chính quyền Quốc gia Việt Nam và sau đó là Việt Nam Cộng hòa vẫn duy trì tên gọi tỉnh Sóc Trăng và tỉnh lỵ Sóc Trăng như thời Pháp thuộc. Năm 1955, chính quyền Việt Nam Cộng hòa chia tỉnh Sóc Trăng thành 8 quận: Châu Thành, Kế Sách, Long Phú, Thạnh Trị, Long Mỹ, Bãi Xàu, Bố Thảo và Lịch Hội Thượng. Trong đó, quận Long Mỹ được tỉnh Sóc Trăng nhận từ tỉnh Rạch Giá. Tuy nhiên, không lâu sau quận Long Mỹ lại được giao cho tỉnh Cần Thơ quản lý.

Ngày 22 tháng 10 năm 1956, Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm ra Sắc lệnh số 143-NV để "thay đổi địa giới và tên Đô thành Sài Gòn – Chợ Lớn cùng các tỉnh và tỉnh lỵ tại Việt Nam". Địa giới và địa danh các tỉnh ở miền Nam thay đổi nhiều, một số tỉnh mới được thành lập. Theo Sắc lệnh này, địa phận Nam Phần của Việt Nam Cộng hòa gồm Đô thành Sài Gòn và 22 tỉnh. Lúc này, tỉnh Ba Xuyên được thành lập bao gồm phần đất tỉnh Sóc Trăng và tỉnh Bạc Liêu trước đó, tỉnh lỵ đặt tại Sóc Trăng nhưng lúc này lại đổi tên là Khánh Hưng. Tỉnh lỵ Khánh Hưng lấy theo tên xã Khánh Hưng thuộc quận Châu Thành (sau năm 1958 là quận Mỹ Xuyên) vốn là nơi đặt tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên.

Năm 1957, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Châu Thành, Thạnh Trị, Long Phú, Lịch Hội Thượng, Bố Thảo (cùng thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ), Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Giá Rai, Phước Long (cùng thuộc tỉnh Bạc Liêu cũ). Ngày 23 tháng 2 năm 1957, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Huỳnh Văn Tư giao quận Kế Sách cho tỉnh Phong Dinh (tức tỉnh Cần Thơ trước đó) quản lý.

Ngày 13 tháng 1 năm 1958, theo Nghị định số 9-BNV/NC/NP của chính quyền Việt Nam Cộng hòa, địa giới hành chính tỉnh Ba Xuyên có sự điều chỉnh. Theo đó, quận Châu Thành đổi tên thành quận Mỹ Xuyên, quận Bố Thảo đổi tên thành quận Thuận Hoà, giải thể quận Lịch Hội Thượng và quận Vĩnh Châu. Các tổng và xã của các quận cũng có sự điều chỉnh quận Thạnh Trị còn 2 tổng Thạnh An, Thạnh Lộc, quận Long Phú có thêm tổng Định Phước.

Ngày 16 tháng 9 năm 1958, tỉnh trưởng Ba Xuyên là Trần Thanh Bền nhận lại quận Kế Sách từ tỉnh Phong Dinh. Ngày 5 tháng 12 năm 1960, tái lập quận Vĩnh Châu.

Ngày 21 tháng 12 năm 1961, quận Phước Long được chính quyền Việt Nam Cộng hòa giao cho tỉnh Chương Thiện. Lúc này, quận Phước Long cũng bị chia ra thành hai quận có tên là quận Phước Long và quận Kiến Thiện cùng thuộc tỉnh Chương Thiện.

Sắc lệnh số 245-NV ngày 8 tháng 9 năm 1964 của Thủ tướng Việt Nam Cộng hòa quy định kể từ ngày 1 tháng 10 năm 1964 tái lập tỉnh Bạc Liêu, trên cơ sở tách các quận Vĩnh Lợi, Giá Rai, Vĩnh Châu của tỉnh Ba Xuyên và quận Phước Long của tỉnh Chương Thiện. Phần đất còn lại tương ứng với tỉnh Sóc Trăng trước năm 1956, tuy nhiên Việt Nam Cộng hòa vẫn giữ tên tỉnh Ba Xuyên cho vùng đất này đến năm 1975.

Ngày 11 tháng 12 năm 1965, tái lập quận Lịch Hội Thượng. Ngày 11 tháng 7 năm 1968, lập quận Hòa Tú. Ngày 16 tháng 6 năm 1969, lập quận Ngã Năm. Năm 1973, tỉnh Ba Xuyên gồm 8 quận: Mỹ Xuyên, Thuận Hòa, Long Phú, Thạnh Trị, Kế Sách, Ngã Năm, Lịch Hội Thượng, Hòa Tú. Tỉnh lỵ tỉnh Ba Xuyên vẫn giữ nguyên tên là "Khánh Hưng" cho đến năm 1975.

Các viên Chủ tỉnh Ba Xuyên (1950 - 1975)[24]:

  1. Lê Văn Thọ: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng được bổ nhiệm từ ngày 23.02.1950 đến ngày 04.03.1953.
  2. Lương Khắc Nhạc: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng, từ ngày 04.03.1953 đến 18.05.1954.
  3. Nguyễn Văn Ngân: Đốc Phủ Sứ Đặc hạng, từ ngày 18.05.1954 đến 12.04.1955.
  4. Dương văn Đức: Đại tá, từ 122.04.1955 đến ngày 12.03.1956.
  5. Huỳnh Văn Tư: Trung tá,  từ ngày 12.03.1956  đến  05.03.1957.
  6. Lê Quang Hiền: Trung tá, từ 05.03.1957 đến 24.03.1958.
  7. Trần Thanh Bền: Thiếu tá, từ 24.03.1958 đến 20.01.1959.
  8. Hoàng Mạnh Thường: Thiếu tá, từ 20.01.1959 đến 12.10.1961.
  9. Nguyễn Ngọc Tháng: Thiếu tá, từ ngày 12.10.1961 đến 17.07.1962.
  10. Nguyễn Linh Chiêu: Trung tá, từ ngày 17.07.1962 đến 27.11.1963.
  11. Nguyễn Thanh Hoàng: Trung tá,từ 27.01.1963 đến 14.04.1964.
  12. Đào Ngọc Diệp: Thiếu tá, từ ngày 14.04.1964 đến 29.10.1964.
  13. Phạm Văn Út: Đại tá, từ 29.10.1964 đến 08.07.1965.
  14. Nguyễn Ngọc Điệp: Trung tá, từ 08.07.1965 đến 11.11.1965.
  15. Huỳnh Thao Lược: Trung tá, từ 11.11.1965 đến 11.03.1968.
  16. Quách Huỳnh Hà: Trung tá, từ 11.03.1968 đến 1972.
  17. Liêu Quang Nghĩa: Đại tá, từ 1972 đến 30.04.1975.

Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Tuy nhiên, chính quyền Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam và sau này là Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam cùng với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa không công nhận tên gọi tỉnh Ba Xuyên mà vẫn gọi theo tên cũ là tỉnh Sóc Trăng.

Năm 1957, Liên Tỉnh uỷ miền Tây giải thể tỉnh Bạc Liêu, đồng thời đưa các huyện Giá Rai, Vĩnh Lợi, Vĩnh Châu, Hồng Dân, thị xã Bạc Liêu về tỉnh Sóc Trăng quản lý. Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định hợp nhất huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi, lấy tên là huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu. Năm 1958, huyện Kế Sách của tỉnh Sóc Trăng được giao về cho tỉnh Cần Thơ quản lý đến năm 1976.

Đầu năm 1961, chính quyền Cách mạng thành lập thêm huyện Mỹ Xuyên trên cơ sở tách một số xã của huyện Thạnh Trị và huyện Châu Thành. Năm 1962, huyện Giá Rai được giao cho tỉnh Cà Mau. Năm 1963, Tỉnh uỷ Sóc Trăng quyết định giải thể huyện Vĩnh Lợi - Vĩnh Châu, tái lập huyện Vĩnh Châu và huyện Vĩnh Lợi. Tháng 8 năm 1966, huyện Long Phú được chia thành 2 huyện: Long Phú và Lịch Hội Thượng.

Trong giai đoạn 1964-1973, địa bàn tỉnh Bạc Liêu của chính quyền Việt Nam Cộng hòa vẫn do tỉnh Sóc Trăng của chính quyền cách mạng quản lý. Tháng 11 năm 1973, Khu uỷ Tây Nam Bộ quyết định tái lập tỉnh Bạc Liêu, gồm 4 đơn vị hành chính cấp huyện: Vĩnh Lợi, Giá Rai, Hồng Dân và thị xã Bạc Liêu. Tuy nhiên, chính quyền Cách mạng vẫn đặt huyện Vĩnh Châu thuộc tỉnh Sóc Trăng cho đến năm 1976.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, chính quyền quân quản Cộng hòa miền Nam Việt Nam ban đầu vẫn duy trì tỉnh Sóc Trăng cho đến đầu năm 1976. Lúc này, chính quyền Cách mạng cũng bỏ danh xưng "quận" có từ thời Pháp thuộc và lấy danh xưng "huyện" (quận và phường dành cho các đơn vị hành chánh tương đương khi đã đô thị hóa).

Ngày 20 tháng 9 năm 1975, Bộ Chính trị ra Nghị quyết số 245-NQ/TW về việc bỏ khu, hợp tỉnh trong toàn quốc "nhằm xây dựng các tỉnh thành những đơn vị kinh tế, kế hoạch và đơn vị hành chính có khả năng giải quyết đến mức cao nhất những yêu cầu về đẩy mạnh sản xuất, tổ chức đời sống vật chất, văn hóa của nhân dân, về củng cố quốc phòng, bảo vệ trị an, và có khả năng đóng góp tốt nhất vào sự nghiệp chung của cả nước". Theo Nghị quyết này, tỉnh Vĩnh Long, tỉnh Trà Vinh, tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ sẽ hợp nhất lại thành một tỉnh, tên gọi tỉnh mới cùng với nơi đặt tỉnh lỵ sẽ do địa phương đề nghị lên.

Nhưng đến ngày 20 tháng 12 năm 1975, Bộ Chính trị lại ra Nghị quyết số 19/NQ điều chỉnh lại việc hợp nhất tỉnh ở miền Nam Việt Nam cho sát với tình hình thực tế, theo đó tỉnh Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và thành phố Cần Thơ được tiến hành hợp nhất lại thành một tỉnh.

Từ năm 1976 đến nay

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Nghị định số 03/NĐ-76 ngày 24 tháng 2 năm 1976 và Quyết định số 17/QĐ-76 ngày 24 tháng 3 năm 1976, Chính phủ Việt Nam quyết định hợp nhất ba đơn vị hành chính cấp tỉnh ngang bằng nhau là tỉnh Sóc Trăng, tỉnh Cần Thơ và thành phố Cần Thơ để thành lập một tỉnh mới có tên là tỉnh Hậu Giang. Lúc này, huyện Châu Thành (thuộc tỉnh Sóc Trăng cũ) được đổi tên thành huyện Mỹ Tú, do tỉnh Hậu Giang lúc này đã có huyện Châu Thành vốn trước đó thuộc tỉnh Cần Thơ.

Tỉnh Hậu Giang lúc này gồm có thành phố Cần Thơ (tỉnh lỵ), thị xã Sóc Trăng và 12 huyện: Châu Thành, Kế Sách, Long Mỹ, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Ô Môn, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Thốt Nốt, Vị Thanh, Vĩnh Châu. Tỉnh lỵ tỉnh Hậu Giang lúc đó là thành phố Cần Thơ.

