Sốc Văn Hoá Là Gì? Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Là Gì? - Vnsava

vnsava

Nội dung chính

Toggle
  • Sốc văn hoá là gì? Sốc văn hóa khi đi du học là gì?
    • Sốc văn hoá là gì?
    • Nguyên nhân gây sốc văn hóa
      • Ngôn ngữ giao tiếp
      • Món ăn
      • Thị giá
      • Học tập
      • Con người
      • Đi lại
    • Bốn giai đoạn sốc văn hoá
      • Giai đoạn hứng thú
      • Giai đoạn khủng hoảng
      • Gia đoạn điều chỉnh
      • Giai đoạn thích nghi
    • Những điều cần lưu ý để vượt qua sốc văn hóa
      • Lưu ý trước khi du học
      • Lưu ý khi du học

Sốc văn hoá là gì? Sốc văn hóa khi đi du học là gì?

Du học không chỉ đơn giản là tìm kiếm một địa điểm học tập phù hợp để phát triển bản thân, du học là một hành trình đầy phấn khởi nhưng cũng tràn đầy sự thử thách. Hôm nay bạn có thể cảm thấy thích thú với những trải nghiệm mới lạ, nhưng ngày mai bạn cũng có thể tỉnh dậy trong trạng thái trống rỗng, đột ngột nhận ra mình cô đơn thế nào ở nơi đất khách quê người…là những cú sốc văn hóa mà bạn sẽ gặp phải khi du học

Sốc văn hóa là gì? Biểu hiện của sốc văn hóa khi du học
Sốc văn hóa là gì? Biểu hiện của sốc văn hóa khi du học

Trong bài viết này trung tâm tư vấn du học Vnsava xin giới thiệu đến bạn đọc thông tin về Sốc văn hoá là gì? Sốc văn hóa khi đi du học là gì? … Tất cả sẽ được trung tâm tư vấn du học Vnsava giải đáp trong bài viết này

  • Essay là gì? Cách viết một bài essay ấn tượng
  • Liberal Art là gì? Liberal Arts College là gì?
  • FCE là gì? Chứng chỉ FCE Cambridge là gì?
  • Offer là gì? Offer là làm công việc gì?
  • BBA là gì? Chương trình du học BBA gồm ngành nào?
  • STEM là gì? Giáo dục STEM là gì?

Sốc văn hoá là gì?

  • Một trong những biểu hiện thường thấy nhất của sốc văn hóa là khi bạn đột ngột cảm thấy choáng ngợp với môi trường mới mẻ xung quanh, bạn cảm thấy không thoải mái khi đặt mình vào một nhịp sống khác xa tần số của mình, bạn không tự tin khi phải giao tiếp với những người bản xứ. Bạn trở nên lạc lõng, cô đơn và áp lực khi không tìm thấy bất cứ điểm chung nào giữa mình và những người xung quanh. Bạn khát khao được trở về nhà, vùi mình trong vòng tròn an toàn của bản thân, đắm mình trong cộng đồng mà bạn biết chắc chắn đó là nơi bạn thực sự thuộc về.
  • Sốc văn hóa là vấn đề thường gặp nhất của các bạn học sinh, sinh viên khi hiện thực hóa ước mơ du học tại phương trời xa và cũng là một trong những yếu tố khiến các bạn trẻ chùn bước khi nghĩ đến viễn cảnh không có một ai ở bên để giúp họ vượt qua nỗi sợ vô hình đó. Tuy nhiên, không phải bất cứ ai cũng trải qua cảm giác này khi phải sinh sống và làm việc tại mảnh đất mới. Cũng không phải sự “sốc văn hóa” nào cũng gây ra một hệ lụy cuối cùng – khiến người chịu đựng phải chấp nhận bỏ cuộc. Không quá khó để vượt qua sốc văn hóa nếu chúng ta hiểu rõ căn nguyên vấn đề từ đâu ra, những giai đoạn của quá trình này và học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước.

Nguyên nhân gây sốc văn hóa

Ngôn ngữ giao tiếp

  • Khi bạn lần đầu tiên đến nước ngoài, bạn có thể bị kiệt sức và mệt mỏi từ cuộc hành trình, điều này có thể làm tăng thêm cảm giác sốc văn hóa khi bạn cố gắng tìm hiểu môi trường mới xung quanh.
  • Mọi người có thể không nói một ngôn ngữ mà bạn biết, hoặc dù đã từng học qua nhưng bạn vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp, và kết quả là bạn có thể cảm thấy lo lắng.

