Sỏi Niệu đạo: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị Bệnh
Có thể bạn quan tâm
Sỏi niệu đạo chiếm tỷ lệ ít nhất trong bệnh lý sỏi tiết niệu, chỉ xấp xỉ 5%. Tuy nhiên, bệnh cũng gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Vậy đâu là nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng cũng như cách điều trị bệnh như thế nào, mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
- 1. Sỏi niệu đạo là bệnh gì?
- 2. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi niệu đạo
- 2.1. Nguyên nhân do sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống gây ra sỏi niệu đạo
- 2.2. Nguyên nhân do túi thừa niệu đạo gây ra sỏi niệu đạo
- 2.3. Nguyên nhân đến từ cấu tạo hệ sinh dục nam
- 3. Những hậu quả nguy hiểm của do sỏi niệu đạo gây ra
- 4. Những triệu chứng “gọi tên” bệnh sỏi niệu đạo
- 5. Chẩn đoán chính xác bệnh sỏi niệu đạo bằng phương pháp nào?
- 6. Cách điều trị hiệu quả bệnh sỏi niệu đạo
- 6.1. Tán sỏi ngoài cơ thể
- 6.2. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
- 6.3. Tán sỏi ngược dòng bằng laser
1. Sỏi niệu đạo là bệnh gì?
Bệnh lý sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo. Trong đó sỏi niệu đạo là tình trạng xuất hiện khi các tinh thể khoáng chất cứng nằm trong ống niệu đạo. Những viên sỏi này có kích thước ngày càng lớn theo thời gian, làm chặn dòng chảy của nước tiểu ra ngoài cơ thể.
Bệnh thường gặp ở nam giới hơn nữ giới, do có niệu đạo dài hơn nhiều. Vì thế khiến sỏi khó di chuyển, khó bị đào thải ra bên ngoài hơn.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh sỏi niệu đạo
2.1. Nguyên nhân do sỏi thận, sỏi bàng quang di chuyển xuống gây ra sỏi niệu đạo
Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh sỏi niệu đạo. Sỏi thận, sỏi bàng quang có một tỷ lệ nhất định trôi theo dòng nước tiểu những mắc kẹt tại niệu đạo không thể thoát ra khỏi cơ thể. Viên sỏi tăng dần kích thước theo thời gian gây ra những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
2.2. Nguyên nhân do túi thừa niệu đạo gây ra sỏi niệu đạo
Ống niệu đạo có những chỗ bị thu hẹp bất thường hoặc những túi thừa. Tại những chỗ này, nước tiểu bị ứ đọng tạo điều kiện cho các tinh thể khoáng chất lắng đọng tạo thành sỏi.
2.3. Nguyên nhân đến từ cấu tạo hệ sinh dục nam
Các dị tật ở bao quy đầu như hẹp bao quy đầu, dính bao quy đầu… ở trẻ em nam và nam giới trưởng thành gây cản trở sự bài tiết của nước tiểu. Khi nước tiểu không thoát được hết ra ngoài, gây ứ đọng, kết tinh thành sỏi.
3. Những hậu quả nguy hiểm của do sỏi niệu đạo gây ra
Ống niệu đạo là nơi cuối cùng mà nước tiểu phải đi qua trước khi thoát ra ngoài cơ thể. Thế nhưng do sỏi kẹt ở niệu đạo sẽ gây bít tắc đường tiểu, dẫn đến ứ đọng nước tiểu ở toàn bộ hệ tiết niệu. Do đó sỏi niệu đạo sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe.
Gây nhiễm trùng đường tiết niệu: Do nước tiểu bị ứ đọng sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn, do sự cọ xát của viên sỏi giải phóng vi khuẩn gây ra tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nhiễm trùng đường niệu nếu không được chữa trị sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm bàng quang, ứ mủ thận…
Gây thận ứ nước, giãn bể thận, giãn đài thận: Sự bít tắc tại niệu đạo khiến nước tiểu không thoát được ra ngoài gây ứ đọng nước tiểu tại thận, niệu quản, bàng quang. Nước tiểu tích lâu ngày sẽ gây ra tình trạng thận ứ nước, giãn bể thận và đài thận rất nguy hiểm.
Gây ra suy thận cấp và mạn tính: Khi tình trạng ứ nước kéo dài, gây giãn bể thận, giãn đài thận dẫn đến suy giảm chức năng thận. Đây là nguyên nhân gây ra bệnh suy thận cấp và mạn tính.
4. Những triệu chứng “gọi tên” bệnh sỏi niệu đạo
Trong giai đoạn đầu sỏi mới hình thành hoặc mới bị kẹt tại niệu đạo, thường không có dấu hiệu nhận biết. Đến khi sỏi có kích thước lớn, gây đau đớn và khó chịu cho bệnh nhân thì những dấu hiệu đặc trưng bệnh sỏi niệu đạo mới được “gọi tên”.
– Người bệnh bị đau, tình trạng đau tăng lên khi di chuyển, làm việc. Vị trí đau ở mạn sườn, thắt lưng, đau quặn vùng thận. Cơn đau dạng co thắt, gây kích thích buồn nôn và nôn.
