Sơn Tĩnh điện Là Gì? Quy Trình Sơn Tĩnh điện Giá Kệ Của Vinatech
Có thể bạn quan tâm
Sơn tĩnh điện là gì? Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay được ứng dụng vào những lĩnh vực nào? Vai trò của phương pháp này ra sao? Thực tế sơn tĩnh điện là bước đột phá trong khoa học hiện nay để mang lại giải pháp giúp duy trì nước sơn bền màu, chống han gỉ, trầy xước, bắt mắt, kéo dài thời gian sử dụng.
Vậy khi sơn tĩnh điện cần lưu ý gì? Hiệu quả mà sơn tĩnh điện mang lại trong thực tế như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Vinatech Group nhé!
Nội dung bài viết
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện còn được gọi là sơn khô vì tính chất phủ bề mặt sản phẩm ở dạng bột. Theo nguyên lý khi sử dụng nó sẽ được tích một điện tích (+) khi cho sản phẩm đi qua một thiết bị được gọi là súng sơn tĩnh điện, đồng thời vật sơn cũng sẽ được tích một điện tích (-) để tạo ra hiệu ứng giữa bột sơn và vật sơn.
Sơn tĩnh điện là một công nghệ sơn phổ biến hiện nay, công nghệ này sử dụng nguyên lý điện từ để màng sơn bám dính tốt hơn vào bề mặt kim loại được sơn. Ta có thể hiểu đơn giản hơn là sơn tĩnh điện được tạo ra bởi việc phủ một lớp chất dẻo lên chi tiết các bề mặt cần che phủ bằng bột sơn cùng nhiệt độ riêng.
Sơn tĩnh điện tiếng anh là gì?
Sơn tĩnh điện trong tiếng Anh được gọi là “Electrostatic powder coating” là một phương pháp sơn được sử dụng để tạo ra một lớp sơn bền vững và đồng nhất trên các bề mặt kim loại có tính dẫn điện như sắt, thép….
Ngày nay, sơn tĩnh điện đã trở thành một phương pháp sơn phổ biến và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Công nghệ và quy trình sơn tĩnh điện đã được phát triển và cải tiến để đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, môi trường và hiệu suất trong ngành công nghiệp, sản xuất.
Lịch sử phát triển của sơn tĩnh điện
Ứng dụng polymer hữu cơ dạng bột đã xuất hiện trên thị trường từ những năm 1940. Nhưng mãi đến năm 1950 TS. Erwin Gemmer một nhà khoa học Đức mới phát minh ra được công nghệ giúp cho nhựa bám trên kim loại mà không cần phải đốt nóng làm ảnh hưởng đến sắt.
Thời gian đầu do chưa hiểu rõ về những phương pháp xử lý làm cho độ bóng và màu sắc của sản phẩm không chất lượng. Việc sử dụng các dung môi trong việc sản xuất sơn kiến quy trình có tính chất sạch hơn.
- Năm 1964, việc gia công ứng dụng sơn tĩnh điện vào thực tế thành công tiến đến thương mại hóa từ đó kỹ thuật sơn được sử dụng cho tới hiện nay. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề trong quá trình vận hành.
- Năm 1974, bốn hóa chất cơ bản được thiết lập trên thị trường sơn tĩnh điện ở các quốc gia Châu Âu. Đây là các hợp chất có tính ổn định, ứng dụng cao và giải quyết được hầu hết các vấn đề cản trở trước đây.
Ngày nay, cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ mà công nghệ nguyên liệu thô, công nghệ phủ, chất phủ ngày càng phát triển. Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay là tiêu chuẩn cho mọi sản phẩm tiếp cận với những khách hàng khó tính nhất trên phạm vi toàn cầu.
Sơn tĩnh điện và sơn thường khác nhau gì?
Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt sơn tĩnh điện và sơn thông thường dựa vào màu sắc và độ mịn của lớp sơn:
- Công nghệ sơn tĩnh điện sẽ cho ra lớp sơn mịn, màu sơn đều, bám chắc tốt và có độ bóng cao, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn nhẵn không bị cộm tay.
- Còn lớp sơn của công nghệ sơn thông thường sẽ không đồng đều, chỗ dày, chỗ mỏng khiến cho màu sơn không được đẹp, bộ bóng thấp, khi chạm vào sẽ thấy lớp sơn không nhẵn mịn mà hơi sần.