Món ăn

  • Có thể một số món ăn của quốc gia du học khiến bạn mê tít khi còn ở Việt Nam, và đó là một trong những lý do bạn quyết định chọn nơi này. Nhưng khi qua bên đây, món ăn đó là món ăn chính hàng ngày khiến bạn chán ngấy và thèm món ăn quê nhà nhưng lại rất khó khăn để tìm cửa hàng bán đồ ăn Châu Á.
  • Cảm giác đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái, món ăn không hợp khẩu vị chính là một trong những cơn sốc văn hóa khó khăn nhất mà bạn sẽ phải trải qua khi du học.

Thị giá

  • Với sự chênh lệch tỷ giá và sự phát triển về kinh tế, bạn sẽ bị choáng ngợp về giá cả hàng hóa khi bạn quy đổi qua tiền Việt Nam. Đây cũng là vấn đề mà hầu hết các bạn du học sinh đều cảm nhận.
  • Bạn sẽ thấy rằng khi chuyển qua tiền Việt Nam, chi phí bạn phải bỏ ra là quá lớn gây ra cảm giác không dám tiêu sài trong một thời gian đầu du học.

Học tập

  • Với nền giáo dục lấy người học làm trung tâm, tại những quốc gia mà bạn tới du học, giáo viên chỉ là những người hướng dẫn để bạn dễ dàng đọc sách và tìm hiểu tri thức hơn.
  • Phương pháp giáo dục này chẳng còn xa lạ đối với các quốc gia Top đầu về du học, nhưng nó khá mới mẻ đối với sinh viên Việt Nam, đòi hỏi các bạn phải mất thời gian làm quen với phương pháp học mới.

Con người

  • Một trường hợp sốc văn hóa nữa phải kể đến đó là trường hợp liên qua tới con người. Đặc biệt, đối với các bạn du học tại những quốc gia Châu Âu hoặc Châu Mỹ, nơi có nền văn hóa khác biệt với Việt Nam.
  • Tôn trọng sự khác biệt, tôn trọng tự do cá nhân, tư duy cởi mở hay giao tiếp lịch thiệp…là những điều bạn sẽ cảm thấy mới lạ tại đất nước du học, tuy nhiên, sự khác biệt này tạo nên cú sốc văn hóa tích cực, bạn sẽ học tập được nhiều điều tốt ở nơi đây.

Đi lại

  • Khi du học, đặc biệt khi bạn du học tại một số khu vực không phải trung tâm – nơi mà hệ thống giao thông không được thuận tiện như các thành phố lớn thì việc di chuyển sẽ khiến bạn cảm thấy khó khăn trong thời gian đầu khi kịp thích nghi.
  • Nếu như ở Việt Nam, bạn có thể thoải mái di chuyển bằng phương tiện cá nhân như xe máy, thì ở đây, bạn di chuyển chủ yếu là xe bus và đi bộ. Đối với hầu hết các bạn sinh viên Việt Nam, việc di chuyển bằng cách đi bộ thường là tạo cảm giác khá mệt mỏi dù biết rằng đi bộ rất tốt cho sức khỏe.

Bốn giai đoạn sốc văn hoá

Sốc văn hóa có thể chia thành bốn giai đoạn chính:

Giai đoạn hứng thú

Ngay khi đặt chân đến một địa điểm mới, chúng ta chắc chắn bị cuốn vào tất cả những điều tuyệt vời mà những trải nghiệm mới mang đến cho mình, từ phong cách sống cởi mở, những âm thanh của phố phường huyên náo, mùi hương ngọt ngào của vườn hoa trải bạt ngàn, hay hương vị thức ăn chẳng thể tìm thấy ở quê hương mình. Trong giai đoạn này, bạn vẫn có khả năng nhận thức sự tương đồng về văn hóa cũng như bị quyến rũ bởi những khác biệt.

Giai đoạn khủng hoảng

Thế nhưng, giai đoạn hứng khởi sẽ trôi đi rất nhanh, thay thế cho những nỗi lo lắng khôn nguôi. Bạn lo lắng về mọi thứ, cũng như với một số bạn, giai đoạn này có thể ập tới ngay thi bạn đặt chân lên một quốc gia mới. Bạn sẽ thấy choáng ngợp với tất cả mọi thứ khiến bạn cảm thấy như mình vừa trải qua một thay đổi lớn trong cuộc đời, khi mọi sự chuẩn bị trước đây đều không đủ.

