Sơn Thép Mạ Màu Là Gì? Quy Trình Sơn Phủ Thép Mạ Màu

Sơn thép mạ màu là gì? Quy trình sơn phủ thép mạ màu

Hình minh họa: sơn thép mạ màu

Khái niệm thép mạ màu:

Thép mạ màu hay còn gọi là tôn mạ màu, là loại tôn làm bằng thép mạ kẽm và được sơn phủ bởi một lớp sơn màu. Tôn mạ màu có rất nhiều những ưu điểm nổi bật.

Ưu điểm:

Có độ bền cao, chịu lực tốt

Khả năng chống chịu ăn mòn và gỉ sét lớn

Có nhiều kiểu dáng mẫu mã đẹp

Thích hợp với nhiều ứng dụng khác nhau

Ứng dụng của thép mạ màu:

- Lĩnh vực xây dựng dễ thấy nhất và gần gũi nhất đó chính là làm các loại tấm lợp

- Làm vách ngăn, trần nhà, cửa ra vào (chúng cũng là vật liệu có thể tạo lên các loại cửa cuốn)

- Trang trí nội - ngoại thất với khả năng "uốn dẻo" để tạo thành các hình thù khác nhau phù hợp với yêu cầu

- Được sử dụng để chế tạo các loại ống thoát nước và chế tạo vỏ của một số đồ điện tử - điện lạnh như: vỏ chiếc máy giặt, vỏ máy vi tính, vỏ chiếc tủ lạnh,…

- Sản xuất ngoại thất ô tô, tàu hỏa, xe buýt, thùng nhiên liệu,...

Quy trình:

Hình minh họa: quy trình sơn phủ mạ màu

Bước 1: Nguyên liệu đầu vào và xử lý bề mặt

Nguyên liệu đầu vào của quy trình sản xuất mạ màu là tôn mạ (GI hoặc GL). Tôn mạ này là tôn cán nguội dạng cuộn, do vậy cần thêm 1 bước xử lý nữa đó là nhả cuộn mới tiến hành mạ màu được.

Trước khi đưa nguyên liệu vào dây chuyền sản xuất thì người ta còn phải kiểm tra các thông số kỹ thuật như trọng lượng lý thuyết và thực tế xem có khớp nhau không, độ giãn biên, giãn bụng, mức độ dầu mỡ, đứt nổi,...

Tôn mạ sau khi được nhả cuộn sẽ được xử lý bề mặt hay còn gọi là làm sạch. Trước khi xử lý, tôn mạ có thể dính bẩn do môi trường. Chẳng hạn vết dầu, gỉ sét hay bụi bẩn,...

Quá trình xử lý bề mặt được chia làm 4 bước nhỏ:

- Dùng hóa để tẩy sạch dầu mỡ trên bề mặt

- Tôn được đưa qua máy kéo để tẩy sạch phần dầu và rỉ sét

- Qua tháp tích tụ có nhiệt độ từ 60-80 độ C để làm sạch

- Qua lò sấy để sấy khô trước khi sang bước tiếp theo

Công đoạn làm sạch ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, nếu không xử lý sạch thì thép có thể bị đốm đen, cấn lõm, dính xỉ,...

Bước 2: Ủ mềm

Sau khi được mạ kẽm, tôn mạ sẽ được ủ mềm ở nhiệt độ trên 700 độ C. Trong quá trình này các vết dầu còn sót cũng được làm sạch, tôn cũng được làm mềm hơn

Bước 3: Mạ hợp kim nhôm kẽm

Sau khi tôn mạ được làm sạch hoàn toàn và làm mềm thì được dẫn qua bể mạ để mạ hợp kim nhôm kẽm

Bể mạ này được thiết kế sử dụng nguyên liệu creamic và được cấp nhiệt bằng cách sử dụng điện

Trong quá trình mạ nhôm kẽm, người ta kiểm soát độ dày của thép bằng một thiết bị gọi là dao gió

Thiết bị này được điều khiển tự động để đảm bảo độ dày của cả tấm thép được đều nhau, mặt tôn sáng bóng

Bước 4: Làm nguội

Sau khi mạ hợp kim nhôm kẽm xong thì thép sẽ được làm nguội bằng quạt nguội và hệ thống gió.

Thép sẽ được cho chạy qua một bể nước để giảm nhiệt độ xuống còn từ 60-80 độ C là vừa.

Đồng thời đi qua bể nước cũng giúp làm sạch bụi kẽm, tạp chất bám trên bề mặt trong quá trình mạ

Bước 5: Sơn phủ thép mạ màu

Tôn mạ sẽ được cho đi qua một hệ thống phủ sơn acrylic để sơn màu.

Có nhiều màu cho khách hàng lựa chọn, từ đỏ tươi đến xanh lá cây, xanh da trời, vàng, cam,...

Ngoài tôn phẳng thì người ta còn in hoa văn lên tôn để trang trí

Lớp sơn phủ màu vừa giúp nâng cao tính thẩm mỹ lại vừa giúp bảo vệ bề mặt sản phẩm, chống oxy hóa, chống gỉ sét và nâng cao tuổi thọ

Bước 6: Cán tôn

Công đoạn cuối cùng trong quá trình sơn mạ màu là cán tôn thành sản phẩm tôn sóng

Từ một cuộn thép mạ màu, người ta cán thành 6/7/9/11 sóng để phù hợp với nhu cầu sử dụng

Tổng hợp

Từ khóa » Thép Mạ Nhôm Kẽm Phủ Sơn Là Gì