"Sốc Văn Hóa Ngược" - Hiện Tượng Của Du Học Sinh Ngày Trở Về

Ngày nay việc du học tại nước ngoài nơi có nền giáo dục tiên tiến và phát triển là nguyện vọng của không ít các bạn trẻ Việt Nam. Được sống và làm việc tại một đất nước xa lạ sẽ mang đến cho các bạn rất nhiều trải nghiệm đầy sắc màu. Đây còn được xem như là chuyến phiêu lưu đầy hứng thú tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi được cảm giác lo lắng, hồi hộp hoặc hơn nữa là sợ hãi.

Bạn có bị sốc văn hóa ngược?

Khi đã quá thân thuộc với môi trường sống ở Việt Nam thì việc đặt chân đến một vùng đất mới với cảm giác bỡ ngỡ, lạ lẫm là điều hiển nhiên, dù bạn có chuẩn bị tinh thần rất kĩ khi còn ở nhà thì cũng chỉ có thể giảm bớt sự căng thẳng và bỡ ngỡ chứ không thể nào không có cảm giác gì được. Vì vậy hiện tượng sốc văn hóa của du học sinh là điều vô cùng dễ hiểu và không hề xa lạ gì. Tuy nhiên đã bao giờ bạn tưởng tượng đến ngày mình du học xong và quay trở về Việt Nam chưa? Bạn có từng nghĩ mình sẽ gặp phải hiện tượng “sốc văn hóa ngược” hay không?

Đi là để trở về, dù bạn có ý định đi du học là để định cư tại một đất nước nào đó thì cũng không có nghĩa là bạn sẽ không quay trở lại Việt Nam. Đặc biệt những chuyến hồi hương sau mấy năm liền đi du học sẽ mang theo một cảm giác gì đó rất khó tả, nhiều người thường nói họ cảm thấy rất mong chờ ngày về nước nhưng không hiểu sao họ lại luôn mang theo một nỗi buồn, một nỗi buồn không tên.

Du học sinh về nước bị shock ngược văn hóa: Về nhà mình mà ngỡ như ở nhà ai  đó xa lạ

Trước khi đi du học, ai cũng từng chuẩn bị đồ đạc rất kĩ gói ghém hành trang cùng với tất cả những hy vọng và ước mơ học tập và sinh sống ở một môi trường có cuộc sống hiện đại lí tưởng và một nền giáo dục phát triển. Nhưng dù đi với mục đích gì đi chăng nữa thì trước giờ bạn chỉ từng nghe thông tin về đất nước đó qua Internet, phim ảnh hoặc được nghe từ những người nước ngoài đang sinh sống tại Việt Nam. Vì vậy những điều mới mẻ và xa lạ đó dễ dàng làm bạn cảm thấy thu hút và cũng dễ dàng tiếp thu đặc biệt với du học sinh thì đây có thể là một trải nghiệm khó quên.

khi được tự mình trải nghiệm các cảm giác sống trong tập thể khăng khít, học tập ở ngôi trường mới hiện đại, làm quen với những người bạn bản xứ dễ thương, thân thiện hay được sống như là một thành viên của gia đình người bản địa sẽ tạo cho bạn cảm giác thích thú. Những hoạt động ngoại khóa, những lần đi nhà thờ cùng gia đình host,… dần dần sẽ làm cho bạn cảm thấy muốn trở thành một công dân Úc, Mỹ, Canada,… thực thụ. Khoảng thời gian phiêu lưu ấy sẽ giúp bạn mở mang kiến thức mở rộng tầm nhìn rất nhiều.

photo1522587360173 15225873601731024588541

Mặc dù sau quá trình học tập lâu dài tại nước ngoài họ đã tiếp thu được rất nhiều từ nền văn hóa của quốc gia đó. Tuy nhiên, không thể nào tiếp thu hoàn toàn 100%, bên trong con người họ vốn vẫn là một con người Việt Nam, họ có thể hòa nhập nhưng không hòa tan. Họ thông thạo thêm một loại ngôn ngữ, họ có lối sống văn mình hơn, họ có cách nhìn bao dung rộng mở hơn và hơn hết họ được đào tạo một tính kỉ luật vững chắc cùng với tư tưởng đạo đức tiến bộ hơn. Họ trở về Việt Nam với tràn đầy sự tự tin và mong đợi, nhiều người vô tư,phóng khoáng mà nghĩ đây đơn giản chỉ là một cuộc hồi hương là chuyến đi trở về với những điều vốn dĩ quen thuộc mà họ lại không hề biết có rất nhiều thứ đang đợi mình.

