Sơn Gỗ MDF Là Gì? Hướng Dẫn Kỹ Thuật Sơn MDF Chi Tiết Nhất

Sơn gỗ MDF một trong những lớp phủ bề mặt gỗ MDF phổ biến. Sử dụng sơn gỗ MDF sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ và độ bền cho sản phẩm.

Thông thường, gỗ MDF khi được bán ra thị trường đều ở dạng mộc, kém thẩm mỹ. Thế nhưng việc sơn phủ một lớp trang trí lên bề mặt MDF sẽ giúp tấm ván đẹp hơn và tuổi thọ cũng cao hơn.

Ngoài ra, hình thức sơn gỗ MDF cũng đang là một trong những xu hướng được nhiều khách hàng lựa chọn bởi giá thành rẻ, có thể tự làm tại nhà.

Trong bài viết dưới đây, mời bạn cùng Tân Đại An tìm hiểu về sơn gỗ MDF. Cùng hướng dẫn cách sơn trên MDF đẹp đúng kỹ thuật.

TÌM HIỂU VỀ SƠN GỖ MDF LÀ GÌ?

Trước khi tìm hiểu sơn gỗ MDF là gì, bạn đọc cần hiểu rõ tác dụng của sơn gỗ.

Sơn gỗ là loại sơn được phủ lên trên bề mặt gỗ công nghiệp. Loại sơn này sẽ làm bề mặt gỗ mất đi các đường vân, và cũng sẽ không còn giữ được màu nguyên bản. 

Tùy vào từng nhu cầu sử dụng, không gian trang trí hay sở thích của mỗi người… Mà sẽ lựa chọn màu sơn phù hợp như màu trắng, ghi, xanh, hồng…

Sơn gỗ MDF được biết đến là một trong những lớp phủ bề mặt gỗ MDF. Gỗ MDF có cấu tạo từ bột gỗ kết hợp với keo, hóa chất khác. Sau đó, được nén bằng lực lớn nên có bề mặt rất phẳng mịn. Chính vì thế, MDF là một trong những gỗ công nghiệp phổ biến phù hợp cho việc sơn trang trí lên bề mặt.

Tại sao phải sơn trên gỗ MDF?

Không phải ngẫu nhiên sơn gỗ MDF được nhiều người lựa chọn đến như vậy. Thực tế, việc sơn lên bề mặt MDF mang đến nhiều công dụng như:

  • Khắc phục các nhược điểm của MDF.
  • Tạo màu sắc, mẫu mã đa dạng phù hợp với sở thích của từng khách hàng. Ví dụ như sơn bóng gỗ, sơn gỗ giả cổ, sơn gỗ mờ, sơn nứt…
  • Tăng khả năng chống thấm.
  • Tạo tăng độ bền cho sản phẩm từ gỗ MDF.
  • Sơn gỗ MDF có độ bám dính tốt, màng sơn đanh chắc và không bong tróc.

Các loại sơn có sơn lên bề mặt MDF

Hiện nay, có rất nhiều loại sơn được sử dụng để phủ lên cốt gỗ MDF. Tuy nhiên, phổ biến nhất phải kể đến 5 loại sơn sau.

Sơn PU

Sơn PU (Polyurethane) là một loại Polime phản ứng, có đặc điểm linh hoạt và an toàn. Do đó, dòng sơn này được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản phẩm nghiệp.

Ưu điểm:

  • Sơn Pu phủ bề mặt dày, độ chai cứng cao;
  • Có độ đàn hồi tốt nên hạn chế các vết nứt;
  • Màu sáng đa dạng, bắt mắt.
  • Độ bám dính tốt;
  • Tạo vân gỗ đẹp;
  • Tránh trầy xước và chống bay màu;
  • Phù hợp cho quy mô công nghiệp.

Nhược điểm:

  • Sơn Pu có nhiều bụi sơn;
  • Mùi dung môi gây khó chịu khi mới tiếp xúc.
  • Giá thành đắt hơn Vecni.

Sơn Vinyl

Sơn Vinyl là sơn một thành phần, phù hợp cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn Vinyl thường được sử dụng để làm sơn lót và phủ trên kim loại, bề mặt gỗ.

Ưu điểm:

  • Bám dính tốt;
  • Màu sơn trong suốt;
  • Bền uốn tốt;
  • Chống ố vàng;
  • Chống được tia tử ngoại. 

Nhược điểm:

  • Giá thành cao hơn hệ sơn NC.

Sơn NC

Sơn NC (Nitrocellulose Lacquer) là sơn tổng hợp có chất lượng cao. Thường được sử dụng cho các sản phẩm gỗ trang trí nội thất.

Ưu điểm:

  • Nhanh khô;
  • Bám dính tốt;
  • Bền uốn tốt;
  • Dễ sử dụng;
  • Hàm lượng rắn cao;

Nhược điểm:

  • Độ cứng không cao;
  • Sơn có thể bị ngả màu nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời; 
  • Dễ bị bong tróc khi có ngoại lực tác dụng mạnh.