Ngày 26 tháng 12 năm 1991, Quốc hội ban hành nghị quyết chia tỉnh Hậu Giang thành hai tỉnh Cần Thơ và tỉnh Sóc Trăng. Tỉnh Sóc Trăng có 7 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm thị xã Sóc Trăng (tỉnh lỵ) và 6 huyện: Kế Sách, Long Phú, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Vĩnh Châu.[25]

Ngày 11 tháng 1 năm 2002, Chính phủ ban hành Nghị định số 04/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung.[26]

Ngày 31 tháng 10 năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 127/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Ngã Năm trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Thạnh Trị.[27]

Ngày 8 tháng 2 năm 2007, Chính phủ ban hành Nghị định số 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của thị xã Sóc Trăng.[28]

Ngày 24 tháng 9 năm 2008, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/NĐ-CP về việc thành lập huyện Châu Thành trên cơ sở một phần diện tích và dân số của huyện Mỹ Tú.[29]

Ngày 23 tháng 12 năm 2009, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 64/NQ-CP về việc thành lập huyện Trần Đề trên cơ sở tách một phần diện tích và dân số của hai huyện Long Phú và Mỹ Xuyên.[30]

Ngày 25 tháng 8 năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 90/NQ-CP về việc thành lập thị xã Vĩnh Châu trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Vĩnh Châu.[31]

Ngày 29 tháng 12 năm 2013, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 133/NQ-CP về việc thành lập thị xã Ngã Năm trên cơ sở toàn bộ diện tích và dân số của huyện Ngã Năm.[32]

Tỉnh Sóc Trăng có 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện như hiện nay.[5]

Kinh tế

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDPBài chi tiết: Danh sách đơn vị hành chính Việt Nam theo GRDP bình quân đầu người

Năm 2018, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh chuyển biến tích cực; tăng trưởng kinh tế đạt 7,2%; có 16/20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt chỉ tiêu nghị quyết và 3/20 chỉ tiêu đạt 99% chỉ tiêu nghị quyết năm. Sản xuất nông nghiệp tương đối ổn định, trong đó diện tích lúa đặc sản chiếm 50% tổng diện tích, tổng sản lượng lúa cả năm là 2,13 triệu tấn; chăn nuôi từng bước phát triển theo hướng tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy mô đàn giảm nhưng tập trung phát triển và chất lượng; sản lượng thủy, hải sản đều tăng so với cùng kỳ.

Giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội đều tăng so cùng kỳ; hoạt động thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc, năm 2018 tỉnh đã tiếp xúc và làm việc với 141 lượt nhà đầu tư đến tìm hiểu, đăng ký thực hiện 141 dự án; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh vượt dự toán.

Các lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ; các hoạt động văn hóa được tổ chức sôi nổi, thiết thực chào mừng các ngày lễ, kỷ niệm và sự kiện chính trị quan trọng của tỉnh và cả nước; chất lượng dạy và học từng bước được nâng lên; giáo dục mầm non, giáo dục dân tộc tiếp tục được quan tâm đầu tư và đẩy mạnh; công tác phòng, chống dịch, khám chữa bệnh được chủ động triển khai thực hiện, tình hình dịch bệnh ở người cơ bản được kiểm soát.

Các chính sách an sinh xã hội, chính sách đối với người có công, người nghèo, người dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; giải quyết việc làm, giảm nghèo vượt chỉ tiêu kế hoạch; trong năm 2018 toàn tỉnh có 11.281 hộ thoát nghèo, hiện nay còn 27.267 hộ nghèo, chiếm tỉ lệ 8,43%. An ninh - quốc phòng, trật tự an toàn xã hội tiếp tục được giữ vững; công tác thanh tra, tư pháp, cải cách hành chính được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện.[33]

Năm 2019, tỉnh đạt và vượt 20 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, trong đó có 12 chỉ tiêu vượt Nghị Quyết, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 7,3%. Cơ cấu kinh tế khu vực I - II - III tương ứng là 37,77% - 17,82% - 44,41%; trong đó, khu vực I tăng 4,8%, khu vực II tăng 10,82%, khu vực III tăng 8,14%. Các địa phương gieo trồng 61.004 ha hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày, tăng 2,62% so cùng kỳ; diện tích sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP tăng 11,6 ha. Diện tích cây ăn trái 31.370 ha, tăng 6,37%; trong đó có 265,8 ha áp dụng mô hình sản xuất VietGAP, với 5 ha vú sữa và 10 ha bưởi áp dụng mô hình liên kết tiêu thụ. Trên địa bàn tỉnh có 302 trang trại chăn nuôi; trong đó có 2 trang trại nuôi gà và 1 trang trại nuôi heo ứng dụng công nghệ cao. Toàn tỉnh có trên 687 ha diện tích nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao với mật độ khoảng 200-500 con/m2. Tổng sản lượng thủy sản 281.352 tấn, tăng 7,81%, trong đó sản lượng tôm nước lợ là 150.350 tấn, tăng 12,4%. Trong năm, tỉnh tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; tính đến nay, toàn tỉnh có 42 xã đạt 19/19 tiêu chí nông thôn mới, có 26 xã đạt từ 15 tiêu chí trở lên; 12 xã còn lại đạt từ 12 đến 14 tiêu chí. Tính bình quân trên toàn tỉnh, mỗi xã đạt 16,85 tiêu chí.

