Sỏi Bàng Quang Có Nguy Hiểm Không - Giải đáp Từ Chuyên Gia

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không, điều trị sỏi bàng quang dứt điểm như thế nào? Cùng theo dõi những thông tin dưới đây để có cái nhìn tổng quát nhất về bệnh sỏi bàng quang.

Menu xem nhanh:

Toggle
  • 1. Tìm hiểu tổng quát sỏi bàng quang là gì?
  • 2. Tìm hiểu về vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không?
    • 2.1. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không – Nguy hiểm khi gây viêm bàng quang
    • 2.2. Nguy hiểm khi soi bàng quang gây ứ nước tại thận
    • 2.3. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không – Nguy hiểm khi gây suy thận, ung thư bàng quang
  • 3. Cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả hiện nay
    • 3.1. Điều trị sỏi bàng quang có kích thước nhỏ và niệu đạo thông thoáng
    • 3.2. Điều trị sỏi bàng quang kích thước lớn, đã có biến chứng
  • 4. Phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang và ngăn ngừa tái phát

1. Tìm hiểu tổng quát sỏi bàng quang là gì?

Bàng quang hay còn gọi là bọng đái, là một bộ phận của hệ tiết niệu. Sỏi bàng quang là một khối rắn được hình thành tại bàng quang hoặc rơi từ thận và niệu quản xuống. Bệnh sỏi bàng quang cũng khá phổ biến, chiếm đến 26% tổng số ca mắc sỏi tiết niệu. Sỏi bàng quang sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa kịp thời.

sỏi bàng quang có nguy hiểm không

Sỏi bàng quang là bệnh lý khá phổ biến, chiếm 26% tổng số ca mắc sỏi tiết niệu

2. Tìm hiểu về vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không?

Sỏi bàng quang ở giai đoạn đầu có kích thước nhỏ nên chưa có triệu chứng. Khi sỏi tồn tại trong bàng quang lâu, kích thước lớn sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.Đặc biệt, để hiểu về vấn đề sỏi bàng quang có nguy hiểm không, cần nắm rõ cơ chế hình thành của loại sỏi này.

Sỏi bàng quang hình thành do sự lắng đọng và kết tinh chất khoáng có trong nước tiểu. Sỏi có thể hình thành trực tiếp tại bàng quang hoặc do sỏi niệu quản, sỏi thận di chuyển xuống. Nguyên nhân sỏi bàng quang có đến 80% do sỏi thận, niệu quản rơi xuống. Sỏi bàng quang có thể có một viên hoặc phối hợp nhiều viên.

Sỏi lâu ngày sẽ tạo nên những tổn thương bàng quang và gây ra những triệu chứng khó chịu. Và những biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe người bệnh.

2.1. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không – Nguy hiểm khi gây viêm bàng quang

Viêm bàng quang và viêm đường tiết niệu nói chung là những biến chứng sớm nhất do sỏi bàng quang gây ra. Khi bị viêm bàng quang người bệnh sẽ có những biểu hiện điển hình như:

– Bị đau quặn phần bụng dưới, đau lan ra lưng.

– Người bệnh bị đau buốt khi đi tiểu, đau bộ phận sinh dục.

– Người bệnh bị tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu mỗi lần không nhiều.

– Người bệnh thấy nước tiểu có lẫn máu, có mùi khó chịu…

Dẫn đến tình trạng này do sỏi di chuyển trong bàng quang. Do đó cọ xát gây tổn thương bàng quang. Đồng thời sỏi ngăn cản sự thoát nước tiểu tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm bàng quang.

Ban đầu sỏi gây ra viêm bàng quang cấp tính. Nếu không được khắc phục sớm sẽ gây ra viêm bàng quang mạn tính. Kéo theo tình trạng teo xơ hay rò bàng quang rất nguy hiểm.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không chắc chắn là có

Sỏi bàng quang nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như rò bàng quang, suy thận…

2.2. Nguy hiểm khi soi bàng quang gây ứ nước tại thận

Sỏi bàng quang kích thước lớn sẽ gây tắc nghẽn sự thoát nước tiểu. Khiến cho nước tiểu trên thận và niệu quản không thoát được xuống. Lâu dần sẽ dẫn đến ảnh hưởng đến chức năng của thận.

