Sơn Xịt Là Gì – Bảng Màu Sơn Xịt Có Những Màu Nào - Web Vật Liệu

Nội Dung Bài Viết

Toggle
  • Sơn xịt là gì – Bảng màu sơn xịt có những màu nào
    • Định nghĩa sơn xịt là gì
    • Sơn xịt tiếng anh là gì
    • Tác dụng của sơn xít để làm gì 
    • Điểm vượt trội của sơn xịt so với sơn nước
    • Sự đa dạng của bảng màu sơn xịt
      • Một số loại sơn xịt thông thường
      • Sơn xịt chịu nhiệt
      • Sơn xịt chống rỉ sét (sơn lót)
      • Sơn xịt phản quang
    • Kinh nghiệm sử dụng sơn xịt
  • Bảng màu sơn xịt 

Sơn xịt là gì – Bảng màu sơn xịt có những màu nào

Ngày nay, sơn xịt là một sản phẩm khá phổ biến, nó được sử dụng rộng rãi bởi nhiều đặc điểm và lợi ích riêng. Bên cạnh đó, sự đa dạng về màu sắc của bảng màu sơn xịt cũng được mọi người quan tâm, chú ý đến. Vậy Bảng màu sơn xịt đa dạng ra sao ? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc trên.

Định nghĩa sơn xịt là gì

Sơn xịt được chế tác từ hỗn hợp nhựa N/C và Acrylic Lacquer, phối hợp cùng với một số chất tạo màu. Nhờ vậy mà nó có được những màu sơn riêng biệt. Sản phẩm này tồn tại dưới dạng bình xịt cầm tay, nhỏ gọn nên rất tiện dụng, có thể mang theo vô cùng dễ dàng.

Sơn xịt tiếng anh là gì

Sơn xịt tiếng anh là spray paint

Tác dụng của sơn xít để làm gì 

Sơn xịt thường được dùng để trang trí hoặc làm mới tường nhà, các loại xe, đồ gia dụng,… hay một số sản phẩm khác có bề mặt kim loại. Sơn xịt còn có khả năng bảo vệ xe, giúp xe tránh được sự khắc nghiệt của thời tiết, qua đó kéo dài tuổi thọ xe.

Ngoài ra, nhờ vào khả năng chịu nhiệt cực tốt, người ta thường dùng sơn xịt để phủ bên ngoài bô xe, làm mát xe. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt hơn, chúng ta chỉ cần xịt một lớp sơn mỏng, tránh xịt quá nhiều làm sơn lỏng đi. Với lợi ích tuyệt vời của mình, cùng với đặc tính khô nhanh, sơn xịt đang dần được mọi người biết đến và sử dụng rộng rãi hơn.

Điểm vượt trội của sơn xịt so với sơn nước

Sơn xịt được đóng gói trong bình xịt nên rất tiện lợi cho việc sử cũng như bảo quản

Sơn xịt nhanh khô hơn sơn nước nhờ vào đặc tính bay hơi nhanh. Ngoài ra, độ bám và độ bền của sơn xịt cũng vượt trội hơn hẳn.

Thông thường với một số loại sơn nước, thường sẽ xảy ra hiện tượng tồn động với những vết sọc dài ngắn không đều do cọ lăn hoặc chổi quét sơn. Nhưng với sơn xịt thì không, nhờ có độ bao phủ tốt nên các đường sơn sẽ đều và đẹp hơn.

Sơn xịt được ứng dụng đa dạng hơn, ngoài sơn tường ra còn có thể dùng để trang trí, làm mới bạn bàn ghế, đồ gia dụng,…

Sự đa dạng của bảng màu sơn xịt

Sơn xịt tồn tại trên thị trường với nhiều loại, bao gồm sơn chịu nhiệt, sơn dùng cho xe máy, sơn lót và sơn phản quang. Cùng với hàng loạt màu sắc khác nhau đã tạo ra một Bảng màu sơn xịt thật sự đa dạng và phong phú.