Xã hội

[sửa | sửa mã nguồn] Lịch sử phát triển dân số tỉnh Sóc Trăng qua các năm 1990 - 2022
NămSố dân±%
1990 1.050.000—    
1991 1.067.167+1.6%
1992 1.085.700+1.7%
1993 1.107.000+2.0%
1994 1.128.500+1.9%
1995 1.150.100+1.9%
1996 1.155.687+0.5%
1997 1.162.300+0.6%
1998 1.168.372+0.5%
1999 1.177.900+0.8%
2000 1.193.389+1.3%
2001 1.210.300+1.4%
2002 1.224.600+1.2%
2003 1.237.400+1.0%
2004 1.249.800+1.0%
2005 1.258.600+0.7%
2006 1.265.600+0.6%
NămSố dân±%
2007 1.276.300+0.8%
2008 1.285.100+0.7%
2009 1.293.200+0.6%
2010 1.297.500+0.3%
2011 1.303.700+0.5%
2012 1.301.900−0.1%
2013 1.304.652+0.2%
2014 1.307.749+0.2%
2015 1.310.703+0.2%
2016 1.312.490+0.1%
2017 1.313.832+0.1%
2018 1.289.441−1.9%
2019 1.199.653−7.0%
2020 1.195.741−0.3%
2021 1.206.819+0.9%
2022 1.197.823−0.7%
Nguồn: Dân số tỉnh Sóc Trăng[34][35]

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, dân số toàn tỉnh Sóc Trăng đạt 1.199.555 người, mật độ dân số đạt 300 người/km²[36].Trong đó dân số sống tại thành thị đạt gần 388.550 người, chiếm 32,4% dân số toàn tỉnh[37], dân số sống tại nông thôn đạt 811.103 người, chiếm 67,6% dân số[38]. Dân số nam đạt 597.922 người[39], trong khi đó nữ đạt 601.731 người[40]. Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương giảm 0,75 ‰[41] Tỷ lệ đô thị hóa tính đến năm 2024 đạt 24,05%.

Sóc Trăng là địa bàn cư trú của ba dân tộc chính là dân tộc Kinh (774.807 người), Hoa, Khmer cùng với nhiều dân tộc khác.

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 10 tôn giáo khác nhau đạt 688.461 người, nhiều nhất là Phật giáo có 662.990 người, tiếp theo là Công giáo đạt 13.607 người, đạo Cao Đài có 7.260 người, đạo Tin Lành có 3.770 người, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam chiếm 468 người, Phật giáo Hòa Hảo đạt 255 người. Còn lại là các tôn giáo khác như Hồi giáo có 99 người, Minh Lý Đạo có tám người, Minh Sư Đạo và Bửu Sơn Kỳ Hương mỗi đạo chỉ có hai người.[42]

Y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Ngành y tế tại tỉnh Sóc Trăng tương đối đồng nhất. Ở các đơn vị hành chính cấp huyện đều có các trung tâm y tế, trạm y tế. Các bệnh viện lớn và Trung tâm y tế huyện như: [43]

  • Các bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng, Chuyên khoa Sản - Nhi Sóc Trăng, Bệnh viện Chuyên Khoa 27 tháng 2, bệnh viện 30 tháng 4 Sóc Trăng, Quân Dân Y Sóc Trăng.
  • Các Trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố: Kế Sách, Châu Thành, Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị, Trần Đề, Long Phú, Cù Lao Dung, thị xã Vĩnh Châu, thị xã Ngã Năm và thành phố Sóc Trăng.

Trên địa bàn toàn tỉnh có 125 cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Sở Y tế. Trong đó có 05 bệnh viện, 11 trung tâm y tế và 109 trạm y tế phường xã, tổng số giường bệnh là 2.231 giường, trong đó các bệnh viện có 1.460 giường, phòng khám phòng khám đa khoa khu vực có 190 giường, trạm y tế có 581 giường [44].

Giáo dục - đào tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hệ thống giáo dục - đào tạo tại Sóc Trăng có cơ sở hạ tầng khá đầy đủ, đáp ứng giảng dạy cho nhiều đối tượng khác nhau.

Tính đến ngày 30 tháng 9 năm 2008, toàn tỉnh Sóc Trăng có 422 trường học ở các cấp phổ thông, đứng thứ 4 ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2008:[45]

  • Tổng số học sinh phổ thông đạt 206.550 học sinh, trong đó:
    • Cấp TH là 114.639 học sinh
    • Cấp THCS là 64.216 học sinh
    • Cấp THPT là 27.695 học sinh
  • Tổng số giáo viên phổ thông trực tiếp giảng dạy đạt 12.286 người, trong đó:
    • Giáo viên TH là 6.373 người
    • Giáo viên THCS là 4.091 người
    • Giáo viên THPT là 1.822 người.

Các trường Cao đẳng ở Sóc Trăng gồm:

  • Trường Cao đẳng Nghề Sóc Trăng.
  • Trường Cao đẳng Cộng đồng Sóc Trăng.

Văn hóa

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh tường Chùa Mã Tộc

Với một nền văn hóa đặc sắc và khá riêng biệt mà có thể gọi là: "văn hoá xứ giồng", thể hiện qua các mặt trong đời sống hằng ngày của người Sóc Trăng, từ ngôn ngữ, mối quan hệ xã hội, tên đất, tên làng đến tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực và lễ hội của người Kinh, Hoa, Khmer và số ít người Chăm.

Lễ hội

[sửa | sửa mã nguồn]
Tu viện Phật giáo tiểu thừa, Sóc Trăng

Năm 2013, tỉnh Sóc Trăng tổ chức Festival Đua Ghe Ngo Đồng bằng sông Cửu Long được tổ chức 2 năm một lần.

  • Lễ hội Ooc Om Boc - Đua Ghe Ngo (Cúng trăng), được tổ chức đua ghe vào Rằm tháng 10 Âm lịch hàng năm, cùng với lễ hội Loi -Pro tip - lễ hội thả đèn nước trên sông Maspero tại trung tâm thành phố Sóc Trăng
  • Lễ Sen Đôlta (thờ cúng tổ tiên của người Khmer)
  • Lễ Chol Chnăm Thmây (Vào năm mới),...
  • Lễ Nghinh Ong (ở Trần Đề)
  • Thanh minh (của người Kinh và Hoa).
  • Lễ hội thí vàng (tháng 7), chủ yếu là tại các khu vực có nhiều người Hoa sinh sống.