Khi quay trở về Việt Nam ngoài việc du học sinh thay đổi rất nhiều thì đất nước chúng ta cũng không ngừng thay đổi và phát triển hơn. Sau một thời gian dài không trực tiếp tiếp xúc với môi trường ở Việt Nam thì cũng giống như bạn chưa từng được đặt chân lên một đất nước mới. Do đó việc không thể thích nghi ngay được với văn hóa quê nhà là điều bình thường, cảm giác này cũng chẳng khác mấy so với cảm giác bị “sốc văn hóa” ở nước ngoài. Khi bạn ý thức được là mình phải cố gắng thích nghi với môi trường xa lạ càng nhanh càng tốt thì khi ấy chính là lúc nhưng thứ mới sẽ dần thay thế chỗ cũ và rồi khi mà bạn đã quen với một lối sống khác rồi bất chợt lại phải quay về lối sống cũ điều này sẽ làm bạn thấy ngờ ngợ, hay nói cách khác là sẽ khó làm quen với những điểm trừ lạc hậu trong lối sống cũ.

soc van hoa du học Úc

Các giai đoạn của sốc văn hóa ngược

Chúng ta cứ nghĩ rằng sốc văn hóa ngược không phải là vấn đề gì quá nghiêm trọng tuy nhiên ít ai biết được là nó lại gây ảnh hưởng tâm lý khá nhiều. Để có thể vượt qua được cú sốc văn hóa ngược này bạn cần phải chuẩn bị trước tâm lí, và để vượt qua được thì bạn cần phải hiểu rõ về nó. Sốc văn hóa gồm có bốn giai đoạn là: Trăng mật – Khủng hoảng – phục hồi – thích nghi.

tuan trang mat la gi va bat nguon tu dau 6

Giai đoạn đầu tiên là trăng mật, nghe tên thì hẳn ai cũng nghĩ đây là giai đoạn rất là thú vị, nó tên là trăng mật bởi vì đây là giai đoạn mà mọi người chuẩn bị hành trang về quê sẽ cảm thấy bồi hồi, hào hứng y như cảm giác lần đầu được đi trăng mật cùng nửa kia của mình. Trong giai đoạn này thường mọi người sẽ hồi hộp và hay tự liên tưởng rất nhiều như là cảm giác được về nhà ăn những bữa cơm quây quần cùng gia đình, được cùng gia đình chuẩn bị đón Tết,…hay đi dạo những con phố, ngồi những quán ven đường cùng lũ bạn. Nghĩ đến thôi thì không ai là không cảm thấy xúc động và mong đợi. Nhưng thường giai đoạn này sẽ kéo dài không lâu, bởi sau khi đặt chân về nước sau bốn năm đã có quá nhiều sự thay đổi mọi thứ không thể nào còn như xưa được nữa vì vậy nhiều người sẽ bị chuyển ngay qua giai đoạn khủng hoảng. Thử nghĩ mà xem những điều mà mình mong đợi, chỉ cần nghĩ đến cũng cảm thấy hạnh phúc mà bây giờ lại xảy ra hoàn toàn trái ngược, mọi thứ diễn ra không giống như mong đợi. Lúc đó, ai mà không cảm thấy buồn và hụt hẫng.

Đối với một số người có chuẩn bị sẵn tâm lí thì sốc văn hóa ngược có thể diễn ra chỉ trong vài tuần nhưng với những người không hề suy nghĩ đến hiện tượng này họ không nghĩ sẽ bị như vậy thì tình trạng có thể nghiêm trọng hơn có thể kéo dài cả năm trời mới vượt qua được.