Sơn dầu

Sơn dầu được sử dụng phủ lên các bề mặt gỗ và kim loại. Giúp tăng tính thẩm mỹ và bảo vệ sản phẩm.

Ưu điểm:

  • Giá thành rẻ;
  • Dễ dàng thi công bằng chổi sơn;
  • Thời gian khô bề mặt nhanh;
  • Mùi nhẹ;
  • Màu sắc đa dạng hiện đại.

Nhược điểm:

  • Độ bóng không tốt bằng sơn PU.

Vecni

Vecni là một hỗn hợp giữa ”cánh kiến” ngâm trong cồn 90 độ. Đây là loại sơn phổ biến trong lĩnh vực phủ bề mặt trang trí nội thất khi chưa có công nghệ sơn PU, PE.

HƯỚNG DẪN SƠN GỖ MDF

Quy trình chung khi sơn gỗ MDF

Quy trình sơn gỗ MDF tương tự quy trình sơn các dòng gỗ công nghiệp khác. Theo đó, để sơn lên bề mặt MDF sẽ trải qua 6 bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt:

Để sơn phát huy công dụng tốt nhất, trước tiên chuẩn bị bề mặt gỗ.

Các bạn cần làm nhẵn bề mặt gỗ bằng cách chà chám (sử dụng giấy nhám 240). Còn với những chi tiết gỗ bị khuyết tật thì cần xử lý bằng cách rặm, vá.

Bước 2: Bả bột hoặc lau màu:

Bả bột lên bề mặt gỗ giúp bịt kín những ghim gỗ và khiến bề mặt gỗ không thấm nước. 

Còn với những sản phẩm có yêu cầu đặc biệt, màu sẽ được trộn lẫn với bả bột để lau trên bề mặt gỗ. Sau khi bột bả khô, các bạn sử dụng giấy nhám 240 để chà lại bề mặt.

Bước 3: Sơn lót lớp 1:

Sử dụng súng sơn có áp lực hơi là 8kg/cm2 và góc mở của vòi sơn là 30 độ. Sơn sẽ đi qua bề mặt MDF 3 lượt cho một lần lót.

Bước 4: Sơn lót lớp 2:

Sau khoảng 2h lớp sơn lót 1 sẽ khô. Lúc này, các bạn dùng giấy nhám 320 để chà nhám.

Tiếp đến, sơn lót lần 2 với súng sơn có áp lực hơi 8kg/cm2, góc mở của vòi sơn là 30 độ. Sơn sẽ đi qua bề mặt gỗ 3 lượt cho một lần lót.

Bước 5: Phun màu:

Sau 2h, lớp sơn lót 2 khô, các bạn tiếp tục dùng giấy nhám 320 để xử lý bề mặt gỗ. Sau đó, phun màu với súng sơn có áp lục hơi 8kg/cm2, góc mở vòi phun là 60 độ. 

Khoảng cách từ vòi phun tới bề mặt gỗ là 50cm. Lớp màu sẽ được phun từ 2 – 3 lượt cho 1 lần phun màu.

Bước 6: Dặm màu và phun bóng:

Khi lớp sơn màu khô (khoảng 1h), các bạn dùng giấy nhám 320 vuốt nhẹ, dặm lại những vị trí có màu sơn nhạt.

Tiếp đến, tiến hành phun bóng bề mặt. Sau khoảng 8 – 10h lớp sơn bóng khô thì đem đi đóng gói xuất xưởng.

Một số quy trình sơn MDF hoàn thiện tham khảo

Phần cuối của bài viết, Tân Đại An sẽ giới thiệu đến các bạn một số quy trình sơn hoàn thiện để các bạn tham khảo.

1. Kỹ thuật sơn bóng trên MDF trơn

Đầu tiên là kỹ thuật sơn bóng trên MDF trơn. Với kỹ thuật này, các bạn áp dụng theo các bước sau:

  • Bước 1: Ván MDF đem cắt vuốt nhẹ các cạnh.
  • Bước 2: Bả cạnh bằng ma tít 1 thành phần. Sau đó, chờ khô thì chà nhám sát đến gỗ.
  • Bước 3: Pha sơn lót PU với tỉ lệ 4.1.5 (sơn – cứng – xăng). Dùng ru lô lăn đều bề mặt, cạnh, giáp lai. Sau khi lớp sơn lót khô thì dùng giấy nhám 320 để xử lý bề mặt.
  • Bước 4: Bả lỗ đinh và các vị trí giáp lai, chà nhám sau khi ma tít khô hẳn. 
  • Bước 5: Pha sơn lót epoxy pha tỉ lệ 1.1. Chà nhám sau khi lớp sơn lót khô hẳn. Đối với sản phẩm cao cấp nên để khô hẳn sau 24h. 
  • Bước 6: Lặp lại bước trên đối với sản phẩm cao cấp. Lớp sơn lót càng để lâu càng cho chất lượng bề mặt cao.
  • Bước 7: Pha sơn 2K pha tỷ lệ 3.1.4, nếu bề mặt có độ cứng cao thì pha theo tỉ lệ 2.1.3. Dùng súng phun 3 – 4 lần lên bề mặt.
  • Bước 8: Sau khi lớp sơn khô thì tiến hành đánh bóng bề mặt gỗ.
  • Bước 9: Sau khi đánh bóng xong tiến hành phun mờ mặt sau đối với cánh. 