– Người bệnh bị tiểu khó, đây là một dấu hiệu dễ nhận biết nhất. Người bệnh bị bí tiểu, tiểu són, tiểu rắt và tiểu ra máu. Trong nhiều trường hợp nặng có thể xuất hiện mủ trong nước tiểu.
– Người bệnh bị sốt, xảy ra khi tình trạng viêm nhiễm trong hệ tiết niệu. Người bệnh bị sốt cao, ớn lạnh và rét run do sự phát triển sinh sôi của vi khuẩn và nấm trong đường tiết niệu.
5. Chẩn đoán chính xác bệnh sỏi niệu đạo bằng phương pháp nào?
Bệnh có thể được chẩn đoán ngay khi khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa. Để chẩn đoán chính xác vị trí và kích thước của viên sỏi cần thực hiện những phương pháp cận lâm sàng sau:
Xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, siêu âm ổ bụng, chụp X- quang hệ tiết niệu, chụp X-quang niệu đạo ngược dòng và chụp cộng hưởng từ.
6. Cách điều trị hiệu quả bệnh sỏi niệu đạo
Căn cứ vào vị trí và kích thước sỏi niệu đạo, bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp đem lại hiệu quả điều trị cao nhất.
Điều trị nội khoa bằng thuốc có thể áp dụng cho sỏi niệu đạo kích thước nhỏ, chưa gây ra những triệu chứng khó chịu, đau đớn cho người bệnh.
Đối với sỏi lớn, ở vị trí khó cần can thiệp ngoại khoa để loại bỏ sỏi. Hiện nay, có thể loại bỏ sỏi nhờ phương pháp tán sỏi công nghệ hiện đại.
6.1. Tán sỏi ngoài cơ thể
Phương pháp này sử dụng sóng xung kích hội tụ vào vị trí viên sỏi làm vỡ sỏi thành các mảnh vụn nhỏ. Không sử dụng bất kỳ 1 can thiệp khác nào vào cơ thể do đó không có vết mổ, không đau. Các mảnh sỏi vụn được đào thải ra ngoài theo nước tiểu. Người bệnh hồi phục ngay sau tán sỏi và ra viện ngay trong ngày.
6.2. Tán sỏi qua da đường hầm nhỏ
Phương pháp này bác sĩ sẽ chỉ rạch da vùng lưng hoặc thắt lưng đường kính rất nhỏ tạo một đường hầm nhỏ vào thận. Sau đó ống nội soi được luồn vào tiếp cận vị trí viên sỏi. Máy laser công suất lớn để phá vỡ viên sỏi thành những mảnh nhỏ rồi hút ra ngoài qua đường hầm nhỏ. Phương pháp tán sỏi này giúp người bệnh tránh sẹo xấu, chảy máu ít, đau ít và nhanh hồi phục.
6.3. Tán sỏi ngược dòng bằng laser
Sau khi bệnh nhân được gây mê, bác sĩ dùng ống nội soi niệu quản qua đường niệu đạo lên niệu quản đến vị trí có sỏi. Sau đó luồn dây dẫn tia laser cách sỏi 1mm. Sau đó, bác sĩ căn cứ vào độ rắn của viên sỏi sẽ dùng tia laser cường độ tia lớn hay nhỏ làm vỡ viên sỏi. Khi sỏi đã được tán vỡ thành những mảnh vụn nhỏ, mảnh vụn sỏi sẽ theo nước tiểu xuống bàng quang và ra ngoài. Với, những mảnh sỏi lớn, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ để đưa ra ngoài sau khi thực hiện tán sỏi.
Sỏi niệu đạo chiếm tỷ lệ rất ít trong bệnh sỏi tiết niệu. Nhưng bệnh rất nguy hiểm vì những biến chứng liên quan đến cả hệ tiết niệu. Do đó, phòng ngừa cũng như phát hiện sớm, điều trị kịp thời giúp người bệnh an tâm sống khỏe.
Từ khóa » Chẩn đoán Sỏi Niệu đạo
-
Sỏi Kẹt Niệu đạo: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital
-
SỎI NIỆU ĐẠO: CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ | Khám Bệnh ở Đà Nẵng
-
Sỏi Niệu đạo: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị.
-
Chẩn đoán Hình ảnh Sinh Dục Tiết Niệu - Rối Loạn Di Truyền
-
Chẩn đoán Và điều Trị Ngoại Khoa Sỏi Tiết Niệu | Vinmec
-
[1001] Thông Tin Về Sỏi Niệu đạo Mà Bạn Cần Biết
-
CHUẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CHO SỎI KẸT NIỆU ĐẠO - Khamgiodau
-
Sỏi Niệu Quản: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị
-
SỎI NIỆU ĐẠO: Biểu Hiện – Nguyên Nhân – Cách điều Trị Dứt điểm
-
CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ NỘI KHOA SỎI THẬN TIẾT NIỆU
-
Sỏi đường Tiết Niệu - Health Việt Nam
-
Chẩn đoán Sỏi Tiết Niệu Bằng Dụng Cụ
-
Phân Biệt Các Loại Sỏi Tiết Niệu: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
-
Vai Trò Của Siêu âm Trong Chẩn đoán Sỏi Niệu Quản - Benh Vien 108