“Sốc Văn Hóa Ngược”? | Báo Dân Trí
Có thể bạn quan tâm
Sốc nặng từ trong nhà, ra ngoài phố, đến công sở là cảm giác của nhiều du HS khi trở về VN sau những năm học tập và sinh sống ở nước ngoài. Nhiều người không thể ngờ rằng việc "tái hòa nhập" của mình lại khó khăn đến thế. Những cú "sốc văn hóa ngược" đã gây choáng cho nhiều du HS.
Sốc từ nhà, ra ngoài phố...
“Sốc nặng” là điều mà Nguyễn Hoàng Diệu Linh cảm nhận được sau 5 năm du học ở Minnesota (Mỹ) trở về.
Bài viết tranh luận của bạn về vấn đề này xin gửi đến Diễn đàn Dân trí qua địa chỉ e-mail: thaolam@dantri.com.vn. |
Vốn đã quen với thái độ niềm nở nhiệt tình của nhân viên bán hàng ở Mỹ, Linh rất sợ mỗi khi đi mua sắm ở VN, ngay cả khi vào những trung tâm thương mại lớn. “Mấy chị bán hàng cứ sấn sổ tới giới thiệu hết thứ nọ đến thứ kia, đến khi mình bảo chỉ xem thôi, chưa quyết định mua thì tỏ thái độ khó chịu ra mặt. Mình thử đồ thì họ đứng canh như canh trộm. Mua thì phải mặc cả, không mua thì bị lườm.” - Linh cho biết đó là lý do tại sao không dám đi mua sắm 1 mình ở VN nữa.
Đến khi đi làm giấy tờ ở các cơ quan công quyền thì lại càng sốc bởi thái độ lạnh lùng hay cáu bẳn của các nhân viên nhà nước. Linh tâm sự: “Ai cũng khó đăm đăm vì họ biết mình cần họ chứ họ có cần mình đâu. Trong khi ở Mỹ, dù giấy tờ quan trọng đến thế nào, nhân viên cũng nhỏ nhẹ hỏi han, từ tốn hướng dẫn và liên tục “Thank you!” dù họ là người giúp mình.”
Linh không phải là trường hợp cá biệt cảm thấy khó khăn khi trở về nước “tái hòa nhập cộng đồng” sau một thời gian sinh sống và học tập ở nước ngoài.
Đó gọi là hội chứng “sốc văn hóa ngược” (reverse culture shock) mà hầu như du học sinh nào cũng gặp phải.
Thế Phong, 1 du HS trở về từ Washington DC, Mỹ chia sẻ: “Trước khi về nước, chúng tôi cũng được bà trưởng khoa cảnh báo rằng sẽ sốc khi quay lại VN nhưng tôi không tin vì đã sống ở VN hơn 20 năm. Không ngờ mỗi khi đến nơi công cộng đều thấy sốc nặng vì cách cư xử thiếu văn hóa của một số người, những hành xử mà mình không bao giờ thấy ở thủ đô nước Mỹ.”
Bà Meg Holmberg, Giám đốc Dự án Hỗ trợ Học bổng ADS của Chính phủ Úc từng chia sẻ: “Một trong những khó khăn sau khi đi học trở về được các cựu sinh viên nhắc đến thường xuyên nhất là sự khác biệt về cách thức, phong cách làm việc, tiêu chuẩn chuyên môn ở VN đã hạn chế các cựu sinh viên ứng dụng hiệu quả các kiến thức và kỹ năng.”
Lan Anh, cựu du HS từ Nhật Bản, chỉ sau 1 năm về làm việc trong 1 cơ quan Nhà nước đã thấy quá ngột ngạt với cách làm việc “bao cấp” và qua loa. Cô đã phải bỏ việc ra ngoài làm cho 1 công ty của Nhật. “Giờ làm việc mà mọi người cứ trò chuyện oang oang, còn mang cả mực đến cơ quan nướng làm cả phòng bốc mùi tanh nồng. Nhân viên thì được đánh giá qua thâm niên là chính chứ không phải năng lực. Chỉ làm việc vài tháng mà tôi thấy stress nặng, không chịu được thêm nữa vì thấy mình lạc lõng với lối làm việc nghiêm túc học được từ Nhật Bản.” - Lan Anh tâm sự.