Nguyên lý hoạt động công nghệ sơn tĩnh điện
Để tiến hành sơn tĩnh điện cho sản phẩm/hàng hóa bạn cần thực hiện:
Chuẩn bị bột sơn tĩnh điện
Sơn được sử dụng trong quá trình sơn tĩnh điện thường có dạng bột. Bột sơn chứa các hạt sơn nhỏ được tạo thành từ các thành phần như nhựa, bột màu và các chất phụ gia khác. Sơn tĩnh điện dạng phun bột trực tiếp không pha, được ứng dụng sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox…
Bột sơn tĩnh điện là nguyên liệu dùng trong công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay. Bột bao gồm 3 thành phần chính là nhựa, bột màu và chất phụ gia.
Trên thị trường phân làm hai loại:
- Sơn tĩnh điện khô: sử dụng bột sơn tĩnh điện được dùng làm sơn cho sắt, thép, nhôm, inox…
- Sơn tĩnh điện ướt: sử dụng dung môi dùng làm sơn cho gỗ, kim loại, nhựa…
Nguyên lý hoạt động
Nguyên lý hoạt động của công nghệ sơn tĩnh điện dựa trên nguyên lý điện tích và sự tương tác giữa các hạt sơn và bề mặt kim loại.
Giải thích một cách dễ hiểu như sau:
- Bạn có một loại bột sơn đặc biệt được tạo thành từ các hạt sơn nhỏ, những hạt sơn này có khả năng dẫn điện.
- Sử dụng một loại súng phun sơn đặc biệt, bột sơn được đưa vào súng và phun ra bằng một kim phun.
- Đầu kim phun của súng sẽ được tích điện dương (+), trong khi bề mặt bạn muốn sơn được tích điện âm (-).
- Do sự khác điện tích, các hạt sơn sẽ bị hút về bề mặt vật liệu bạn muốn sơn.
- Khi bột sơn tiếp xúc với bề mặt vật liệu, nó sẽ bám chặt và tạo thành một lớp sơn liên kết vững chắc trên bề mặt.
Đặc điểm của sơn tĩnh điện
Trong thực thế thì uu điểm khi sử dụng sơn tĩnh điện cho các sản phẩm gồm:
- Sơn tĩnh điện có khả năng sơn được trên nhiều bề mặt và vật liệu.
- Các loại sơn điện bột có khả năng sơn các loại vật liệu bằng kim loại.
- Sơn bảo vệ môi trường, không gây ôi nhiễm môi trường.
- Nước sơn có độ bóng cao giúp các mẫu giá kệ hoặc bề mặt vật liệu được sơn tĩnh điện đẹp hơn.
- Không bị ảnh hưởng của tác nhân hóa học hay thời tiết.
- Thời gian bảo dưỡng, vệ sinh nhanh hơn đáng kể so sơn lỏng, sơn truyền thống
- Bề mặt sơn còn rất cứng hoặc dẻo, bám dính cực tốt trên các chất liệu được sơn
- Giúp tăng khả chịu lực, chống trầy xước hiệu quả
- Có khả năng chống ăn mòn cao, chịu được các tác nhân hóa học từ môi trường
- Không bị oxy hóa và thích nghi tốt với sự biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Bóng mịn, dễ dàng điều chỉnh độ dày mỏng khi sơn
So sánh sơn tĩnh điện với sơn thường
Lợi ích vượt trội khi sử dụng sơn tĩnh điện khác biệt với sơn thường :
- Khi sử dụng sơn tĩnh điện các sản phẩm có tuổi thọ thành phẩm lâu dài nhờ nước sơn có độ bám dính và chất lượng vượt thời gian phù hợp với mọi điều kiện thời tiết.
- Các đơn vị sử dụng hệ thống phun sơn tĩnh điện sẽ mang lại hiệu quả cả về thời gian lẫn, chi phí sản xuất. Giúp tăng năng suất sản phẩm, tối ưu nhân công nhờ hệ thống đồng bộ, chính xác tuyệt đối.
- Đối với lượng bột sơn không bám vào bề mặt sản phẩm có thể thu hồi đến 95% để sử dụng cho các lần sơn tiếp theo. Mang lại khả năng tiết kiệm nguyên liệu sơn, chi phí phun sơn cho doanh nghiệp sử dụng.
- Lớp phủ tĩnh điện có thể tạo ra lớp phủ dày giúp bảo vệ kệ hơn nhiều so với lớp phủ chất lỏng thông thường mà không bị chảy hoặc chảy xệ. Màu sắc phong phú và có độ bền cao từ 10- 15 năm liên tục.