Lễ kỳ yên ở các đình chùa. Mỗi làng xã người Việt, người Hoa thường có đình chùa và được tổ chức vào khoảng 3 ngày liên tiếp trong năm tùy đình chùa đó. Lễ hội chính là cúng thần và trình diễn cải lương.

Di tích

[sửa | sửa mã nguồn]
Chùa La Hán

Sóc Trăng là tỉnh có hơn 200 ngôi chùa của cả ba dân tộc Kinh, Hoa, Khmer. Nổi tiếng thì phải kể đến Chùa Dơi (chùa Mã Tộc, Mahatup), Chùa Đất Sét (Bửu Sơn tự), Chùa Khléang, chùa Chén Kiểu (chùa Salon), chùa La Hán, chùa Bốn Mặt (chùa Barai), chùa Quan Âm linh ứng, Chùa Khánh Sơn, chùa Hương Sơn, chùa Đại Giác... Ngoài ra còn còn có đền thờ, đình, miếu, nhà thờ, thánh thất...

Bửu Sơn Tự, chùa Đất Sét

Bửu Sơn tự (hay chùa Đất Sét): Đây là một am thờ đã qua nhiều đời của dòng tộc họ Ngô, có tất cả tượng Phật đến linh thú, bảo tháp, đỉnh trầm đều được làm từ đất sét. Phần lớn do ông Ngô Kim Tòng sáng tạo trong suốt 42 năm (1928-1970).

Ngoài ra, trong chùa còn có 6 cây nến lớn hai cây nặng 200 kg hai cây nến nhỏ nặng 100 kg và ba cái đỉnh bằng đất mỗi cái cao 2m. Hai cây nến nhỏ đã đốt liên tục trong 40 năm kể từ năm 1970 khi ông Ngô Kim Tòng qua đời. Sáu cây nến lớn chưa đốt, mỗi cây sẽ có thời gian cháy liên tục khoảng 70 năm.

Chùa Mã Tộc (hay chùa Dơi): Chùa được xây dựng cách đây hơn 400 năm [46]. Chùa còn có tên là chùa Dơi vì ngôi chùa này từ lâu đã là nơi trú ẩn của khoảng 1 triệu con dơi[cần dẫn nguồn], phần lớn có sải cánh 1-1h,2 m, những con lớn nhất có sải cánh lên tới 1,5 m. chúng treo mình trên những cành cây chung quanh chùa để ngủ suốt ngày,đến chiều tối mới bắt đầu lần lượt bay đi kiếm ăn ở những nơi có nhiều vườn trái cây cách xa

Hòa An Hội Quán (chùa Ông Bổn): Chùa được xây dựng vào năm 1875, chùa thờ ông bổn (Bổn Đầu Công).Chùa được xây dựng với kiến trúc độc đáo của người Hoa chất liệu toàn bằng đá, gỗ quý từ Trung Quốc chở qua. Di tích này được trải qua 7 đợt trùng tu nhưng vẫn giữ được những giá trị nghệ thuật kiến trúc.Rằm tháng giêng hàng năm nhân tết nguyên tiêu chùa đều có tổ chức lễ hội đấu đèn lồng.

Chùa Phật học 2, phường 8, TP Sóc Trăng
Chùa Khleang

Khu căn cứ tỉnh ủy Sóc Trăng, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú.

Đền thờ Bác Hồ, xã An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung

Đặc sản

[sửa | sửa mã nguồn]
Một cửa hàng bán trà bánh (nhiều nhất là bánh pía) ở TP. Sóc Trăng

Sóc Trăng có nền văn hóa ẩm thực hết sức phong phú và đa dạng, trong đó có thể kể đến như:

  • Các loại quà - bánh: Bánh pía Vũng Thơm, bánh phồng tôm, bánh ống, bánh dứa, cốm dẹp, mè láo, bánh in Cổ Cò, bánh cống Đại Tâm, bánh gừng, xá bấu (củ cải muối Vĩnh Châu, có ba loại là xá bấu mặn, xá bấu ngọt, xá bấu chua ngọt), lạp xưởng
  • Bún: Bún nước lèo, bún xào, bún gỏi dà (bún gỏi già), bò nướng ngói Mỹ Xuyên.
  • Khô: Khô trâu Thạnh Trị, khô heo Lịch Hội Thượng, khô cá Trần Đề
  • Mắm: Mắm chiên Ngã Năm, mắm cá rô không xương
  • Nông thủy sản: hành tím Vĩnh Châu, nhãn tím Kế Sách, cá bống sao Cù Lao Dung

Âm nhạc

[sửa | sửa mã nguồn]

Bài hát "Sóc sờ bai Sóc Trăng" (Chào buổi sáng Sóc Trăng) được sáng tác bởi nhạc sĩ Thanh Sơn.

Du lịch

[sửa | sửa mã nguồn]
Xung quanh Hồ Tịnh Tâm (hồ nhỏ trong khu công viên Hồ Nước Ngọt)
Xung quanh Hồ Tịnh Tâm (hồ nhỏ trong khu công viên Hồ Nước Ngọt)

Ngoài chùa chiền và các lễ hội đặc sắc. Sóc Trăng còn có những địa điểm tham quan như:

Hồ Nước Ngọt về đêm

Hồ Nước Ngọt: khu công viên văn hóa này rộng khoảng 20ha, tọa lạc trên đường Hùng Vương, thành phố Sóc Trăng.[47]

Chợ nổi Ngã Năm: nằm tại trung tâm thị xã Ngã Năm.

Vườn cò Tân Long: nằm tại xã Long Bình, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng, vườn cò này do gia đình ông Huỳnh Văn Mười quản lý. Với diện tích rộng khoảng 1,5ha, được che phủ bởi những bụi tre, hàng dừa đã tạo nên một môi trường tự nhiên lí tưởng cho loài cò. Cùng với sự chăm nom của ông Mười, nơi này hình thành một sân chim với hàng vạn con cò, vạc sinh sống hòa thuận. Đại gia đình chim gồm: cò gà, cò trắng tinh, cò đầu đỏ, cò trâu, cồng cộc, vạc,...