Gia đoạn điều chỉnh

Sau một thời gian cảm thấy mệt mỏi vì môi trường mới, cuối cùng bạn cũng dần chấp nhận sự thật ấy và thúc đẩy bản thân thay đổi. Bạn đã dần đi đến việc làm quen với môi trường mới và đã dần tìm được sự cân bằng của cảm xúc. Thay vì cảm thấy khó chịu, chúng ta thử trải nghiệm điều khác biệt. Những góc nhìn tiêu cực ban đầu sẽ được thay thế bằng diểm nhìn tích cực hơn sau khi bạn tiếp xúc và có những “deep talk” với bạn bè xung quanh. Và bạn sẽ quan tâm đến việc tìm hiểu thêm về quốc gia sở tại của bạn và nỗ lực hơn để phù hợp hơn.

Giai đoạn thích nghi

Bước qua giai đoạn sốc văn hóa khủng khiếp nhất, giờ đây bạn cảm thấy vô cùng thoải mái khi sống ở ngôi trường mới, cũng đầy tự hào như khi bạn cố gắng hết sức để vượt qua ải cuối cùng trong trò chơi sinh tồn vậy. Bạn có thể nói chuyện với người lạ như khi nói cùng với những người cùng chung ngôn ngữ, bạn nhận được sự tin tưởng từ những người khác biệt. Chắc chắn, bạn vẫn nhớ bạn bè và gia đình của mình, nhưng những người bạn và hoạt động mới của bạn đã trở thành một phần trong cuộc sống hàng ngày.

Vậy nên, cũng đừng nghĩ rằng sốc văn hóa là điều gì đó quá kinh khủng mà mình không thể vượt qua. Với những bạn đang trải qua cú sốc này, hãy cứ đơn giản nghĩ rằng mình chỉ đang ở giai đoạn kinh khủng nhất thôi mà. Những gì tuyệt vời nhất vẫn còn ở lại phía sau.

Những điều cần lưu ý để vượt qua sốc văn hóa

Việc thích nghi với cuộc sống tại đất nước du học có thể là thách thức đối với sinh viên quốc tế. Mặc dù vậy, bạn đừng quá lo lắng – sốc văn hóa, như đã biết, là điều tự nhiên mà hầu hết chúng ta đều phải trải qua khi bước vào môi trường mới.

Điều chỉnh theo môi trường mới sẽ mất khá nhiều thời gian của bạn và dưới đây là một số lưu ý để giúp bạn vượt qua sốc văn hóa nhanh chóng.

Lưu ý trước khi du học

Tìm hiểu văn hóa bản địa

Tìm hiểu càng nhiều về nước mà bạn sẽ tới du học càng tốt, bạn có thề hiểu qua các diễn đàn du lịch, các sách hướng dẫn hay những người đi trước để có cái nhìn cụ thể hơn.

Học ngoại ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ giao tiếp

  • Vẫn biết rằng việc học ngôn ngữ là điều kiện bắt buộc mà các bạn du học sinh phải thực hiện trước khi du học, tuy nhiên, với một số bạn, vì quá mải mê học kiến thức ngoại ngữ để vượt qua các bài thi mà chưa thể tập trung vào ngoại ngữ giao tiếp.
  • Điều này khiến bạn khó có thể giao tiếp với người bản địa tạo nên một cơn sốc văn hóa lớn khiến bạn cảm thấy mất phương hướng và hoang mang

Học cách tự chăm sóc bản thân

  • Nếu trước đây bạn sống với gia đình, bạn có thể không quen sống một mình và tự làm mọi thứ như rửa bát, nấu ăn hay dọn dẹp. Bạn có thể chuẩn bị cho việc này bằng cách thực hành trước khi bạn di chuyển ra nước ngoài du học.
  • Hãy thử thực hiện một số hoạt động để đảm bảo bạn có thể tự chăm sóc bản thân như tự giặt quần áo, học nấu ăn, thực hiện một số nhiệm vụ vệ sinh chung…Bạn càng chuẩn bị kỹ càng để chăm sóc bản thân trong môi trường mới, bạn sẽ càng cảm thấy bớt cô đơn và nhớ nhà.

Chuẩn bị tâm lý

Sốc văn hóa là điều không thể tránh khỏi, do vậy, bạn cần chuyển bị tâm lý để đón nhận nó. Điều đó sẽ khiến bạn giảm bớt sự chóng ngợp, lạ lẫm khi bước vào cuộc sống mới.

Không chỉ các bạn du học sinh ở độ tuổi trung học, đại học cần chuẩn bị tâm lý mà đối với các anh chị sau đại học cũng rất cần thiết. Một số bạn nghĩ rằng mình đã ở lứa tuổi trưởng thành, sẽ ít gặp những cú sốc văn hóa, nhưng thật ra chính các anh chị mới là người khó thoát ra khỏi con sốc đó.

Do vậy, việc chuẩn bị tâm lý trước khi du học là lưu ý rất cần thiết để bạn vượt qua sốc văn hóa.