- Đối với dây chuyền sơn tĩnh điện bột thì thiết bị chủ yếu là súng phun tĩnh điện và bộ điều khiển tự động các thiết bị khác như buồng phun sơn và thu hồi bột sơn, buồng hấp bằng tia hồng ngoại, máy nén khí, máy tách ẩm khí nén, các bồn chứa hóa chất để xử lý bề mặt trước khi sơn được chế tạo bằng vật liệu composite.
Hiện nay công nghệ sơn tĩnh được rất nhiều các doanh nghiệp lựa chọn áp dụng vào sản phẩm nhờ tính hiệu quả, tiết kiệm và cạnh tranh cao như: Công nghiệp hàng hải, công nghiệp hàng không, công nghiệp chế tạo xe hơi và xe gắn máy,cơ khí,viễn thông… đến các lĩnh vực như sơn trang trí, xây dựng công nghiệp, xây dựng dân dụng…
Những ứng dụng của sơn tĩnh điện
Với tính năng vượt trội so với các kiểu sơn lỏng, sơn truyền thống hiện nay sơn tĩnh điện được ứng dụng vào cuộc sống rất nhiều nhằm đa dạng hóa sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Hiện nay phun sơn tĩnh điện được ứng dụng vào nhiều nhóm ngành khác nhau như:
- Ngành hàng không
- Ngành điện tử, dân dụng
- Ngành công nghiệp chế tạo xe
- Ngành y tế
- Ngành xây dựng
- Ngành nhôm kính
Cán sản phẩm sử dụng công nghệ này sẽ có độ bền cao, mẫu mã, màu sắc đa dạng, an toàn với các tác động ăn mòn tự nhiên. Không gây ôi nhiễm môi trường.
Sơn tĩnh điện giúp kệ sắt bền đẹp
Sơn tĩnh điện dựa trên hệ thống nhựa polyme, kết hợp với chất kết dính, bột màu, chất làm phẳng, chất cân bằng và các chất phụ gia khác. Toàn bộ nguyên liệu này được trộn đều, để nguội, và xay thành bột đồng nhất.
Phương pháp phun đồng đều hỗ trợ bằng nhiệt độ cao. Khi đó lớp phủ phản ứng hóa học để tạo ra các chuỗi phân tử dài, dẫn đến mật độ liên kết ngang cao. Các chuỗi phân tử này có khả năng chống phá vỡ rất tốt.
Công nghệ sơn tĩnh điện được áp dụng lên tới 15% tổng thị trường công nghiệp sản xuất. Sơn tĩnh điện phù hợp với nhiều loại sản phẩm trên thị trường. Nhiều công ty sản xuất chỉ sử dụng sơn tĩnh điện vào quy trình sản xuất.
Lớp tĩnh điện mang lại mặt bằng chất lượng cao, bền bỉ theo thời gian, cải thiện hiệu quả so với sơn thông thường, thân thiện với môi trường. Sơn tĩnh điện cũng có đa dạng màu sắc, kết cấu đa dạng mang lại tính thẩm mỹ, hiệu suất cao.
Sử dụng sơn tĩnh điện giúp bảo vệ chất liệu sắt. Chống chịu tốt trước các tác động từ môi trường bên ngoài như mối mọt, ẩm mốc, oxi hóa, tia cực tím, ăn mòn, phai màu, sứt mẻ…Ngoài độ bền cao, quy trình sơn tĩnh điện cũng được đánh giá cao với ưu điểm thân thiện môi trường.
>>> Xem thêm: Kệ sắt sơn tĩnh điện rẻ, bền, đẹp, báo giá mới nhất
Quy trình sơn tĩnh điện cho giá kệ của Vinatech Group
Sau đây là các bước mà Vinatech Group thường thực hiện khi sơn tĩnh điện cho sản phẩm giá kệ kho hàng của chúng tôi:
Về máy móc sơn tĩnh điện
Một quy trình phun sơn tĩnh điện cho thành phần thường phải trải qua các bước rất nghiêm ngặt trong phòng sơn kín giúp xử lý bề mặt, làm khô sản phẩm. Quy trình này thường do máy móc thực hiện để tránh những sai sót, giúp sản phẩm được hoàn thiện với giá trị, chất lượng cao nhất.
Các hệ thống máy móc trong quy trình phun sơn tĩnh điện của Vinatech bao gồm:
- – Dây chuyền treo hàng cần sơn số lượng 1
- – Phòng sơn có 2 thợ chuyên để phun sơn
- – Lò chuyên sấy và hấp hiện đại
Nguyên liệu sử dụng
Trong suốt hơn 10 năm kinh doanh các sản phẩm kệ lưu trữ, kệ siêu thị chúng tôi nhận ra nước sơn của sản phẩm có tầm quan trọng vô cùng lớn. Nó sẽ bảo vệ giá kệ khỏi các tác động bên ngoài, tạo ra sự khác biệt đẹp mắt so với các sản phẩm khác.