Cồn Mỹ Phước: nằm gần cuối hạ lưu sông Hậu, thuộc địa phận xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách. Với khí hậu, thổ nhưỡng, sông nước đặc thù khu vực đồng bằng sông Cửu Long nên cồn Mỹ Phước là môi trường thích hợp để các loại cây ăn trái phát triển. Thời điểm cồn Mỹ Phước đón nhiều du khách nhất là dịp diễn ra Lễ hội Sông nước Miệt vườn (trong 2 ngày mồng 4 và mồng 5 tháng 5 (âm lịch) hàng năm), với các hoạt động như: nghi thức, nghi lễ cúng Tết Đoan Ngọ, hội thi làm bánh xèo, hội chợ đưa hàng Việt về nông thôn, hội thảo về cây ăn trái, hội thảo sông nước miệt vườn, đua thuyền rồng, đua ca nô, đua vỏ lãi, nhảy bao, đập nồi...

Hồ Bể: Thuộc xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, Hồ Bể là một bãi biển vừa được khai phá giữa vùng trồng rừng phòng hộ ven biển. Bãi biển dài 5 cây số, vẫn còn mộc mạc, hoang sơ, thích hợp cho những chuyến thư giãn cuối tuần. Khu vực Hồ Bể còn là nơi trú ngụ và sinh sản của nhiều giống loài thủy sản có giá trị. Từ lâu, khu vực này đã hình thành nên những bãi cua biển, nghêu, sò huyết giống... đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân địa phương. Sự phong phú về nguồn lợi thủy sản nơi đây luôn được gắn liền với công tác trồng và bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.

Điểm du lịch sinh thái Mỏ Ó cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 30 km về phía Đông Nam, nằm gần cửa sông Mỹ Thanh và Trần Đề thuộc khu vực biển Đông, thuộc xã Trung Bình, huyện Trần Đề, nơi đây có diện tích rừng tự nhiên trên 260 ha, là nơi trú ngụ của nhiều loài chim chóc,  bò sát và hải sản quý hiếm (rắn, rùa, cua, cò, cá...).[48]

Giao thông

[sửa | sửa mã nguồn]
Vòng xoay tại Bưu điện Sóc Trăng trên đường Trần Hưng Đạo

Sóc Trăng là tỉnh có vị trị địa lý khá thuận lợi cho việc giao thương và phát triển kinh tế, xã hội.

Trên địa bàn có 7 tuyến Quốc lộ: Quốc lộ 1, Quốc lộ 60, Đường Nam Sông Hậu, Quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, Quốc lộ 61B, đường cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng và 14 tuyến tỉnh lộ với tổng chiều dài hơn 600 km, hệ thống đường huyện, đường giao thông nông thôn có hơn 3.700 km. Mạng lưới đường ô tô khá dài chiếm khoảng 129 km.

Toàn tỉnh hiện có 8 tuyến xe buýt, trong đó các tuyến gồm:

  1. Tuyến 1: TP. Sóc Trăng - Thạnh Trị - TX. Ngã Năm
  2. Tuyến 2: TP. Sóc Trăng - Châu Thành - TP. Ngã Bảy (Hậu Giang)
  3. Tuyến 3: TP. Sóc Trăng - Long Phú - Đại Ngãi
  4. Tuyến 4: TP. Sóc Trăng - Mỹ Xuyên - Kinh Ba (Trần Đề)
  5. Tuyến 5: TP. Sóc Trăng - Kế Sách
  6. Tuyến 6: TP. Sóc Trăng - Mỹ Tú
  7. Tuyến 7: TP. Sóc Trăng - TX. Vĩnh Châu
  8. Tuyến 8: TP. Sóc Trăng - Đại Ngãi - Nhơn Mỹ (Kế Sách) - An Lạc Thôn - TP. Cần Thơ.

Toàn tỉnh có 72 km bờ biển[49], có 3 cửa sông lớn là Định An, Trần Đề của Sông Hậu và Mỹ Thanh của Sông Mỹ Thanh đổ ra biển Đông rất thuận lợi cho giao thông đường thủy, đường bộ và phát triển kinh tế du lịch.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Chùa Khleang ở phường 6, TP. Sóc Trăng Chùa Khleang ở phường 6, TP. Sóc Trăng
  • Bửu Sơn tự (tục gọi chùa Đất Sét) ở TP. Sóc Trăng Bửu Sơn tự (tục gọi chùa Đất Sét) ở TP. Sóc Trăng
  • Chùa La Hán, phường 8, TP Sóc Trăng Chùa La Hán, phường 8, TP Sóc Trăng
  • Chánh điện chùa Dơi (Mahatup), phường 3, TP Sóc Trăng Chánh điện chùa Dơi (Mahatup), phường 3, TP Sóc Trăng
  • Đền thờ Bác Hồ - An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung Đền thờ Bác Hồ - An Thạnh Đông, huyện Cù Lao Dung
  • Một góc TP.Sóc Trăng Một góc TP.Sóc Trăng
  • Đường phố ở TP.Sóc Trăng Đường phố ở TP.Sóc Trăng
  • Sông Maspero, TP.Sóc Trăng Sông Maspero, TP.Sóc Trăng
  • Chùa Mã Tộc Chùa Mã Tộc
  • Tu viện Phật giáo tiểu thừa, Sóc Trăng Tu viện Phật giáo tiểu thừa, Sóc Trăng
  • Cù Lao Dung, Sóc Trăng Cù Lao Dung, Sóc Trăng
  • Trẻ em chơi bóng ở Long Phú, Sóc Trăng Trẻ em chơi bóng ở Long Phú, Sóc Trăng
  • Bảo tháp ở chùa Som Rong, Sóc Trăng Bảo tháp ở chùa Som Rong, Sóc Trăng

