Sơn PU Là Gì? Hướng Dẫn Quy Trình Pha Sơn PU Đồ Gỗ Nội Thất
Có thể bạn quan tâm
Khi nhìn vào những món đồ nội thất hoàn thiện, chúng ta sẽ nhận thấy có một lớp bóng trên bề mặt gỗ rất bắt mắt, khi chạm vào có cảm giác rất dễ chịu và mượt mà, đây chính lớp phủ PU mà bạn thường hay nghe thấy. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại sơn hoàn thiện gỗ này.
Từ xưa đến nay, đồ dùng nội thất bằng gỗ tự nhiên luôn mang lại vẻ đẹp sang trọng, khiến cho người dùng khó lòng mà bỏ qua được, bởi chúng có một vẻ đẹp được ban tặng rất khó mà thay thế bằng nhân tạo. Tuy nhiên, để mà phát huy hết vẻ đẹp của gỗ, cũng như để bảo vệ bề mặt gỗ được tốt hơn, người ta sẽ dùng một loại sơn hoàn thiện quết lên trên bề mặt. Loại sơn mà chúng ta thường hay nghe thấy chính là sơn PU. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của loại sơn này qua bài viết này nhé.
NỘI DUNG CHÍNH
1. Sơn PU là gì? 2. Các loại sơn PU 2.1. Sơn 1K 2.2. Sơn Vinyl 2.3. Sơn giả gỗ 3. Cách pha và quy trình sơn PU cho đồ gỗ nội thất 3.1. Công thức pha nước sơn PU 3.2. Quy trình sơn PU
1. Sơn PU là gì?
Polyurethane có nghĩa là sơn PU, đây là một loại sơn có khá nhiều công dụng trong đời sống hằng ngày. Sơn PU tồn tại ở 2 dạng chính là dạng cứng và dạng bọt, dùng làm vecni để đánh bóng và bảo vệ đồ gỗ như tủ, giường, bàn, ghế,... Đối với dạng bọt sơn PU dạng bọt dùng để làm nệm mút trong các loại ghế ngồi như ghế ngồi trong xe hơi. Ngoài ra dạng bọt còn được dùng để bảo vệ và vận chuyển các thiết bị, dụng cụ dễ vỡ.
Tóm lại sơn PU là loại sơn dùng để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp một cách đẹp và mịn nhất có thể. Sơn PU có 3 loại thành phần chính:
- Sơn lót: nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm của mặt gỗ để màu sơn đẹp hơn khi phun lên sản phẩm.
- Sơn màu: tùy vào nhu cầu của khách hàng nhưng đa số sơn PU cho gỗ đầu có pha màu dù ít hay nhiều để tại độ đẹp cho sản phẩm.
- Sơn bóng: đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng cho bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ. Sơn bóng gỗ sẽ làm gỗ luôn bóng như mới, không thấm nước và dễ lau chùi hơn.
2. Các loại sơn PU
2.1. Sơn 1K
Sơn PU - 1K là hệ sơn 1 thành phần được làm từ alkyd cao cấp và nhựa PU, thành phần này giúp sản phẩm phù hợp dùng cho gỗ nội và ngoại thất, ngoài ra còn gốm, kim loại,... Sơn PU 1K có tất cả các hệ màu.
Ưu điểm của sơn PU - 1K
- Bám dính tốt
- Bền uốn tốt
- Độ cứng cao
- Hàm lượng rắn cao
- Không phai màu
- Chịu thời tiết, chống ố vàng
- Màu sắc tươi đẹp, độ bóng cao
- Dễ sử dụng.
Nhược điểm:
- Không có khả năng chống trầy
- Không kháng được dung môi
2.2. Sơn Vinyl
Đây là một loại sơn được sản xuất đặc biệt dành cho các dây chuyền sơn công nghiệp. Sơn có đặc tính khô nhanh, khắc phục được các đặc điểm của những loại sơn nước thông thường. Chủ yếu sơn Vinyl được dùng làm sơn lót và phủ thêm trên bề mặt gỗ hay kim loại, gốm.