Khách hàng luôn đánh giá sản phẩm qua vẻ bề ngoài (lớp sơn) của mỗi sản phẩm. Chính vì vậy nên chúng tôi rất chú trọng cho khâu sản xuất này để mang lại sản phẩm có chất lượng tốt nhất tới tay khách hàng.
Vinatech sử dụng bột sơn Akzonobel và Jotun là nguyên liệu chính cho toàn bộ quá trình phun sơn tĩnh điện. Vinatech chỉ cần một quá trình sơn duy nhất để hoàn thiện sản phẩm. Quá trình sơn nhanh hiệu quả nhưng luôn đảm bảo chất lượng, đặc biệt là độ bóng của sản phẩm.
Trong bột sơn Jotun và bột sơn Akzonobel không chứa những dung môi do vậy phát sinh rất ít mùi làm ô nhiễm môi trường.
Quy trình sơn tĩnh điện các bộ giá kệ
Để sơn tĩnh điện cho các sản phẩm giá kệ kho của chúng tôi bao gồm các bước:
Bước 1: Xử lý bề mặt
Trước khi tiến hành phun sơn tĩnh điện, các sản phẩm kệ chứa hàng bắt buộc phải được xử lý bề mặt. Bởi quá trình gia công cơ khí trước đó đã làm cho sản phẩm bị dính các loại dầu mỡ công nghiệp, nên nếu chúng ta bỏ qua giai đoạn này thì màu sắc sắc được phun sơn lên sẽ không được chuẩn.
Ngoài ra, các nguyên liệu để sản xuất kệ là sắt nên chúng ta nhất định phải loại bỏ dầu nhớt để tránh sắt thép bị gỉ sét.
Thực hiện bước này chúng tôi dùng các chất hóa học trong bể hóa chất để xử lý bề mặt. Những thành phần hóa học bao gồm: loại hóa chất dùng để tẩy dầu mỡ, các loại hóa chất axit tẩy rỉ sét như HCl hay H2SO4, chất định hình bề mặt, bể chứa các loại photphas hóa bề mặt.
Bước 2: Làm khô
Sau khi đã được xử lý bề mặt, kệ siêu thị sẽ được làm khô. Mục đích của bước này là làm khô hơi nước dính trên bề mặt để đưa vào sơn.
Các cây sắt thép sẽ được treo ở trên và đẩy vào lò sấy với nhiệt độ của lò bằng nhiệt độ của các loại bếp hồng ngoại.
Bước 3: Phun Sơn
Tiếp đến sản phẩm sẽ được đưa trực tiếp vào buồng phun và thu hồi sơn. Công nghệ sơn tĩnh điện sử dụng loại sơn bột, không phải dạng sơn nước thông thường, vì vậy đặc tính của chúng là bám dính nhờ lực tĩnh điện.
Chúng đặc biệt có chức năng tự thu hồi sơn phun và trộn thêm vào sơn phun mới để tái sử dụng, giúp tiết kiệm chi phí nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.
Bước 4: Sấy trong lò
Đây là bước cuối cùng của công đoạn sơn tĩnh điện, nhiệt độ chuẩn của lò sấy là từ 1800 độ C đến 2000 độ C. Thời gian sấy phải đảm bảo từ 10 đến 15 phút để định hình màu sơn lại trên sản phẩm.
Đầu tiên các bộ phận của kệ sẽ được xử lý qua hóa chất như ngâm dầu, rửa nước, ngâm nước định hình, ngâm photphat, sau đó xịt sạch phơi khô. Trong trường hợp các bộ phận này bị gỉ sét thì phải ngâm axit.
Các thợ sơn sẽ sử dụng súng phun sơn để sơn lên bề mặt kệ. Phải đảm bảo nguyên liệu thật sự được rửa sạch trước khi đưa vào phòng phun sơn. Bột sơn mang điện tích dương còn giá kệ cần sơn mang điện tích âm. Khi phun sơn lên giá kệ chúng lập tức bám dính vào nhau rất chắc chắn (tĩnh điện).
Lò sấy có nhiệt độ tối thiểu là 200 độ C, đây là nơi sấy khô giá kệ sau khi được sơn. Giá kệ sau khi sấy khô sẽ được kiểm tra độ dày, độ đều, độ bóng trước khi xuất hàng. Nếu sản phẩm không đạt sẽ được xử lý lại từ đầu. Dây chuyền sẽ hoạt động và tiến hành sơn những đợt tiếp theo thành dây chuyền.