Không chỉ ở cơ quan, ngoài đường phố mà các du HS khi trở về còn bị sốc ngay trong chính ngôi nhà của mình.
Vốn quen thoải mái, đi chơi với bạn bè đến tận khuya ở nước ngoài, nay về nhà phải tuân thủ giờ “giới nghiêm” do phụ huynh đặt ra. Cũng vì quen với môi trường tự do thảo luận với giáo sư ở các trường ĐH ở nước ngoài, khi về nhà “lỡ” tranh luận hăng hái với phụ huynh thì dễ bị khép vào tội “hỗn láo”.
Liệu pháp chống sốc
Hội chứng sốc văn hóa ngược thường nặng nề hơn cả “sốc văn hóa xuôi” bởi khi tới 1 vùng đất mới, tiếp xúc với 1 nền văn hóa mới, 1 ngôn ngữ mới thì sốc là điều dễ hiểu. Nhiều SV không chuẩn bị tâm lý cho cú “sốc ngược” khi quay lại chính quê hương và ngôi nhà của mình. Bên cạnh đó, “làm quen với môi trường văn minh vẫn nhanh hơn là với sự vô ý thức”, Diệu Linh bày tỏ.
Tùy khả năng thích nghi của từng người mà tình trạng sốc văn hóa ngược kéo dài hay ngắn. Bên cạnh đó, cũng có những liệu pháp chống sốc được truyền tai nhau giữa các du HS, không chỉ của VN mà cả các nước khác.
Trước hết mỗi du HS cần nhận thức được sự thay đổi của chính bản thân mình. Sau nhiều năm học tập và sinh sống ở nước ngoài, có những thói quen, cách hành xử và thậm chí cả những giá trị nhận thức cũ của mỗi người đã mất đi, thay vào đó là một loạt các quan niệm mới. Vì thế, khi trở về, các du HS sẽ cảm thấy có độ vênh nhất định với thực tế tại quê nhà.
Điều quan trọng nhất là luôn giữ được sự cân bằng, không để mình rơi vào trạng thái trầm cảm hoặc quá thất vọng. Cảm nhận và tôn trọng sự khác biệt văn hóa cũng như trình độ phát triển sẽ giúp các du HS cảm thấy dễ chịu và nhanh chóng thích nghi hơn.
Thế Phong cho biết: “Khi mới về VN, phải mất một thời gian dài mình không dám đi ăn ở bên ngoài vì thấy sợ những đám giấy ăn nhàu nát vứt dưới gầm bàn, bát đũa nhơm nhớp dầu mỡ. Nhưng bạn bè rủ mãi rồi cũng dần dần làm quen lại với văn hóa quán cóc của nước mình. Bây giờ thì hoàn toàn thoải mái rồi vì thấy tụ tập bạn bè trong những quán đó thú vị hơn nhiều so với các quán Tây hoặc nhà hàng sang trọng”
Tùng, một du HS trở về từ Anh quốc có cái nhìn rất mở: “Tôi chẳng việc gì phải sốc khi vài người xung quanh mình cư xử thiếu văn minh. Về VN, tôi vẫn giữ những thói quen tốt đã học được ở nước ngoài. Luôn luôn xếp hàng, người ta chen lấn thì tôi nhắc nhở, có bị lườm cũng kệ. Tôi sẵn sàng cầm vỏ kẹo về nhà vứt vào thùng rác.
Tôi thấy vui vì cách hành xử văn minh của mình. Mỗi du HS về nước nếu vẫn giữ được những thói quen đó và truyền cả cho bạn bè, người thân của mình thì các thế hệ du HS sau này sẽ không còn bị sốc văn hóa ngược vì những chuyện nhỏ như thế nữa”.
