SƠN EPOXY ĐẠI BÀNG - CÔNG TY TNHH SƠN TỔNG HỢP VÀ ...

Mô tả

Sơn Epoxy Đại Bàng S.EP-P1 gồm 2 hợp phần: Sơn gốc S.EP-P1 và Chất đóng rắn: CĐR – EP – P1 được trộn lẫn với nhau theo một tỉ lệ nhất định là có thể dễ dàng sử dụng.

Sơn Epoxy Đại Bàng S.EP-P1 luôn là lựa chọn số 1 cho các dự án, công trình lớn nhỏ với những tính năng vượt trội sau:

Khả năng chống tác động chống ăn mòn cực tốt. 

Chống ăn mòn, mài mòn là những đặc tính cơ bản của sơn epoxy Đại Bàng cho bề mặt kim loại và sàn bê tông. Với tính năng cơ học có màng sơn độ dai, cứng và rất chắc cùng khả năng chịu được nhiều loại hóa chất tùy theo từng dòng và sự tác động của môi trường.

Chịu được nhiều loại hóa chất khác nhau. 

Sơn epoxy chống axit, bazo hay nhiều hóa chất khác là những tính năng chính sơn epoxy có thể đáp ứng được trong các nhà máy sản xuất & chế biến.

Tính thẩm mỹ cao.

Có 1 sự thật là màu sắc sơn epoxy có tính thẩm mỹ rất cao. Điều đó được lý giải bởi sự đa dạng về màu sắc, độ sáng bóng cao hoặc bóng mờ tùy theo sự điều chỉnh, tạo sự hài hòa tương phản, dễ dàng kết hợp với nhiều yếu tố khác nhau như: trang trí, cảnh báo, nhận diện khu vực,…

HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT:

Bước 1. Xử lý bề mặt cần sơn

  •  Bề mặt sắt thép đen: 

 – Làm sạch hết bụi bẩn, dầu mỡ và các tạp chất cơ học

– Bề mặt phải khô hoàn toàn trước khi sơn.

– Bề mặt đã có lớp sơn chống rỉ phải để khô thấu (thời gian khô tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng loại sơn).

  • Bề mặt kim loại khác (nhôm, kẽm, thiếc): 

– Làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn sau đó sơn 1 lớp chất xử lý bề mặt CXL-WP Đại Bàng, để khô thấu.

– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự ăn mòn và nhiễm bụi bẩn trở lại.

  • Bề mặt nền bê tông

– Làm phẳng bề mặt.

– Làm sạch hết các chất bụi bẩn, làm sạch hết dầu mỡ bằng dung môi hữu cơ hoặc chất tẩy rửa thích hợp.

– Nền bê tông, xi măng phải thật khô, có độ ẩm thấp hơn 6%

– Bề mặt phải khô hoàn toàn trước khi sơn.

– Bề mặt sau khi chuẩn bị xong phải sơn ngay để ngăn chặn sự nhiễm bụi bẩn trở lại.

* Chú ý: mức độ làm sạch bề mặt ảnh hưởng đến độ bám dính của màng sơn.

  Bước 2. Pha chế

– Trộn 1 thùng chất đóng rắn vào 1 thùng sơn gốc (tỷ lệ đã tính đủ), khuấy trộn kỹ trước khi sơn.

– Sơn đặc pha bằng dung môi DMT3 – EP hoặc dung môi T2; có thể pha đến 20% so với tổng lượng sơn.

Chú ý:  phải dùng hết trước 4 giờ kể từ khi bắt đầu trộn  hai hợp phần với nhau.

  Bước 3. Phương pháp gia công

– Dùng chổi quét, rulô hoặc súng phun

– Độ dày 1 lớp màng sơn khô tối thiểu: 25-30 µm.

– Có thể gia công nhiều lớp. Số lớp sơn thực tế phụ thuộc vào yêu cầu kỹ thuật. Thời gian cho phép sơn lớp kế tiếp:6 giờ ( ở nhiệt độ 25 độ c)

– Vệ sinh súng phun và dụng cụ gia công  bằng dung môi DMT3-EP hoặc dung môi đa năng T2 Đại Bàng.

Từ khóa » định Mức Sơn Epoxy đại Bàng