Ưu điểm:
- Bám dính tốt
- Bền uốn tốt
- Màng sơn trong suốt
- Nhanh khô
- Dễ sử dụng
Nhược điểm: độ cứng vừa phải
2.3. Sơn giả gỗ
Là loại sơn chuyên dụng dành để tạo màu cho vân gỗ, cũng là phương pháp tạo màu sắc nổi bật cho gỗ nhưng vẫn đảm bảo giữ được nét tự nhiên góp phần tăng thêm giá trị cho sản phẩm. Hệ sơn này sử dụng chất liệu tạo màu chủ yếu là hệ Stain và hệ Glaze.
- Glaze :nhằm để tạo màu cho nền và tim gỗ nhưng không làm mất tính tự nhiên của gỗ. Glaze có cả hệ nước lẫn hệ dầu, có đa dạng loại màu để đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng khó tính nhất. Sản phẩm Glaze được sản xuất dành cho phương pháp lau.
- Stain: là phương pháp tạo màu trong suốt cho gỗ, độ trong suốt của màu cao giúp tạo nên cảm giác chiều sâu về cảm quan, nâng cao giá trị của gỗ. Satin cũng đa dạng màu sắc không kém Glaze, tuy nhiên loại này dùng cho phương pháp phun. Sơn bóng gỗ dạng xịt sẽ tiết kiệm thời gian và công sức hơn cho người thợ, đồng thời những tia phun từ máy phun đều hơn.
3. Cách pha và quy trình sơn PU cho đồ gỗ nội thất
Sơn PU đang dần thay thế cách đánh bóng vecni trước đây. Sơn PU làm đồ gỗ bóng hơn, đẹp hơn và bóng hơn, đây cũng là những đặc điểm nổi bật của dòng sơn này. Tuy nhiên để sơn đạt được những đặc điểm nổi bật trên thì phụ thuộc hoàn toàn vào cách pha màu sơn và quy trình sơn PU của thợ sơn.
3.1. Công thức pha nước sơn PU
Để có được màu sơn đẹp và bóng các thợ sơn đồ gỗ nội thất thường pha theo tỷ lệ như sau:
- Pha sơn lót: 2 sơn lót + 1 sơn cứng + 3 xăng
- Pha màu: 1 cứng + 5 xăng + tinh màu (gia giảm tinh màu cho phù hợp)
- Pha bóng: 2 bóng + 1 cứng + xăng (gia giảm cho phù hợp).
3.2. Quy trình sơn PU
Quy trình sơn khá đơn giản nhưng chỉ khi đi theo quy trình thì sơn lên sản phẩm mới mịn vì đẹp. Có 6 bước trong quy trình sơn PU:
Bước 1: Chà nhám và xử lý bề mặt gỗ
Sau khi chà nhám đạt yêu cầu, mặt gỗ sạch và nhẵn mịn, tùy theo màu sơn yêu cầu có để thớ gỗ hay sơn bóng mà quyết định có bả bột hay không. Nếu bã bột thì màu bột phải là màu đen hoặc nâu việc này sẽ thể hiện các đường vân gỗ, thêm nữa là lấp đầy các tim gỗ cũng như các khuyết tật nhỏ trên bề mặt gỗ. Nếu không thực hiện bước này sẽ tốn rất nhiều công sức và nguyên liệu để trám các khe hở này sau khi sơn.
Bước 2: Sơn lót lần 1
Đây là lớp sơn không màu, thông thường lớp sơn lót này pha theo tỷ lệ 2:1:3 như đã nói ở trên. Tuy nhiên tỉ lệ này cũng có thể gia, giảm theo yêu cầu hoặc cho thêm các chất phụ gia khác cốt yếu để chiều chỉnh tốc độ bay hơi của sơn. Việc bốc hơi nhanh sẽ làm cho bề mặt sơn bị nổi bọt khí, trong rất tệ và mất nhiều công sức để sửa chữa. Nếu làm tốt bước này các loại tim gỗ nhỏ và đã thực hiện ở bước 1 sẽ được lấp lại một cách hoàn hảo cũng như giảm chi phí, nguyên liệu và nhân công cho cả khâu sơn PU.