Lưu ý khi du học

Không ngừng trau dồi ngoại ngữ

  • Rào cản ngôn ngữ thường là nỗi thất vọng chính khi bạn chuyển đến một quốc gia mới. Giao tiếp bằng lời nói với người bản xứ khiến bạn cảm thấy khó khăn hơn bạn nghĩ.
  • Ngay cả khi chương trình của bạn bằng tiếng Anh, hãy nỗ lực học một vài cụm từ cơ bản bằng ngôn ngữ địa phương. Đó không chỉ là một cách để hiểu thêm về văn hóa mà còn là cách để bạn giao tiếp với mọi người.

Thường xuyên liên lạc với gia đình, bạn bè

Gia đình luôn là điểm tựa vững chắc, đặc biệt là những lúc bạn gặp khó khăn, mất phương hướng. Hãy dành thời gian để chia sẻ về những vấn đề bạn đang gặp phải với những người thân yêu, nó sẽ khiến bạn cảm thấy dể chịu hơn rất nhiều.

Kết nối cộng đồng

  • Một phần cảm giác sốc văn hóa của bạn có thể là do bạn cảm thấy mình bị tách biệt khỏi cộng đồng. Vì vậy, hãy tham gia vào các công đồng địa phương nơi bạn sinh sống càng nhiều càng tốt.
  • Bên cạnh đó, hãy tham gia vào các nhóm du học sinh Việt Nam hay một vài câu lạc bộ của trường. Bạn cũng có thể tham gia các chương trình tình nguyện hay từ thiện với người dân địa phương.
  • Gặp gỡ bạn bè mới, giao tiếp xã hội và tham gia vào các hoạt động và sở thích mới sẽ giúp bạn không quá bận rộn để cảm thấy cô đơn và nhớ nhà.

Giữ sức khỏe tốt

  • Để vượt qua sốc văn hóa, một trong những điều cần thiết nhất đó là bạn hãy giữ cho mình một cơ thể khỏe mạnh. Sẽ thật tệ nếu cơ thể không khỏe bên cạnh một tâm trạng không được tốt.
  • Có thể món ăn bản địa không hợp khẩu vị, hãy tự nấu ăn theo ý mình, bạn sẽ thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, thường xuyên tập thể dục để cơ thể tràn đày năng lượng giúp xua tan những ý nghĩ tiêu cực, từ đó lấy tại tinh thần lạc quan trước đây.

Giữ tâm trí cởi mở

  • Hãy nhìn mọi thứ từ những quan điểm khác nhau, vượt qua quan điểm cá nhân. Nếu một sinh viên hoặc giáo sư hành động khác với bạn mong đợi, hãy xem xét nền tảng và văn hóa của họ ảnh hưởng đến hành vi của họ như thế nào.
  • Mỗi một nền văn hóa khác nhau sẽ tạo ra cách ứng sử khác nhau, do vậy, bạn cần đứng trên quan điểm một người bản địa để xem xét các khía cạnh tỏng cuộc sống, có như vậy bạn mới dễ dàng hiểu và đồng cảm với người bản địa.

Đừng bỏ cuộc, hãy tìm sự giúp đỡ

Sốc văn hóa là điều tất yếu và không phải ai cũng dễ dàng vượt qua. Tuy nhiên, quá trình này chỉ khiến bạn mệt mỏi trong thời gian ngắn khi bạn mới bước chân vào môi trường mới. Hãy tự tin và chuẩn bị mọi thứ thật tốt để bạn có thể vượt qua nó một cách nhanh nhất.

Mỗi quốc gia có những sắc thái riêng và bạn sẽ phải đối mặt với những tình huống khác nhau. Hãy hỏi những người đi trước hay những tư vấn viên, đừng ngần ngại chia sẻ những khó khăn mà mình đang gặp phải. Họ sẽ là người giúp đỡ bạn vượt qua khó khăn này.

Đối với một số sinh viên, đôi khi chuyển đến sinh sống tại nước ngoài có thể là quá sức. Được đặt trong một môi trường mới, thường các bạn sẽ phải trải qua một giai đoạn điều chỉnh và có thể gây ra một cảm giác cực kỳ nhớ nhà, cực kỳ xa lạ, cảm giác đó được gọi là sốc văn hóa.

Với những thông tin trung tâm tư vấn du học vnsava.com chia sẻ trên đây đã giúp các bạn du học sinh hiểu được Sốc văn hoá là gì? Sốc văn hóa khi đi du học là gì?…Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho các bạn trong tương lai cũng như hỗ trợ các bạn chuẩn bị thật tốt trước khi đi du học tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Úc, Anh Quốc…

vnsava

Từ khóa » Sốc Văn Hoá Khi đi Du Học