"Sóng" Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Liệu Có Thể Dâng Cao Hơn?
Có thể bạn quan tâm
- Chứng khoán
“Thời đến cản không kịp”
Giá vận chuyển container toàn cầu tăng cao kỷ lục, do nhu cầu dự trữ trăng đột biến ở Hoà Kỳ và châu Âu, trong khi vận tải hàng không bị hạn chế và tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng container vẫn tiếp diễn.
Tính tới cuối tháng 9/2021, giá cước trung bình của 12 tuyến vận tải chính trên toàn cầu đã lên tới trên 10.839 USD/container 40 feet, tăng gấp 4,8 lần so với thời điểm tháng 9/2020 và tăng hơn 9 lần so với thời điểm trước dịch COVID-19.
Việt Nam tuy không gia vào vận tải biển liên lục điạ nhưng một số công ty ngành cảng biển và logistics hoạt động tại thị trường châu Á vẫn được hưởng lợi lớn từ diễn biến trên.
Điển hình trong nhóm ngành trên phải kể đến CTCP Vận tải và xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán: HAH). Trong 9 tháng đầu năm 2021, HAH ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng gấp 3,2 lần so với cùng kỳ năm 2020.
Lãnh đạo HAH cho biết, nhờ hưởng lợi từ giá cước vận tải, chi phí thuê container tăng cao trên thế giới, hoạt động khai thác tàu và cho thuê tàu của doanh nghiệp cũng tăng đột biến. Tính riêng trong quý III, doanh thu từ hoạt động khai thác tàu của HAH đạt 511 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi cùng kỳ năm ngoái.
Cổ phiếu HAH trong vòng 12 tháng qua tăng giá trị 5,64 lần, từ 12.500 đồng/CP hồi cuối tháng 10/2020 tăng lên 70.500 đồng/CP ở thời điểm hiện tại.
Tương tự, một loạt doanh nghiệp khác trong nước thuộc nhóm ngành cảng biển và logistics cũng có kết quả kinh doanh khả quan như CTCP Transimex (TMS), CTCP Gemadept (GMD), CTCP Kho vận Miền Nam (STG)...
Điểm chung của những doanh nghiệp này là có mức tăng doanh thu lớn từ cước vận tải đường biển, khai thác cảng, và cổ phiếu “ăn theo” cũng tăng bằng lần trong vòng 1 năm qua.
Mức tăng đã đến đỉnh?
Theo tin từ ABC News, giá cước vận tải đường biển đã tăng cao ngoài tầm kiểm soát trong thời kỳ đại dịch, nhưng có một số dấu hiệu cho thấy mức giá có thể đã đạt đến đỉnh điểm.
Mặc dù dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng tỷ lệ tiêm vắc xin trên toàn thế giới đã được phủ rộng hơn, nhiều quốc gia đã và đang kế hoạch trở về trạng thái bình thường mới. Như vậy, người tiêu dùng bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng thay vì ngồi nhà mua sắm hàng hoá trực tuyến. Dịch vụ hàng không rục rịch tái khởi động. Khi đó, nhu cầu container cũng có thể giảm xuống. Chi phí thuê tàu cũng đã có xu hướng ổn định, không tăng dù vẫn đang neo ở mức cao.
Chỉ số giá cước vận tải biển của Drewry gần đây cũng chỉ ra rằng, giá cước cho một container 40 feet trên tuyến Trung Quốc - Mỹ đã giảm gần 1.000 USD, tương đương giảm 8,2% trong tuần đầu tháng 10/2021.
Tất nhiên, vẫn còn quá sớm để nói giá cước container đạt đỉnh hay chưa, bởi tình hình dịch bệnh hiện nay không thể dự đoán chính xác, đặc biệt lượng tàu hàng ở Mỹ vẫn còn đang chất đống chờ đến lượt. Vì vậy, cũng khó mà khẳng định thị giá cổ phiếu của nhóm ngành vận tải cảng biển đã đến đỉnh.
Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp nhận định, giá một số cổ phiếu nhóm ngành này được định giá bão hòa tại thời điểm hiện tại, đang cần một sự điều chỉnh lớn để cân bằng dòng tiền. Giai đoạn này nhà đầu tư nên giữ trạng thái quan sát và canh mua lại khi cổ phiếu ngành cảng biển thiết lập lại mặt bằng giá mới.
Từ khóa » Cảng Biển Cp
-
Cập Nhật Các Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Triển Vọng Năm 2022
-
Nhóm Cổ Phiếu Ngành Vận Tải Biển Kỳ Vọng Phục Hồi Tăng Trưởng ...
-
Năm 2022: Cổ Phiếu Cảng, Vận Tải Biển Có Còn Cơ Hội?
-
Chỉ Số Ngành: Vận Tải - Kho Bãi | VietstockFinance
-
Danh Sách Các Mã Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Tốt Nhất đã Niêm Yết ...
-
Nhóm Các Mã Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Có Mã Nào Nên đầu Tư ...
-
CẢNG BIỂN - CafeF
-
Doanh Nghiệp Cảng Biển Tiếp Tục Hưởng Lợi - SSI
-
Năm 2022: Cổ Phiếu Cảng, Vận Tải Biển Có Còn Cơ Hội? - BSC
-
Các Mã Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển Tốt Trên Sàn Chứng Khoán 2022
-
“Bão Tan” Với Cổ Phiếu Cảng Biển | MBS
-
Tìm Kiếm Cơ Hội Với Cổ Phiếu Ngành Cảng Biển | MBS
-
Doanh Nghiệp Vận Tải Biển ảnh Hưởng Ra Sao Trước Căng Thẳng Nga ...