1 mssd

Vượt qua cú sốc văn hóa ngược

Bạn cần chuẩn bị sẵn trước tâm lý và phải linh hoạt trước những thay đổi bất ngờ là điểm mấu chốt trước khi du học và đây cũng là bước đệm để giảm thiểu “tổn thương” sau khi quay trở về quê nhà.

Chuẩn bị cho trận chiến

Bạn cần lên kế hoạch rõ ràng cho chuyến đi trở về quê hương, trước khi kết thúc khóa học bạn nên dành thời gian suy nghĩ về một số việc nên làm trước khi rời đi. Chẳng hạn như: thanh lý những món đồ không cần thiết, lưu thông tin của bạn học hoặc nếu có thể nên làm một bữa tiệc chia tay những người bạn ở đây để khi trở về không cảm thấy nuối tiếc, liên hệ với người thân và bạn bè ở nước nhà, tìm hiểu tình hình để lên kế hoạch và chuẩn bị tâm lí sẵn sàng hơn.

thi lai dai hoc

Tạm biệt cuộc sống cũ

Với những bạn du học sinh có khả năng hòa nhập tốt trong nền văn hóa của quốc gia mà bạn theo học thì khả năng thích với cuộc sống Việt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn. Nếu bạn chưa sẵn sàng để nói tạm biệt, sẽ rất khó có thể chấp nhận được cuộc sống khi trở về nhà. Bởi vì, muốn tái hòa nhập trở lại được thì bạn cần phải kết thúc trải nghiệm du học thật trọn vẹn. Vì vậy, trước khi quay về Việt Nam bạn hãy làm mọi thứ có thể, dưới đây là một vài gợi ý dành cho bạn:

  • Chụp thật nhiều ảnh và video để lưu giữ kỉ niệm
  • Những địa điểm “must see”, bạn không nên bỏ lỡ nó đúng chứ? =)))
  • Mua quà lưu niệm và săn hàng giảm giá
  • Với những người đã gắn bó với bạn nhiều năm qua phải nên có một bữa tiệc nho nhỏ để chia tay

Tất nhiên lưu lại liên lạc với những người thú vị bạn quen khi đi du học là điều không thể thiếu rồi. Bạn cũng nên trao đổi địa chỉ email, Facebook,… để tiện liên lạc với họ. Bạn cũng cần những lí do để quay trở lại mà đúng không? 😉

chup anh dep hon genk viet nam 1 1547879375464123563260 crop 15478793979261970589269

Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của mình

Tất nhiên khi về nước bạn sẽ cảm thấy phần lớn số đông không hiểu mình bởi vì trong bạn đã có một lối sống và tư tưởng khác mà họ thì chưa từng được trải qua nên việc không thấu hiểu nhau cũng là điều bình thường. Bạn đừng quá lo lắng hay cảm thấy chán nản, những lúc cảm thấy không ai hiểu mình bạn có thể viết blog, liên hệ với những cựu du học sinh đã từng gặp phải và vượt qua cú sốc văn hóa ngược. Hoặc đơn giản bạn có thể tìm người bạn thân thiết của mình ở Việt Nam để kể lể, tâm sự có thể họ cũng sẽ không hiểu nhưng họ là người dễ dàng đồng cảm với bạn.

Duy trì các thói quen tốt

Mặc dù có khá nhiều sự khác biệt nhưng bạn nên giữ vững những thói quen tốt, chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên điều này cũng góp phần giúp bạn tạo ra năng lượng để có thể vượt qua thời kì khủng hoảng tái hòa nhập. Bạn cũng nên dành thời gian thư giãn, đọc sách, báo cập nhật tin tức văn hóa, xu hướng, tập nhớ lại những con đường cũ,…khi những mục tiêu bạn đặt ra mà bạn hoàn thành được thì chúc mừng bạn, bạn đã dần dần bước ra khỏi cú sốc văn hóa ngược rồi.

>> Nguồn: https://uif.vn/hien-tuong-soc-van-hoa-nguoc-cua-du-hoc-sinh-ngay-tro-ve/

Từ khóa » Sốc Văn Hóa Ngược Là Gì