Sốc Văn Hóa Là Gì? Những điều Cần Lưu ý để Vượt Qua Sốc Văn Hóa
Có thể bạn quan tâm
Du học không phải là tất cả những ngày nghỉ cuối tuần hay những cuộc du lịch xa nhà đầy thú vị. Đôi khi, đó là một thách thức với một nền văn hóa mới và những cung bậc cảm xúc khó quên mà du học sinh vẫn hay gọi với cái tên là sốc văn hóa. Khung cảnh khác lạ, khó khăn trong giao tiếp hay những thói quen lạ lẫm của người bản địa… là những cú sốc văn hóa mà bạn sẽ gặp phải khi du học. Qua bài viết này, VinEdu sẽ giúp bạn hiểu cụ thể hơn về sốc văn hóa là gì và những lưu ý để vượt qua cơn sốc văn hóa.
Nội dung chính
- Sốc văn hóa là gì?
- Nguyên nhân gây sốc văn hóa
- Ngôn ngữ giao tiếp
- Thị giá
- Món ăn
- Con người
- Học tập
- Đi lại
- 4 giai đoạn sốc văn hóa
- Giai đoạn hứng thú
- Giai đoạn khủng hoảng
- Gia đoạn điều chỉnh
- Giai đoạn thích nghi
- Những điều cần lưu ý để vượt qua sốc văn hóa
- Lưu ý trước khi du học
- Học ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp
- Tìm hiểu văn hóa bản địa
- Học cách tự chăm sóc bản thân
- Chuẩn bị tâm lý
- Lưu ý khi du học
- Thường xuyên liên lạc với gia đình, bạn bè
- Không ngừng trau dồi ngoại ngữ
- Giữ sức khỏe tốt
- Kết nối cộng đồng
- Giữ tâm trí cởi mở
- Đừng bỏ cuộc, hãy tìm sự giúp đỡ
- Lưu ý trước khi du học
Sốc văn hóa là gì?
Sốc văn hóa là khi bạn trở nên choáng ngợp bởi môi trường xung quanh, bạn cảm thấy không thoải mái thậm chí là khó hiểu. Nó có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, buồn và cô đơn, lạc lõng.
Tuy nhiên, không phải ai cũng đều trải qua cảm giác này và cũng không quá khó để vượt qua, chỉ cần bạn hiểu được nguyên nhân sốc văn hóa là do đâu, từng giai đoạn của quá trình đó và học hỏi một số kinh nghiệm từ những người đi trước.
Nguyên nhân gây sốc văn hóa
Ngôn ngữ giao tiếp
Khi bạn lần đầu tiên đến nước ngoài, bạn có thể bị kiệt sức và mệt mỏi từ cuộc hành trình, điều này có thể làm tăng thêm cảm giác sốc văn hóa khi bạn cố gắng tìm hiểu môi trường mới xung quanh.
Mọi người có thể không nói một ngôn ngữ mà bạn biết, hoặc dù đã từng học qua nhưng bạn vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp, và kết quả là bạn có thể cảm thấy lo lắng.
Thị giá
Với sự chênh lệch tỷ giá và sự phát triển về kinh tế, bạn sẽ bị choáng ngợp về giá cả hàng hóa khi bạn quy đổi qua tiền Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà hầu hết các bạn du học sinh đều cảm nhận.
Bạn sẽ thấy rằng khi chuyển qua tiền Việt Nam, chi phí bạn phải bỏ ra là quá lớn gây ra cảm giác không dám tiêu sài trong một thời gian đầu du học.
Món ăn
Có thể một số món ăn của quốc gia du học khiến bạn mê tít khi còn ở Việt Nam, và đó là một trong những lý do bạn quyết định chọn nơi này. Nhưng khi qua bên đây, món ăn đó là món ăn chính hàng ngày khiến bạn chán ngấy và thèm món ăn quê nhà nhưng lại rất khó khăn để tìm cửa hàng bán đồ ăn Châu Á.
Cảm giác đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, món ăn không hợp khẩu vị chính là một trong những cơn sốc văn hóa khó khăn nhất mà bạn sẽ phải trải qua khi du học.