Một số loại sơn xịt thông thường

Loại sơn xịt này được ký hiệu bằng chữ “A”, kèm với những con số sẽ ứng với mỗi màu, mỗi loại riêng. Cụ thể:

  • Sơn lót, sơn bóng (A 10)
  • Màu trắng (A 200)
  • Màu trắng Sanyo (A 203)
  • Màu đen bóng (A 210)
  • Màu đỏ (A 211)
  • Màu đen mờ (A 212)
  • Màu xanh nước biển (A 213)
  • Màu xanh lá (A 214)
  • Màu xám (A 215)
  • Màu xanh đen (A 216)
  • Màu xanh táo (A 217)
  • Màu vàng (A 218)
  • Màu kem (A 219)
  • Màu xám đậm (A 220)
  • Màu xám sáng (A 221)
  • Màu nâu sẫm (A 222)
  • Màu xanh ngọc (A 223)
  • Màu xanh da trời (A 224)
  • Màu xanh lá mờ (A 225)
  • Màu cam (A 226)
  • Màu xanh lá đậm (A 230)
  • Màu của cá heo (A 236)
  • Màu nâu đỏ (A 239)
  • Màu tím (A 240)
  • Màu vàng của nghệ (A 241)
  • Màu xanh mặt hồ (A 242)
  • Màu cafe sữa (A 243)
  • Màu nâu hạt dẻ (A 265)
  • Màu xanh ô liu (A 268)
  • Màu hồng của hoa hồng (A 299)
  • Màu bạc (A 300)
  • Màu xám của chiếc xe honda (A 70)

Sơn xịt chịu nhiệt

Loại sơn xịt này được ký hiệu bằng chữ “H”, kèm với những con số sẽ ứng với mỗi màu riêng. Có 2 màu cơ bản là:

Màu đen (H 660)

Màu bạc (H 680)

Sơn xịt chống rỉ sét (sơn lót)

Cũng như một số loại sơn thông thường, loại sơn xịt chống rỉ sét cũng được ký hiệu bằng chữ “A”. Nhưng chỉ có 3 màu đặc trưng, gồm:

  • Màu đen (A 260)
  • Màu xám (A 266)
  • Màu nâu (A 267)

Sơn xịt phản quang

Loại sơn xịt này được ký hiệu bằng chữ “F”, kèm với những con số sẽ ứng với mỗi màu riêng. Cụ thể:

  • Màu trắng (F 1)
  • Màu đỏ  (F 2)
  • Màu vàng  (F 3)
  • Màu cam  (F 4)
  • Màu xanh lá  (F 5)
  • Màu tím  (F 6)
  • Màu xanh da trời  (F 7)

Kinh nghiệm sử dụng sơn xịt

Trước khi sử dụng sơn xịt, bạn cần lắc đều bình sơn, sau đó xịt thẳng lên những vật dụng, bề mặt mà bạn muốn trang trí. Lưu ý rằng những vật dụng, bề mặt đó cần được làm sạch, đảm bảo khô ráo trước khi xịt sơn lên.

Để sơn bám đều và bền hơn, bạn cần phối hợp các loại sơn lại với nhau. Trước khi sử dụng loại sơn mà bạn muốn dùng, bạn nên xịt trước một đến hai lớp sơn lót, sau đó mới xịt phủ lên hai đến ba lớp sơn xịt.

Sơn xịt dạng cầm tay nên rất dễ chuyển động. Khi sử dụng, bạn cần xịt đều tay và dịch chuyển nhẹ nhàng từ phải qua trái (có thể ngược lại từ trái qua phải)

Bạn nên chọn một không gian thoáng mát, tránh gió to khi sử dụng, để sơn không bị thổi bay chỗ khác, tránh ứ đọng làm lỏng sơn. Khi phối hợp nhiều lớp sơn xịt, bạn chỉ cần xịt mỗi lớp thật mỏng, sau đó cách 10 phút bạn hãy xịt tiếp lớp sơn tiếp theo.

Bảng màu sơn xịt 

Bảng màu sơn xịt
Bảng màu sơn xịt

Bảng màu sơn xịt atm
Bảng màu sơn xịt atm

Bài viết trên đã trình bày đầy đủ và chi tiết những thông tin về Bảng màu sơn xịt. Qua đó, cho thấy được sự đa dạng về màu sắc mà nó mang lại. Hy vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có cái nhìn khái quát hơn về sơn xịt, và từ đó có thể tìm ra cho mình một màu sơn xịt phù hợp nhất, độc đáo nhất.

Xem thêm:

  • Đà Nẵng: Theo dõi, bám sát diễn biến biến động của thị trường thép xây dựng
  • How you can make Marriage Better – Improving Your Relationship With the Spouse
  • Thái Nguyên: Đính chính thời hạn cho thuê đất khai thác khoáng sản tại Thần Sa
  • Kiểm soát chặt cát tạm nhập tái xuất
  • Selecting an International Online dating Agency Meant for Meeting American Women

Từ khóa » Bảng Mã Màu Sơn Atm