Bước 3: Chà nhám và phun lót lần 2
Tiếp tục chà nhám, những người thợ sơn cho rằng việc sơn lót lần thứ 2 sẽ làm tăng độ mịn cho bề mặt gỗ giúp sơn màu đẹp hơn, bề mặt căng mịn hơn. Bước này có thể đảm bảo tuổi thọ của sản phẩm cao hơn nếu bỏ qua. Để có 1 quá trình sơn PU đẹp, các thợ sơn thực hiện theo thứ tự các bước. Về tỉ lệ nên sử dụng đúng như tỉ lệ bước 2. Thời gian chờ khô là 25 - 30 phút.
Bước 4: Phun màu
Sơn màu thực hiện được 2 lần. Theo những người thợ sơn có kinh nghiệm, lần đầu chỉ sơn 90% sản phẩm, đợi một lúc sau và tiến hành sơn màu lần 2 lên bề mặt gỗ để hoàn thiện 100% màu được yêu cầu, lần sơn này sẽ đậm hơn các chỗ thiếu màu. Việc sơn màu là bước quan trọng để quyết định toàn bộ màu sắc của sản phẩm, cần tránh bụi cũng như lúc có luồng gió lưu thông đủ, 15h là giờ đẹp để chọn sơn vì lúc này trời không quá nắng, mát dịu.
Bước 5: Phun bóng bề mặt
Khi lớp sơn màu đã khô ta tiến hành phun sơn bóng lên bề mặt gỗ của sản phẩm. Pha theo tỉ lệ như đã nói trên, lớp sơn này có tác dụng làm căng và bóng bề mặt sản phẩm. Lưu ý khi sơn bóng không thực hiện nơi có bụi bặm hay ẩm ướt. Phải đảm bảo rằng lớp sơn màu đã khô hoàn toàn thì phun lớp sơn bóng lên vì nếu chưa khô lực phun của các tia từ máy phun sẽ làm hỏng màu của bạn, bề mặt gỗ trở nên loang lổ trong rất mất thẩm mỹ.
Bước 6: Bảo quản
Để sản phẩm sau khi đã hoàn thành quá trình sơn PU ở nơi khô ráo từ 12 đến 16 tiếng cho cả quá trình sơn. Sơn PU chống nước rất tốt và còn làm cho sản phẩm đồ gỗ bóng đẹp, nổi bật hơn tuy nhiên vẫn bám bụi nên bạn phải thường xuyên lau bụi.
LỜI KẾT
Sơn PU là một loại nguyên liệu đóng vai trò quan trọng trong nội thất, nó giúp tăng giá trị của món đồ nội thất lên cao hơn và cũng một phần giúp cho đồ gỗ được bảo quản tốt hơn. Hy vọng với kiến thức này sẽ giúp bạn dễ dàng nhận biết loại sơn PU này.
Team Home Office
Từ khóa » Cách Sơn Pu Cho đồ Gỗ
-
Hướng Dẫn Cách Pha Sơn PU Tối ưu Cho ĐỒ GỖ
-
Cách Pha Sơn PU Cho đồ Gỗ Nội Thất
-
Hướng Dẫn Pha Chế Sơn PU Và Cách Sơn PU Trên đồ Gỗ
-
Cách Pha Chế Sơn PU Và Kỹ Thuật Sơn PU Trên đồ Gỗ
-
Cách Pha Sơn Lót Pu Cơ Bản Dành Cho Người Chưa Biết - YouTube
-
Cách Pha Chế Sơn Pu Và Cách đánh Sơn Pu Bằng Tay Chuẩn
-
Tiêu Chuẩn Pha Sơn Pu Và Kỹ Thuật Sơn Gỗ đẹp, Bền, Màu Mịn
-
Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Sơn Lót PU Hiệu Quả
-
Cách Pha Sơn Bóng Pu Hiệu Quả Trong ứng Dụng Ngành Mộc
-
Giúp Bạn: Cách Tự Sơn PU Cho đồ Nội Thất Gỗ
-
Cách Pha Và Trình Tự Các Bước Pha Sơn PU Lên đồ Gỗ Nội Thất
-
Kiến Thức Về Sơn PU Trong Nội Thất Gỗ
-
Cách Tự Pha Chế Và Quét Sơn PU Cho đồ Gỗ Không Cần Thợ
-
Hướng Dẫn Cách Pha Chế Sơn PU Cho Đồ Gỗ đẹp & Bền Màu