2.3. Sỏi bàng quang có nguy hiểm không – Nguy hiểm khi gây suy thận, ung thư bàng quang

Đây là những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sỏi bàng quang. Sỏi tồn tại quá lâu gây tình trạng ứ nước tại thận, gây viêm thận. Kết quả tất yếu nếu không được chữa trị, sỏi bàng quang gây suy thận cấp và suy thận mãn. Đồng thời sỏi bàng quang làm gia tăng khả năng gây ung thư bàng quang.

3. Cách điều trị sỏi bàng quang hiệu quả hiện nay

3.1. Điều trị sỏi bàng quang có kích thước nhỏ và niệu đạo thông thoáng

Sỏi bàng quang ban đầu chưa gây nguy hiểm và có thể điều trị nội khoa. Khi sỏi nhỏ, bề mặt trơn nhẵn, niệu đạo thông thoáng bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng các loại thuốc. Đồng thời tăng cường uống nước, ăn thực phẩm phù hợp để sỏi dễ dàng đào thải ra ngoài cơ thể theo đường tiểu.

Các loại thuốc được kê thông thường thuộc 3 nhóm: Nhóm thuốc giãn cơ trơn, nhóm thuốc lợi tiểu, nhóm thuốc giảm đau chống viêm. Đồng thời thuốc kháng sinh cũng được bác sĩ cân nhắc kê đơn để phòng trường hợp bị nhiễm trùng. Người bệnh cần uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hạn chế ăn thực phẩm nhiều đạm.

Lưu ý: Các thông tin về thuốc nếu trên chỉ có tính chất tham khảo. Người bệnh bị sỏi bàng quang cần đến bệnh viện uy tín để thăm khám với bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ bác sĩ.

3.2. Điều trị sỏi bàng quang kích thước lớn, đã có biến chứng

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Do đó chữa dứt điểm sỏi bàng quang càng sớm càng tránh được những biến chứng có thể xảy ra. Khi sỏi quá lớn và đã gây ra biến chứng bệnh nhân sẽ được tư vấn tán sỏi bằng laser. Phương pháp tán sỏi công nghệ cao này có thể điều trị dứt điểm sỏi bàng quang. Đây cũng là phương pháp điều trị sỏi bàng quang có nhiều ưu điểm vượt trội.

– Điều trị dứt điểm sỏi bàng quang mọi kích thước thông qua đường tự nhiên. Dụng cụ nội soi sẽ được đưa từ niệu đạo lên bàng quang, năng lượng laser phá vỡ viêm sỏi thành nhiều mảnh vụn. Sau đó bơm hút các mảnh vụn sỏi này ra bên ngoài.

– Năng lượng laser chỉ tác động đến viên sỏi do đó không gây ảnh hưởng đến chức năng thận và các cơ quan lân cận.

– Người bệnh không đau, không chảy máu: Quá trình tán sỏi bàng quang người bệnh được gây tê tủy sống nên không hề có cảm giác đau. Không chảy máu vì hoàn toàn không có vết mổ.

– Quá trình tán sỏi diễn ra trung bình chỉ trong 30 đến 50 phút. Bệnh nhân hồi phục nhanh. Có thể ra viện ngay sau 24 đến 48h theo dõi.

sỏi bàng quang có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước của sỏi

Điều trị sỏi bàng quang bằng phương pháp tán sỏi nội soi ngược dòng mang lại hiệu quả cao

4. Phòng ngừa bệnh sỏi bàng quang và ngăn ngừa tái phát

Sỏi tiết niệu nói chung và sỏi bàng quang nói riêng rất dễ tái phát. Do đó sau điều trị người bệnh cần tuân theo những tư vấn của bác sĩ về chế độ ăn uống và luyện tập.

– Tăng cường uống nước để ngăn ngừa nguy cơ nước tiểu đặc dễ tạo sỏi. Ngoài ra, có thể uống thêm nước hoa quả tươi như nước cam, nước chanh…

– Không nhịn tiểu để tránh nước tiểu tồn đọng trong đường niệu gây lắng đọng tạo sỏi.

– Nên ăn nhiều rau xanh kết hợp chế độ vận động thể lực phù hợp.

– Hạn chế những thực phẩm chứa nhiều oxalat, purin, đạm.

Sỏi bàng quang có nguy hiểm không tùy thuộc vào kích thước, giai đoạn phát triển của sỏi. Người bệnh nên thăm khám hệ tiết niệu định kỳ để kịp thời phát hiện ra bệnh. Chữa trị sớm sẽ mang lại kết quả tốt và đỡ tốn kém chi phí.

Từ khóa » Suy Bàng Quang