Con người
Một trường hợp sốc văn hóa nữa phải kể đến đó là trường hợp liên qua tới con người. Đặc biệt, đối với các bạn du học tại những quốc gia Châu Âu hoặc Châu Mỹ, nơi có nền văn hóa khác biệt với Việt Nam.
Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do cá nhân, tư duy cởi mở hay giao tiếp lịch thiệp…là những điều bạn sẽ cảm thấy mới lạ tại đất nước du học, tuy nhiên, sự khác biệt này tạo nên cú sốc văn hóa tích cực, bạn sẽ học tập được nhiều điều tốt ở nơi đây.
Học tập
Với nền giáo dục lấy người học làm trung tâm, tại những quốc gia mà bạn tới du học, giáo viên chỉ là những người hướng dẫn để bạn dễ dàng đọc sách và tìm hiểu tri thức hơn.
Phương pháp giáo dục này chẳng còn xa lạ đối với các quốc gia Top đầu về du học, nhưng nó khá mới mẻ đối với sinh viên Việt Nam, đòi hỏi các bạn phải mất thời gian làm quen với phương pháp học mới.
Đi lại
Khi du học, đặc biệt khi bạn du học tại một số khu vực không phải trung tâm – nơi mà hệ thống giao thông không được thuận tiện như các thành phố lớn thì việc di chuyển sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong thời gian đầu khi kịp thích nghi.
Nếu như ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, thì ở đây, bạn di chuyển chủ yếu là đi bộ và xe bus. Đối với hầu hết các bạn sinh viên Việt Nam, việc di chuyển bằng cách đi bộ thường là tạo cảm giác khá mệt mỏi dù biết rằng đi bộ rất tốt cho sức khỏe.
4 giai đoạn sốc văn hóa
Khi bạn đi du học, thói quen hàng ngày, văn hóa và thái độ của mọi người xung quanh không còn quen thuộc nữa. Quá trình nhận ra, hiểu và thích nghi với những thay đổi này được gọi là sốc văn hóa.
Bạn có thể không bị sốc theo nghĩa đen, nhưng hành động cảm thấy mất phương hướng và xử lý những cách sống, thái độ và chuẩn mực văn hóa mới là do sốc văn hóa định nghĩa. Có bốn giai đoạn sốc văn hóa:
Giai đoạn hứng thú
Lần đầu tiên đến một địa điểm mới, bạn có thể sẽ bị cuốn vào tất cả những điều tuyệt vời mà môi trường mới đem đến cho bạn, từ phong cảnh mới, âm thanh mới, mùi hương mới cho tới hương vị mới…
Trong giai đoạn này, bạn có nhiều khả năng nhận ra sự tương đồng về văn hóa và bị quyến rũ bởi sự khác biệt.
Giai đoạn khủng hoảng
Dần dần, sự hưng phấn sẽ giảm dần. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng về tất cả mọi thứ. Với một số bạn, giai đoạn này có thể tới ngay khi bạn đặt chân tới quốc gia mà bạn du học.
Bạn sẽ thấy choáng ngợp với tất cả mọi thứ khiến bạn cảm thấy có một sự thay đổi lớn vừa sảy ra trong cuộc sống của mình và mọi sự chuẩn bị đều không đủ.
Gia đoạn điều chỉnh
Sau một thời gian cảm thấy mệt mỏi vì sự thay đổi môi trường, cuối cùng bạn cũng có thể thư giãn. Bạn đã dần đi đến việc làm quen với môi trường mới và đã dần tìm được sự cân bằng của cảm xúc.
Thay vì cảm thấy khó chịu, bạn hiểu sự khác biệt. Bạn sẽ bắt đầu có một cái nhìn tích cực hơn, quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về quốc gia sở tại của bạn và nỗ lực hơn để phù hợp hơn.
Giai đoạn thích nghi
Giờ đây, bạn cảm thấy rất thoải mái khi sống trong môi trường mới, và đó cũng là khoảng thời gian cuối cùng của cú sốc văn hóa. Bạn có thể nói chuyện với người lạ một cách dễ dàng, mọi sự khác biệt trở nên dễ chịu.
Chắc chắn, bạn vẫn nhớ bạn bè và gia đình của mình, nhưng những người bạn và hoạt động mới của bạn đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày.