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ https://soctrang.dcs.vn/mDefault.aspx?sname=tinhuy&sid=4&pageid=75&catid=54290&id=285029&catname=T%E1%BB%95ng%20quan%20v%E1%BB%81%20S%C3%B3c%20Tr%C4%83ng&title=lich-su-hinh-thanh-tinh-soc-trang
  2. ^ https://baochinhphu.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-du-le-ky-niem-30-nam-tai-lap-tinh-soc-trang-102220427215603633.htm
  3. ^ “Phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai năm 2020”. Quyết định số 387/QĐ-BTNMT 2022. Bộ Tài nguyên và Môi trường (Việt Nam).
  4. ^ a b c d e Tổng cục Thống kê (2022). Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2021 (PDF). Nhà Xuất bản Thống kê. Lưu trữ (PDF) bản gốc ngày 1 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 1 tháng 8 năm 2022.
  5. ^ a b Tổng cục Thống kê
  6. ^ “Dân số các tỉnh Việt Nam năm 2018”. Tổng cục Thống kê Việt Nam. Truy cập Ngày 30 tháng 9 năm 2019.
  7. ^ “Tình hình kinh tế, xã hội Sóc Trăng năm 2018”. Báo Sóc Trăng, Đảng bộ tỉnh. Truy cập Ngày 12 tháng 10 năm 2019.
  8. ^ Nguồn: [1][liên kết hỏng].
  9. ^ “TỔNG QUAN SÓC TRĂNG 01/06/2010”. sovhttdl.soctrang.gov.vn. Truy cập ngày 27 tháng 1 năm 2022.
  10. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 30, tỉnh An Giang, trang
  11. ^ “Địa danh Sóc Trăng”. Báo Sóc Trăng. Truy cập ngày 24 tháng 1 năm 2022.
  12. ^ Viet, Sachbaovn vn-Lac. “Sach bao VN”. Sachbaovn.vn. Truy cập ngày 25 tháng 1 năm 2022.
  13. ^ a b c d e “Điều kiện tự nhiên tỉnh Sóc Trăng”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng. 28 tháng 6 năm 2018.
  14. ^ “Nghị quyết số 1105/NQ-UBTVQH15 năm 2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của tỉnh Sóc Trăng”. Cổng thông tin điện tử Quốc hội Việt Nam. 23 tháng 7 năm 2024. Bản gốc lưu trữ ngày 31 tháng 7 năm 2024. Truy cập ngày 31 tháng 7 năm 2024.
  15. ^ Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng (3 tháng 7 năm 2023). “Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2022” (PDF). Cục Thống kê tỉnh Sóc Trăng. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2023. Truy cập ngày 10 tháng 9 năm 2023.
  16. ^ “Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2019 (Dân số trang 94)”. Thư viện tỉnh Sóc Trăng. 30 tháng 6 năm 2020. Truy cập 19 tháng 2 năm 2020.
  17. ^ Địa lý hành chính của Sóc Trăng nhiều lần thay đổi theo sự biến thiên của lịch sử. Lưu trữ 2013-01-11 tại Wayback Machine, UBND tỉnh Sóc Trăng.
  18. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 30, tỉnh An Giang, trang 156.
  19. ^ Đại Nam nhất thống chí, bản dịch của Tu Trai Nguyễn Tạo, trang 41.
  20. ^ Đại Nam nhất thống chí, quyển 26, tỉnh Hà Tiên, trang 7.
  21. ^ Đại Việt địa dư toàn biên, trang 319.
  22. ^ Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu, Truyện nước Cao Man, trang 318.
  23. ^ Theo Nghị định ngày 20 tháng 12 năm 1899 của toàn quyền Đông Dương
  24. ^ “Sưu tầm 01”. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016.
  25. ^ “Nghị quyết phân vạch lại địa giới hành chính một số tỉnh”.
  26. ^ “Nghị định 04/2002/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú để thành lập huyện Cù Lao Dung; thành lập xã, thị trấn thuộc huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng”.
  27. ^ “Nghị định 127/2003/NĐ-CP về việc thành lập huyện Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng”.
  28. ^ “Nghị định 22/2007/NĐ-CP về việc thành lập thành phố Sóc Trăng thuộc tỉnh Sóc Trăng”.
  29. ^ “Nghị định 02/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính xã để thành lập thị trấn thuộc huyện Mỹ Tú; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Mỹ Tú để thành lập huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng”.
  30. ^ “Nghị quyết số 64/NQ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính các xã để thành lập thị trấn thuộc các huyện: Thạnh Trị, Long Phú; điều chỉnh địa giới hành chính huyện Long Phú và huyện Mỹ Xuyên để thành lập huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng”.
  31. ^ “Nghị quyết số 90/NQ-CP năm 2011 về việc thành lập thị xã Vĩnh Châu, thành lập các phường thuộc thị xã Vĩnh Châu và thành lập thị trấn Đại Ngãi thuộc huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng”.
  32. ^ “Nghị quyết 133/NQ-CP năm 2013 về việc thành lập thị xã Ngã Năm và 3 phường thuộc thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng”.
  33. ^ “Kinh tế - xã hội Sóc Trăng 2018 với tốc độ 7,2%”. Báo Sóc Trăng, Đảng bộ tỉnh. Truy cập Ngày 15 tháng 10 năm 2019.
  34. ^ “Niên giám tổ chức ngành Thống kê năm 2021 (61-CỤC THỐNG KÊ TỈNH SÓC TRĂNG/ Dân số tỉnh Sóc Trăng đến ngày 31/12/2020 trang 417)” (PDF). Tổng cục Thống kê. 5 tháng 5 năm 2021.
  35. ^ Dân số trung bình phân theo địa phương qua các năm, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  36. ^ Quang Bình (9 tháng 10 năm 2019). “Tổng kết tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019”. Báo Sóc Trăng Online.
  37. ^ Dân số thành thị trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  38. ^ Dân số nông thôn trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  39. ^ Dân số nam trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  40. ^ Dân số nữ trung bình phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  41. ^ Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương, Theo Tổng cục thống kê Việt Nam.
  42. ^ Kết quả toàn bộ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở Việt Nam năm 2009, Tổng cục Thống kê Việt Nam.
  43. ^ Morley, Neville (1 tháng 10 năm 2006). “Markets and Marketing in Roman Palestine(SJSJ 99) Translated from Hebrew by C. Cassel”. Journal of Jewish Studies. 57 (2): 346–348. doi:10.18647/2683/jjs-2006. ISSN 0022-2097.
  44. ^ Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê năm 2008
  45. ^ Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê
  46. ^ “/chitiettin.asp?IDT=901221104407”. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 6 năm 2012. Truy cập ngày 30 tháng 4 năm 2012.
  47. ^ “Công Viên Hồ Nước Ngọt Sóc Trăng – du lịch đến với thành phố Sóc Trăng”. Vietravel. 2 tháng 6 năm 2020. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 11 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 11 năm 2021.
  48. ^ “DANH LAM THẮNG CẢNH: Mỏ Ó (Trần Đề) - điểm du lịch hấp dẫn”. Cổng thông tin điện tử tỉnh Sóc Trăng. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 10 năm 2012. Truy cập 3 tháng 7 năm 2021.
  49. ^ Tỉnh sóc Trăng có đường bờ biển dài 72 km Lưu trữ 2014-01-23 tại Wayback Machine, Cổng thông tin Chính phủ.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn] Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sóc Trăng.
  • x
  • t
  • s
Đơn vị hành chính cấp tỉnh của Việt Nam
Thành phố trực thuộctrung ương (5)
  • Cần Thơ
  • Đà Nẵng
  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Thành phố Hồ Chí Minh
Tỉnh (58)
  • An Giang
  • Bà Rịa – Vũng Tàu
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Bình Dương
  • Bình Định
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Cà Mau
  • Cao Bằng
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Điện Biên
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hải Dương
  • Hậu Giang
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Lạng Sơn
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Long An
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Nghệ An
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Tây Ninh
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Yên Bái
  • x
  • t
  • s
Flag of Vietnam Các đơn vị hành chính thuộc tỉnh Sóc Trăng
Thành phố (1), Thị xã (2), Huyện (8)
Thành phốSóc Trăng (Tỉnh lỵ)

