Sonde JJ Niệu Quản Là Gì, Tác Dụng Và Những Lưu ý Khi Sử Dụng

1. Sonde JJ niệu quản là gì?

Sonde JJ (Stent) thực chất là một ống rỗng được làm bằng nhựa dẻo hoặc Silicon. Với thiết kế dạng cong ở hai đầu, một đầu được đặt vào bể thận, đầu còn lại đặt trong bàng quang.

Toàn bộ ống nằm trọn trong niệu quản, ống có cản quang và nhiều lỗ dọc theo chiều dài thân. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và cấu tạo đường niệu mà ống có kích thước và hình dạng khác nhau.

    Sonde JJ (Stent) là một ống rỗng được làm bằng nhựa dẻo hoặc Silicon, với thiết kế cong ở  hai đầu

Sonde JJ (Stent) là một ống rỗng được làm bằng nhựa dẻo hoặc Silicon, với thiết kế cong ở hai đầu

Tác dụng của ống JJ niệu quản:

Dưới đây là một số tác dụng của ống JJ niệu quản trong phẫu thuật Tiết Niệu mà có thể bạn chưa biết:

  • Sonde JJ đặt vào niệu quản nhằm mục đích lưu thông nước tiểu từ thận xuống bàng quang. Nhờ đó, người bệnh có thể tránh khỏi những cơn đau quặn thận.

  • Ống JJ có tác dụng bảo vệ và làm lành những tổn thương tại niệu quản. Việc sử dụng thiết bị này giúp người bệnh hạn chế tình trạng chít hẹp, đồng thời tăng khả năng hồi phục.

  • Sonde JJ làm nong rộng niệu quản sau một thời gian, tạo điều kiện cho việc lấy sỏi hoặc đưa dụng cụ qua bộ phận này trở nên dễ dàng.

2. Khi nào nên đặt Sonde JJ niệu quản

Ống JJ chỉ được đặt vào niệu quản khi có sự tắc nghẽn, khiến dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị cản trở. Do đó, khi gặp phải những trường hợp dưới đây, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định đặt ống JJ:

  • Sỏi niệu quản từ thận di chuyển xuống. Một số sỏi nhỏ có thể tự thoát ra ngoài, số còn lại thì bị kẹt dẫn đến những cơn đau quặn thận.

  • Tắc nghẽn lòng niệu quản do sẹo, xuất hiện sau tạo hình.

  • Hẹp niệu quản do khối u trong ổ bụng, đường niệu chèn ép. Lúc này người bệnh nên đặt Sonde JJ để tránh tình trạng tắc nghẽn ở thận. Ngoài ra, người bệnh cũng nên áp dụng các biện pháp điều trị như phẫu thuật, xạ trị để loại bỏ hoàn toàn khối u.

  • Sau phẫu thuật đường niệu trên, việc đặt ống JJ có tác dụng giảm tình trạng sưng phù, hạn chế nguy cơ tắc nghẽn đau niệu quản.

  • Sau khi người bệnh vừa thực hiện nội soi tán sỏi thận, Sonde JJ sẽ giúp vụn sỏi thoát ra ngoài dễ dàng.

Lưu ý, phương pháp đặt sonde JJ niệu quản chống chỉ định với những người viêm bàng quang, thận mủ, rối loạn đông máu,…

Ống Sonde JJ chỉ được đặt vào niệu quản khi có sự tắc nghẽn, khiến dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị cản trở

Ống Sonde JJ chỉ được đặt vào niệu quản khi có sự tắc nghẽn, khiến dòng nước tiểu từ thận xuống bàng quang bị cản trở

Thời gian đặt ống jj niệu quản trong cơ thể

Để mang lại hiệu quả và tránh những biến chứng không mong muốn, bạn chỉ nên đặt ống JJ niệu quản trong một thời gian nhất định. Thông thường 3 tuần sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được rút ống nhưng nếu niệu quản có hiện tượng bị chít hẹp thì bác sĩ sẽ yêu cầu lưu lại khoảng 6 tuần. Đối với những người bị ung thư thì thời gian đặt Sonde JJ niệu quản có thể kéo dài lâu hơn.

