Sơn Chịu Nhiệt Cho Pô Xe Máy Là Gì? - Chuyện Xe
Có thể bạn quan tâm
Pô xe máy là một trong những bộ phận chịu nóng cao nhất của xe, thử hỏi rằng liệu lớp sơn xe có đủ bền trước nhiệt độ cao không? Chưa kể, đây là bộ phận phải chịu nhiệt độ cao mỗi ngày, liên tục trong nhiều giờ. Vậy có nên sử dụng sơn chịu nhiệt cho pô xe máy? Cùng chuyện xe chúng mình tìm hiểu về vấn đề này ngay trong bài viết này nhé!
Nội dung tóm tắt bài viết
- 1 Sơn chịu nhiệt cho pô xe máy là gì?
- 2 Các loại sơn chịu nhiệt cho pô xe máy
- 2.1 Sơn chịu nhiệt Samurai – H2
- 2.2 Sơn chịu nhiệt Bosny Hi – Temp
- 2.3 Sơn chịu nhiệt BKV
Sơn chịu nhiệt cho pô xe máy là gì?
Sơn chịu nhiệt là loại sơn dùng để sơn lên các bề mặt, sản phẩm và các chi tiết máy phải chịu nhiệt độ cao như sơn ống xả xe máy, sơn ống xả ô tô, sơn nồi hơi chịu nhiệt, sơn lốc xe máy, sơn lên vỏ xe máy, thiết bị có nhiệt độ cao….Vậy sơn chịu nhiệt cho pô xe máy là loại sơn dùng để sơn lên bề mặt pô xe để tăng sự chịu nhiệt cho ống pô.
Ưu điểm của sơn chịu nhiệt là có độ bám dính tốt. Với các sản phẩm sơn trang trí chịu nhiệt độ cao nên sơn bằng súng phun sơn để tăng tính thẩm mỹ. Với những sản phẩm thông thường, bạn có thể sử dụng phương pháp súng phun sơn, chổi quét sơn hoặc có thể dùng rulo lăn để sơn nhé.
Trên thực tế, pô xe máy là nơi chịu nhiều tổn thương nhất, đặc biệt là cổ pô xe máy, màu sơn dễ bị bong tróc dẫn đến nguy cơ bị rỉ sét cao. Mỗi pô xe có những điểm khác biệt riêng do đó khi sơn bạn cần phải cẩn thận và kỹ lưỡng hơn trong việc lựa chọn loại sơn và công cụ sơn thích hợp.
Kinh nghiệm khi sơn chịu nhiệt cho pô xe máy, trước tiên bạn nên rửa – vệ sinh sạch sẽ cho pô xe máy, tẩy sạch những vết rỉ sét trên bề mặt cổ pô. Sau đó tìm chọn mua sơn xe phù hợp cho pô, bạn nên chọn loại sơn chống cháy và chịu nhiệt tốt.
Quy trình sơn chịu nhiệt cho pô xe máy gồm các bước: Lót – Nền – Màu – Bóng. bạn có thể sơn 1 đến 2 lần cho mỗi lớp sơn, khoảng cách giữa các lần sơn có thể đợi sơn khô rồi mới sơn lớp tiếp theo. Và để đảm bảo độ bền cho màu sơn, sau khi sơn nên giữ pô tránh nước trong khoảng 1 tuần, nếu lỡ đi mưa, bạn có thể sử dụng khăn để lau khô.
Các loại sơn chịu nhiệt cho pô xe máy
Sau khi tìm hiểu xong về sơn chịu nhiệt pô xe máy cũng như quy trình sơn pô xe máy để đảm bảo lớp sơn bền. Và nếu như bạn đang mong muốn sơn lại pô xe máy của mình nhưng chưa biết nên dùng loại sơn chịu nhiệt nào. Bây giờ mình sẽ chia sẻ với các bạn về các loại sơn và đánh giá các loại sơn chịu nhiệt pô xe máy.
Sơn chịu nhiệt Samurai – H2
Sơn chịu nhiệt cho pô xe máy H2 là loại sơn chịu nhiệt Samurai, được sản xuất trên công nghệ Nhật Bản. Đây là dòng sơn trang trí khô nhanh, có thể chịu được nhiệt độ cao đến 600 độ C trong một thời gian dài. Nhờ sự góp mặt của Silicone nên có thể làm tăng khả năng chịu nhiệt của sơn. So với các loại sơn thông thường khá loại sơn này sẽ không bị xỉn màu, nó thường được sử dụng trên các ống xả xe máy. Thể tích của chai sơn chịu nhiệt H2 là 300ml, đủ sơn cho một chiếc pô xe máy nha các bạn. Loại sơn này có thể chịu nhiệt tốt, chống cháy và kháng xăng.
Bạn thực hiện sơn theo đúng quy trình thì sẽ có độ bền từ 3 – 5 năm. Và bình chịu nhiệt H2 Samurai chỉ dùng để sơn xe máy và bạn không nên sử dụng chai sơn để sơn lên các bề mặt như gỗ, vành sắt, inox, và bê tông…
Quy trình sơn pô xe máy bằng loại sơn chịu nhiệt Samurai
- Làm sạch bề mặt: hãy lau sạch dầu mỡ, bụi bám và những vết nước đọng trên bề mặt được phun sơn.
- Lắc mạnh chai sơn cho đến khi các hạt chuyển động tự do trong vòng ít nhất 30 giây. Bạn nên giữ bình xịt cách 20cm, mở nắp nhựa và vòi phun hướng đến vị trí cần sơn. Dùng ngón tay ấn nhẹ rồi tiến hành phun từng lớp một. Để mỗi lớp sơn khô trong khoảng 30 phút sau đó mới phun lớp tiếp theo.
- Phơi khô 6 tiếng trước khi lắp vào xe.