2. Quy trình thi công sơn nhám trên MDF

Quy trình thứ hai chúng tôi muốn nói đến đó là thi công sơn nhám trên MDF.

Trước khi thực hiện, các bạn cẩn chuẩn bị: Nhám 180 – 240, chà nhám bề mặt gỗ.

Sau đó, thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Sơn men chống thấm

Tỉ lệ pha như sau: 1 – 1 – 2 tương đương với các thành phần sơn men chống thấm – đóng rắn sơn men – dung môi.

Cho các thành phần trên theo tỉ lệ quy định. Khuấy mạnh đều hoặc lắc mạnh đều  từ 3 – 5 phút. Sau 10 phút thì tiến hành sơn lên bề mặt gỗ MDF. Lưu ý, thời gian sử dụng khoảng 2 giờ.

Thời gian khô:

  • Không bám bụi: 30 phút;
  • Khô cứng: 2 – 3 giờ;
  • Khô hoàn toàn: 8 – 10 giờ.

Bước 2: Sơn men lót trắng

Tỉ lệ pha như sau sơn men lót trắng – đóng rắn sơn men là 3 – 2.

Trộn sơn men lót trắng và đóng rắn sơn men theo tỉ lệ trên. Khuấy mạnh đều hoặc lắc mạnh đều  từ 3 – 5 phút. Sau 10 phút thì bắt đầu sơn, sử dụng trong 2 giờ.

Thời gian khô:

  • Không bám bụi: 30 phút;
  • Khô cứng: 2 – 3 giờ;
  • Khô hoàn toàn: 8 – 10 giờ.

Bước 3: Sơn nhám lần 1 các màu

Pha sơn nhám lần 1 và đóng rắn sơn nhám lần 1 với tỉ lệ là 3 – 2. Sau đó tiến hành sơn lên bề mặt gỗ.

Bước 4: Sơn nhám lần 2 các màu

Tỉ lệ pha sơn nhám lần 2 và đóng rắn sơn nhám lần 2 là 3 – 1. Thời gian sử dụng là trong 4 giờ.

Thời gian khô:

  • Không bám bụi: 5 phút;
  • Khô cứng: 6 giờ;
  • Khô hoàn toàn: 24 giờ.

3. Sơn nứt trên gỗ MDF

Sơn nứt trên gỗ MDF sẽ tạo hiệu ứng nứt trên bề mặt gỗ. Tùy vào yêu cầu của khách hàng mà các vết nứt có thể to hoặc nhỏ. Trong khi đó, bề mặt sơn vẫn bóng, đẹp, mịn màng.

Quy trình sơn nứt trên gỗ MDF sẽ diễn ra như sau:

  • Bước 1: Chà nhám bề mặt gỗ bằng giấy nhám số 180, sau đó là giấy nhám số 240.
  • Bước 2: Dùng cọ quét cạnh MDF để sơn chống thấm. Trong đó, tỉ lệ sơn: cứng là 2: 1. Sau khoảng 30 phút sơn khô các bạn sử dụng giấy nhám số 180 và 240 để chàm nhám bề mặt. 
  • Bước 3: Dùng cọ quét cạnh gỗ MDF để sơn làm đầy cạnh. Tỉ lệ sơn: cứng là 1: 1. Khoảng 3 giờ sơn sẽ khô và các bạn tiếp tục dùng giấy nhám số 180 và 240 để xử lý bề mặt.
  • Bước 4: Sơn chống thấm lần 2.
  • Bước 5: Sơn men lót các màu. Tỉ lệ pha sơn là sơn: cứng là 1:1. Sơn sẽ khô hoàn toàn sau 3 tiếng.
  • Bước 6: Sau khi sơn men lót 3 phút, các bạn tiến hàng sơn nứt ngay. Vì để tạo hiệu ứng nứt cần đảm bảo sơn còn ướt. 
  • Bước 7: Tiến hành sơn bóng hoàn thiện công trình. Khô hoàn toàn sau 24 tiếng.

Hy vọng qua những thông tin mà Tân Đại An vừa cung cấp đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về sơn gỗ MDF. Cũng như quy trình sơn trên gỗ MDF.

Tham khảo từ nhiều nguồn !

Theo Tân Đại An.

Từ khóa » Cách Sơn Mdf