Theo VNN/Kinh tế và Đô thị
LTS Dân trí - Lăng nghe những lời tâm sự của các du học sinh khi trở về nước, chúng ta thấy vừa mừng vừa lo. Mừng vì thấy họ đã học được nếp sống và nếp làm việc văn minh của các nước phát triển. Lo vì thấy khoảng cách còn khá xa về nếp sống cũng như cung cách làm việc hiện nay của nước ta so với các nước phát triển, mà chính điều đó đã gây “sốc” đối với những du học sinh mới trở về nước.
Còn thêm một điều lo về “khoảng cách” giữa các du học sinh với đất nước vốn sinh ra mình và để lại biết bao kỷ niệm tốt đẹp của tuổi ấu thơ. Có lẽ cũng vì “khoảng cách” này mà không ít du học sinh đã chọn con đường ở lại làm ăn ở nước ngoài.
Nếu có con mắt nhìn có tính lịch sử và nặng ân tình hơn đối với đất nước thì không việc gì phải “sốc” trước những điều minh chưa hài lòng mà nên có thái độ như bạn Tùng, một du học sinh từ Anh quốc trở về, hãy tự nguyện làm một nhân tố tích cực, luôn gương mẫu thực hiện nếp sống văn minh và vận động mọi người cùng làm theo. Đấy là cách hành xử văn minh đáng hoan nghênh.
Nếu có hàng loạt du học sinh trở về nước có thái độ hành xử tích cực như vậy thì chắc chắn đất nước ta còn đổi mới mạnh mẽ hơn và hội nhập nhanh hơn vào thế giới văn minh.
Từ khóa » Sốc Văn Hóa Và Sốc Văn Hóa Ngược
-
Bạn Biết Gì Về Sốc Văn Hóa Xuôi - Ngược?
-
Đánh Bại Cú “sốc Văn Hoá Ngược” Ngày Du Học Trở Về - Viva-Mundo
-
"Sốc Văn Hóa Ngược" - Hiện Tượng Của Du Học Sinh Ngày Trở Về
-
Sốc Văn Hóa Và Cách Vượt Qua Khi Du Học Nước Ngoài
-
Lo Lắng Về Việc Du Học Sinh Bị Sốc Văn Hóa Ngược - Việt Đỉnh
-
Sốc Văn Hóa Ngược - Vấn đề Của Du Học Sinh
-
4 điều Có Thể Gây Sốc Văn Hóa Ngược Cho Du Học Sinh Canada Khi ...
-
Sốc Văn Hóa Là Gì? Biểu Hiện Của Sốc Văn Hóa Khi Du Học
-
Sốc Văn Hoá Là Gì? Sốc Văn Hóa Khi đi Du Học Có Nên Là Một Nỗi Lo?
-
Sốc Văn Hóa Là Gì? Những điều Cần Lưu ý để Vượt Qua Sốc Văn Hóa
-
Hiện Tượng "sốc Văn Hóa Ngược" Của Du Học Sinh Ngày Trở Về
-
Sốc Văn Hóa Ngược Là Gì - Học Tốt
-
“Sốc Văn Hóa”: Văn Hóa Không Có Chuyện Thấp-cao - Báo Công Lý
-
Làm Thế Nào để đối Diện Với Cú Sốc Văn Hoá Ngược Khi Trở Về ...
-
[Abroad Stories] Sốc Văn Hóa, Sốc Văn Hóa Ngược Và Du Học
-
Sốc Văn Hóa Nhật Bản Khi đi Du Học Và CÁCH KHẮC PHỤC
-
"SỐC VĂN HÓA NGƯỢC" THƯỜNG NẶNG NỀ... - TƯ VẤN DU HỌC
-
Bạn Biết Gì Về Sốc Văn Hóa Là Gì, Sốc Văn Hóa Là Gì
-
Du Học Sinh Và Chuyện 'sốc Văn Hóa Ngược' Ngày Trở Về - Du Học Đức