Sơn chịu nhiệt Bosny Hi – Temp
Sơn chịu nhiệt Bosny được chia làm hai loại gồm: Sơn xịt Bosny Hi – Temp 1200 độ F và sơn xịt Bosny Hi – Heat 600 độ F. Mỗi loại có khả năng chịu nhiệt khác nhau.
Sơn chịu nhiệt pô xe máy Bosny Hi – Temp 600 độ C. Đây là sản phẩm của Thái Lan được sản xuất theo công nghệ đặc biệt. Loại sơn này có thể chịu được nhiệt độ lên đến 1200 độ F. Chất lượng sơn, độ chịu nhiệt của Bosny Hi cực kì cao, giá cả phải chăng và dễ sử dụng. Với loại sơn này, bạn không cần phải pha màu cũng không cần phải pha loãng, bạn chỉ cần sử dụng trực tiếp lên bề mặt cần sơn.
Ưu điểm của Bosny Hi – Temp là dễ sử dụng, bề mặt sau khi sơn đều và đẹp, loại sơn này có thể bám dính được trên hầu hết các bề mặt kim loại chịu ảnh bởi nhiệt độ.
Pô xe máy là bộ phận phải thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao và có thể có khả năng gây cháy nổ. Do đó, sơn chịu nhiệt Bosny Hi – Temp sẽ giúp tăng tuổi thọ của pô, làm giảm nhiệt độ khi xe phải động trên đoạn đường dài, giảm nguy cơ cháy nổ.
Ngoài ra sơn chịu nhiệt Bosny Hi có có công dụng trang trí, chống trầy xước, chống thấm và chống rỉ sét, chống ẩm và chống ăn mòn.
Sơn chịu nhiệt BKV
Một loại sơn chịu nhiệt cho pô xe máy khác mà bạn có thể tham khảo là sơn chịu nhiệt BKV. Đây là loại sơn được nghiên cứu và sản xuất tại Viện Hòa Học trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, được sự đầu tư của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Sơn chịu nhiệt pô xe BKV là loại sơn sở hữu nhiều đặc tính vượt trội, đây cũng là loại sơn duy nhất trên thị trường Việt Nam chịu được nhiệt độ lên đến 1000 độ C. Ngoài ra BKV còn sở hữu khả năng chống mài mòn tốt, chịu được các dung môi như xăng, dầu và các dung môi hữu có khác. Sơn chịu nhiệt BKV còn có ưu điểm khác là rất thân thiện với môi trường, an toàn cho người dùng. Loại sơn này cũng có rất nhiều màu sắc, mang đến sự đa dạng trong lựa chọn của người dùng.
Qua đánh giá các loại sơn chịu nhiệt pô xe máy, có thể nói sơn chịu nhiệt BKV là loại sơn có nhiều ưu điểm vượt trội nhất. BKV chính là dòng sơn có khả năng chịu nhiệt tuyệt vời, theo PGS.TS La Thế Vinh – cha đẻ của sơn chịu nhiệt BKV. Loại sơn này có thể chống gỉ và chống cháy cho bề mặt kim loại ở độ bền cao, và cho khả năng bám chắc không cần sơn lót. Vì là loại sơn vô cơ nên BKV không có mùi khó chịu như ở loại sơn thông thường khác.
Một điều bạn cần lưu ý khi sử dụng BKV, vì là sơn vô cơ dung môi nước, hòa tan trong nước nên nếu bị nước mưa vào sẽ rất dễ bị trôi đi. Khi sơn xong bạn cần phải nung lên để giữ nhiệt, sau đó mới sử dụng được.
Điều bất ngờ hơn cho bạn hơn chính là BKV đã dành được một số giải thưởng danh giá, trong đó có giải thưởng cúp vàng tại Techmart Asian.
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu xong về sơn chịu nhiệt cho pô xe máy. Qua đánh giá các loại sơn chịu nhiệt trong bài viết, mình hy vọng các bạn sẽ lựa chọn được loại sơn phù hợp cho chiếc pô xe của các bạn.
Từ khóa » Cách Sơn Cổ Pô Xe Máy
-
Hướng Dẫn Sơn Cổ Pô Xe Máy Tại Nhà. Cách Giữ Cổ Pô Luôn Sạch đẹp.
-
Hướng Dẫn Sơn Bô Xe Máy, Sơn Chịu Nhiệt Samurai @Phước Hồ ...
-
Sơn Chịu Nhiệt Cho Bô Xe Máy - Tinhte
-
Sơn Chống Cháy Cho Cổ Pô Xe Máy được Dùng Nhiều Nhất Hiện Nay
-
Xin Tư Vấn Hộ Tôi Về Cách Sơn Lại Cổ Pô Xe Máy Bằng Sơn Chịu Nhiệt ...
-
Các Loại Sơn Chịu Nhiệt Cho Pô Xe Máy Hiệu Quả Nhất - Alobike
-
Sơn Pô (ống Xả) Xe Máy | Cộng đồng Biker Việt Nam
-
Cách Sơn Pô Xe Máy
-
Bảo Vệ Cổ Pô Xe Máy Như Thế Nào Hiệu Quả Nhất? - OKXE
-
Sơn Pô Xe Máy - Sơn Xịt Samurai | Shopee Việt Nam
-
Samurai H2 Sơn Pô Chịu Nhiệt Chống Cháy Cho Pô Xe Máy, Oto
-
Sơn Pô Xe Máy Tại Nhà Bằng Sơn Chịu Nhiệt Chống Cháy H2 Samurai
-
Sơn Chống Cháy ống Pô Xe Máy
-
Sơn Chịu Nhiệt , Sơn Xịt Pô Xe Máy Chịu Nhiệt Cho Các Loại Pô Xe Máy ...