Bước 5: Kiểm định chất lượng đầu ra
Khi tiến hành phun sơn tĩnh điện Vinatech luôn phải để ý từng công đoạn từ xử lý hóa chất, đến khi đưa giá kệ vào lò sấy. Chúng tôi luôn nghiêm ngặt và khó tính trong mọi khâu sản xuất để tạo ra những sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng.
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt Vinatech đã được nhận chứng nhận ISO 9001:2008. Những sản phẩm kệ sắt sơn tĩnh điện của Vinatech đã hoàn thiện và được khách hàng tin tưởng sử dụng an toàn cho người sử dụng.
Như vậy bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu về sơn tĩnh điện là gì? cách chúng tôi cho ra những sản phẩm kệ sắt sơn tĩnh điện chất lượng trên thị trường. Nếu bạn có nhu cầu mua giá kệ hãy nhanh tay liên hệ với Vinatech qua hotline 086.758.9999.
Hệ thống sơn tĩnh điện Vinatech đạt tiêu chuẩn chất lượng
Hệ thống sản xuất nói chung và quy trình phun sơn tĩnh điện của Vinatech nói riêng được áp dụng công nghệ tiết tiến hàng đầu trên thế giới hiện nay. Với đội ngũ kỹ sư nhiều kinh nghiệm, trình độ cao giúp các sản phẩm của Vinatech luôn được đảm bảo chất lượng từ các chi tiết nhỏ nhất.
Không chỉ mang lại sản phẩm chất lượng, Vinatech còn có quy trình khép kín, tối ưu quy trình giúp tiết kiệm chi phí sản xuất, mang lại sản phẩm có giá thành rẻ. Khách hàng tại Việt Nam có thể được sử dụng sản phẩm chất lượng tốt phù hợp với khả năng tài chính.
Kệ Vinatech đạt chứng nhận ISO 9001: 2015 theo tiêu chuẩn chất lượng Quốc Tế. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp kệ sắt kho hàng, kệ siêu thị, kệ sắt lưu trữ Vinatech vinh dự trở thành đối tác cung cấp sản phẩm cho hơn 3200 đơn vị trên cả nước. Là đối tác của Pepsi, Aeon, Thiên Long, Vinamilk, Vietjet Air, Vinmart+…
Tất cả các loại kệ sắt của Vinatech đều được sơn tĩnh điện rất chất lượng. Liên hệ mua hàng tại hotline: 086.758.9999 để được tư vấn.
Quý khách có nhu cầu mua sản phẩm kệ sắt vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 086.758.9999 để nhận tư vấn miễn phí và báo giá chi tiết nhanh nhất. Vinatech hân hạnh được phục vụ quý khách!
Tham khảo:
- Báo giá gia công sơn tĩnh điện “siêu bền” Hà Nội, HCM mới nhất 2023
- Nhận gia công sơn tĩnh điện tại TPHCM giá rẻ – Xưởng sơn Vinatech
Vinatech là đơn vị sản xuất giá kệ kho hàng, kệ siêu thị lớn nhất Việt Nam hiện nay, với rất nhiều mẫu sản phẩm giá kệ chất lượng hàng đầu.
Từ khóa » Tĩnh điện Là Cái Gì
-
Tĩnh điện – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tĩnh điện Là Gì? - Plastic IDO
-
Hiện Tượng Tĩnh điện Và Cách Chống Tĩnh điện Là Gì? - SHIZU Co., Ltd
-
Tĩnh điện Là Gì? Các Nguyên Nhân Gây Nhiễm điện Là Gì? - VietAds
-
Ngăn Ngừa Và ứng Dụng Tĩnh điện Trong Các Nghành Công Nghiệp
-
Công Nghệ Sơn Tĩnh điện Là Gì? Nguyên Lý Và Công Dụng?
-
Công Nghệ Sơn Tĩnh điện Là Gì Và Có Tác Dụng Gì?
-
Sơn Tĩnh điện Là Gì? - Kính Bùi Phát
-
Công Nghệ Sơn Tĩnh điện Là Gì Và Nguyên Lý Hoạt động Của Nó
-
ESD Là Gì? Thế Nào Là Chống Tĩnh điện? - Cơ Khí Thành Công
-
Hiện Tượng Phóng điện Do Tĩnh điện (ESD) - Phân 1: Câu Chuyện
-
Bản Chất Của Sơn Tĩnh điện Là Gì - Học Tốt