Đồng thời, tùy vào chất liệu sản xuất ống mà thời gian đặt trong cơ thể cũng có sự khác nhau. Nếu Sonde JJ được làm từ nhựa dẻo thì người bệnh có thể sử dụng ống trong vòng 1 - 3 tháng. Hoặc từ 3 - 12 tháng đối với những ống làm từ Silicon.

3. Những lưu ý khi sử dụng ống JJ niệu quản

Trong quá trình đặt Sonde JJ niệu quản, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như:

  • Đi tiểu ra máu ở nhiều thời điểm. Đặc biệt là những lúc vận động khiến ống cọ xát vào thành niệu quản gây trầy xước, chảy máu.

  • Người bệnh có biểu hiện đau tức vùng hông, bàng quang, vùng bẹn. Cơn đau tăng lên khi áp lực trong bàng quang tăng, nhất là khi người bệnh đi tiểu hoặc hoạt động.

  • Ống JJ có thể gây kích ứng bàng quang, khiến nhiều người đi tiểu thường xuyên thậm chí là thức dậy vào ban đêm để đi tiểu.

Sau khi đặt ống JJ, tùy thuộc vào từng người mà những triệu chứng trên có thể tồn tại trong vài ngày, vài tuần. Cũng có trường hợp kéo dài trong suốt thời gian tiến hành lưu ống.

Để giảm thiểu tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, bạn nên uống nhiều nước, vận động nhẹ nhàng, đồng thời thực hiện thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.

Để giảm thiểu tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, bạn nên uống nhiều nước sau khi đặt Sonde JJ niệu quản

Để giảm thiểu tác dụng phụ và biến chứng không mong muốn, bạn nên uống nhiều nước sau khi đặt Sonde JJ niệu quản

Rút ống JJ niệu quản có đau không?

Sau khi hết thời gian đặt Sonde JJ trong cơ thể, bạn nên rút ống ra ngoài. Tuyệt đối không nên để quá lâu vì sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, tạo sỏi xung quanh gây tắc niệu quản, suy thận,…

Vậy, rút ống JJ niệu quản có đau không? Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành nội soi bàng quang để lấy ống JJ ra ngoài. Kỹ thuật được thực hiện đơn giản, nhanh chóng giúp bạn giảm thiểu cảm giác đau đớn.

Sau khi rút ống thông, người bệnh có thể nằm theo dõi sau rút ống vài giờ, sau đó có thể về nhà ngay mà không cần nằm viện theo dõi. Ban đầu cơ thể sẽ xuất hiện những triệu chứng khó chịu nhưng sẽ biến mất sau khoảng 2 - 3 ngày.

Trường hợp rút ống JJ tại những cơ sở không đảm bảo chất lượng, người bệnh có thể bị tổn thương bàng quang, niệu đạo, nguy hiểm hơn là thủng, rách bàng quang,… Do đó bạn nên tiến hành thủ thuật này tại địa chỉ uy tín, nơi có đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp.

Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành nội soi để lấy ống JJ ra ngoài, kỹ thuật thực hiện đơn giản, nhanh chóng giúp giảm thiểu đau đớn

Như vậy sau khi đọc xong bài viết, bạn đã nắm được tác dụng và cách sử dụng Sonde JJ niệu quản. Để giảm thiểu tác dụng phụ do Sonde JJ gây ra, bạn nên thực hiện đặt ống tại cơ sở uy tín, đồng thời tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và rút ống đúng thời hạn.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là địa chỉ khám chữa bệnh đường tiết niệu được nhiều khách hàng đánh giá cao. Với hệ thống máy móc đạt chuẩn chất lượng, bác sĩ có tay nghề cao sẽ giúp bạn thực hiện chính xác kỹ thuật đặt hoặc rút ống JJ niệu quản. Nhờ đó bạn hoàn toàn yên tâm và sẽ không phải lo lắng về việc xảy ra tác dụng phụ hay biến chứng nguy hiểm.

Để nhận được hỗ trợ và tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, quý khách vui lòng gọi đến hotline: 1900 56 56 56.

Từ khóa » Thời Gian Rút Sonde Jj