Phường (9): Phường 1 · Phường 2 · Phường 3 · Phường 4 · Phường 5 · Phường 6 · Phường 7 · Phường 8 · Phường 10

Thị xãNgã Năm

Phường (3): Phường 1 · Phường 2 · Phường 3 Xã (5): Long Bình · Mỹ Bình · Mỹ Quới · Tân Long · Vĩnh Quới

Thị xãVĩnh Châu

Phường (4): Phường 1 · Phường 2 · Khánh Hòa · Vĩnh Phước Xã (6): Hòa Đông · Lạc Hòa · Lai Hòa · Vĩnh Hải · Vĩnh Hiệp · Vĩnh Tân

HuyệnChâu Thành

Thị trấn (1): Châu Thành (huyện lỵ) Xã (7): An Hiệp · An Ninh · Hồ Đắc Kiện · Phú Tâm · Phú Tân · Thiện Mỹ · Thuận Hòa

HuyệnCù Lao Dung

Thị trấn (1): Cù Lao Dung (huyện lỵ) Xã (7): An Thạnh 1 · An Thạnh 2 · An Thạnh 3 · An Thạnh Đông · An Thạnh Tây · An Thạnh Nam · Đại Ân 1

HuyệnKế Sách

Thị trấn (2): Kế Sách (huyện lỵ) · An Lạc Thôn Xã (11): An Lạc Tây · An Mỹ · Ba Trinh · Đại Hải · Kế An · Kế Thành · Nhơn Mỹ · Phong Nẫm · Thới An Hội · Trinh Phú · Xuân Hòa

HuyệnLong Phú

Thị trấn (2): Long Phú (huyện lỵ) · Đại Ngãi Xã (9): Châu Khánh · Hậu Thạnh · Long Đức · Long Phú · Phú Hữu · Song Phụng · Tân Thạnh · Tân Hưng · Trường Khánh

HuyệnMỹ Tú

Thị trấn (1): Huỳnh Hữu Nghĩa (huyện lỵ) Xã (8): Hưng Phú · Long Hưng · Mỹ Hương · Mỹ Phước · Mỹ Thuận · Mỹ Tú · Phú Mỹ · Thuận Hưng

HuyệnMỹ Xuyên

Thị trấn (1): Mỹ Xuyên (huyện lỵ) Xã (10): Đại Tâm · Gia Hòa 1 · Gia Hòa 2 · Hòa Tú 1 · Hòa Tú 2 · Ngọc Đông · Ngọc Tố · Tham Đôn · Thạnh Phú · Thạnh Quới

HuyệnThạnh Trị

Thị trấn (2): Phú Lộc (huyện lỵ) · Hưng Lợi Xã (8): Châu Hưng · Lâm Kiết · Lâm Tân · Thạnh Tân · Thạnh Trị · Tuân Tức · Vĩnh Lợi · Vĩnh Thành

HuyệnTrần Đề

Thị trấn (2): Trần Đề (huyện lỵ) · Lịch Hội Thượng Xã (9): Đại Ân 2 · Lịch Hội Thượng · Liêu Tú · Tài Văn · Thạnh Thới An · Thạnh Thới Thuận · Trung Bình · Viên An · Viên Bình

Từ khóa » Sóc Trăng đi Hậu Giang Bao Nhiêu Km