Những điều cần lưu ý để vượt qua sốc văn hóa
Việc thích nghi với cuộc sống tại đất nước du học có thể là thách thức đối với sinh viên quốc tế. Mặc dù vậy, bạn đừng quá lo lắng – sốc văn hóa, như đã biết, là điều tự nhiên mà hầu hết chúng ta đều phải trải qua khi bước vào môi trường mới.
Điều chỉnh theo môi trường mới sẽ mất khá nhiều thời gian của bạn và dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn vượt qua sốc văn hóa nhanh chóng.
Lưu ý trước khi du học
Học ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp
Vẫn biết rằng việc học ngôn ngữ là điều kiện bắt buộc mà các bạn du học sinh phải thực hiện trước khi du học, tuy nhiên, với một số bạn, vì quá mải mê học kiến thức ngoại ngữ để vượt qua các bài thi mà chưa thể tập trung vào ngoại ngữ giao tiếp.
Điều này khiến bạn khó có thể giao tiếp với người bản địa tạo nên một cơn sốc văn hóa lớn khiến bạn cảm thấy hoang mang, mất phương hướng.
Tìm hiểu văn hóa bản địa
Tìm hiểu càng nhiều về nước mà bạn sẽ tới du học càng tốt, bạn có thề hiểu qua các diễn đàn du lịch, các sách hướng dẫn hay những người đi trước để có cái nhìn cụ thể hơn.
Học cách tự chăm sóc bản thân
Nếu trước đây bạn sống với gia đình, bạn có thể không quen sống một mình và tự làm mọi thứ như rửa bát, nấu ăn hay dọn dẹp. Bạn có thể chuẩn bị cho việc này bằng cách thực hành trước khi bạn di chuyển ra nước ngoài du học.
Hãy thử thực hiện một số hoạt động để đảm bảo bạn có thể tự chăm sóc bản thân như học nấu ăn, tự giặt quần áo, thực hiện một số nhiệm vụ vệ sinh chung…Bạn càng chuẩn bị kỹ càng để chăm sóc bản thân trong môi trường mới, bạn sẽ càng cảm thấy bớt cô đơn và nhớ nhà.
Chuẩn bị tâm lý
Sốc văn hóa là điều không thể tránh khỏi, do vậy, bạn cần chuyển bị tâm lý để đón nhận nó. Điều đó sẽ khiến bạn giảm bớt sự chóng ngợp, lạ lẫm khi bước vào cuộc sống mới.
Không chỉ các bạn du học sinh ở độ tuổi trung học, đại học cần chuẩn bị tâm lý mà đối với các anh chị sau đại học cũng rất cần thiết. Một số bạn nghĩ rằng mình đã ở lứa tuổi trưởng thành, sẽ ít gặp những cú sốc văn hóa, nhưng thật ra chính các anh chị mới là người khó thoát ra khỏi con sốc đó.
Do vậy, việc chuẩn bị tâm lý trước khi du học là lưu ý rất cần thiết để bạn vượt qua sốc văn hóa.
Lưu ý khi du học
Thường xuyên liên lạc với gia đình, bạn bè
Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, đặc biệt là những lúc bạn gặp khó khăn, mất phương hướng. Hãy dành thời gian để chia sẻ về những vấn đề bạn đang gặp phải với những người thân yêu, nó sẽ khiến bạn cảm thấy dể chịu hơn rất nhiều.
Không ngừng trau dồi ngoại ngữ
Rào cản ngôn ngữ thường là nỗi thất vọng chính khi bạn chuyển đến một quốc gia mới. Giao tiếp bằng lời nói với người bản xứ khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn bạn nghĩ.
Ngay cả khi chương trình của bạn bằng tiếng Anh, hãy nỗ lực học một vài cụm từ cơ bản bằng ngôn ngữ địa phương. Đó không chỉ là một cách để hiểu thêm về văn hóa mà còn là cách để bạn giao tiếp với mọi người.
Giữ sức khỏe tốt
Để vượt qua sốc văn hóa, một trong những điều cần thiết nhất đó là bạn hãy giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh. Sẽ thật tệ nếu cơ thể không khỏe bên cạnh một tâm trạng không được tốt.
Có thể món ăn bản địa không hợp khẩu vị, hãy tự nấu ăn theo ý mình, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục để cơ thể tràn đày năng lượng giúp xua tan những ý nghĩ tiêu cực, từ đó lấy tại tinh thần lạc quan trước đây.
Kết nối cộng đồng
Một phần cảm giác sốc văn hóa của bạn có thể là do bạn cảm thấy mình bị tách biệt khỏi cộng đồng. Vì vậy, hãy tham gia vào các công đồng địa phương nơi bạn sinh sống càng nhiều càng tốt.
Bên cạnh đó, hãy tham gia vào các nhóm du học sinh Việt Nam hay một vài câu lạc bộ của trường. Bạn cũng có thể tham gia các chương trình tình nguyện hay từ thiện với người dân địa phương.
Gặp gỡ bạn bè mới, giao tiếp xã hội và tham gia vào các hoạt động và sở thích mới sẽ giúp bạn không quá bận rộn để cảm thấy cô đơn và nhớ nhà.
Giữ tâm trí cởi mở
Hãy nhìn mọi thứ từ những quan điểm khác nhau, vượt qua quan điểm cá nhân. Nếu một sinh viên hoặc giáo sư hành động khác với bạn mong đợi, hãy xem xét nền tảng và văn hóa của họ ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào.
Mỗi một nền văn hóa khác nhau sẽ tạo ra cách ứng sử khác nhau, do vậy, bạn cần đứng trên quan điểm một người bản địa để xem xét các khía cạnh tỏng cuộc sống, có như vậy bạn mới dễ dàng hiểu và đồng cảm với người bản địa.
Đừng bỏ cuộc, hãy tìm sự giúp đỡ
Sốc văn hóa là điều tất yếu và không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, quá trình này chỉ khiến bạn mệt mỏi trong thời gian ngắn khi bạn mới bước chân vào môi trường mới. Hãy tự tin và chuẩn bị mọi thứ thật tốt để bạn có thể vượt qua nó một cách nhanh nhất.
Mỗi quốc gia có những sắc thái riêng và bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống khác nhau. Hãy hỏi những người đi trước hay những tư vấn viên, đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải. Họ sẽ là người giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn này.
Đối với một số sinh viên, đôi khi chuyển đến sinh sống tại nước ngoài có thể là quá sức. Được đặt trong một môi trường mới, thường các bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn điều chỉnh và có thể gây ra một cảm giác cực kỳ nhớ nhà, cực kỳ xa lạ, cảm giác đó được gọi là sốc văn hóa.
Hãy tự mình thực hiện những bước tích cực thông qua những lưu ý để vượt qua sốc văn hóa mà VinEdu liệt kê ở trên nếu bạn gặp phải cú sốc văn hóa và bạn sẽ nhanh chóng trở lại đúng hướng và tận hưởng cơ hội du học đáng nhớ trong đời.
4.7/5 - (4 votes)Từ khóa » Nói Sốc Là Gì
-
Sốc Là Gì, Nghĩa Của Từ Sốc | Từ điển Việt
-
9 Cách Nói Bị 'shock' Trong Tiếng Anh - VnExpress
-
Sốc Là Gì? Các Loại Sốc Thường Gặp | Vinmec
-
Sốc Là Gì? Nguyên Nhân Gây Sốc Và điều Trị Sốc - Bệnh Viện Quận 11
-
Nói Kháy (Nói Xóc Óc) - Bình Luận - Vietbao
-
Nói Sốc óc Là Gì - Học Tốt
-
Làm Thế Nào để Tự Vượt Qua Những Cú Sốc Tâm Lý?
-
Sốc Phản Vệ Là Gì? Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Chẩn đoán, Biến Chứng
-
9 Cách Vượt Qua Cú Sốc Tâm Lý Sau Những Biến Cố Lớn Trong Cuộc Sống
-
Sảng - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nhiễm Khuẩn Huyết Và Sốc Nhiễm Khuẩn - Y Học Chăm Sóc Trọng Tâm
-
Phép ẩn Dụ, Ví Von Khiến Ta Phải Suy Nghĩ - BBC News Tiếng Việt
-
Serena Nói Gì Sau Trận Thua Sốc Tay Vợt Pháp Gốc Việt? - PLO
-
Rối Loạn Cảm Xúc Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và điều Trị