Sóng Cơ Và Các đại Lượng đặc Trưng Phần 1
Có thể bạn quan tâm
Câu 1: Định nghĩa nào sau đây về sóng cơ là đúng nhất ?
Sóng cơ là
A. những dao động điều hòa lan truyền theo không gian theo thời gian
B. những dao động trong môi trường rắn hoặc lỏng lan truyền theo thời gian trong không gian
C. quá trình lan truyền của dao động cơ điều hòa trong môi trường vật chất (đàn hồi)
D. những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất (đàn hồi)
Hướng dẫn
Sóng cơ là những dao động cơ học lan truyền theo thời gian trong môi trường vật chất (đàn hồi)
Chọn đáp án D
Câu 2: Tìm kết luận sai. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền
A. dao động của các phần tử vật chất
B. pha dao động
C. năng lượng dao động
D. phần tử vật chất
Hướng dẫn
Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền dao động của các phần tử vật chất, theo đó pha của dao động và năng lượng được truyền đi.
Các phần tử vật chất chỉ dao động tại chỗ chứ không truyền đi.
Chọn đáp án D
Câu 3: Sóng ngang là sóng
A. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
B. có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. truyền theo phương thẳng đứng
D. có phương dao động tùy thuộc môi trường truyền sóng
Hướng dẫn
Sóng ngang là sóng có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
Chọn đáp án A
Câu 4: Sóng dọc là sóng
A. có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng
B. có phương dao động trùng với phương truyền sóng
C. là sóng truyền dọc theo sợi dây
D. là sóng truyền theo phương ngang
Hướng dẫn
Sóng dọc là sóng có phương dao động trùng với phương truyền sóng
Chọn đáp án B
Câu 5: Kết luận nào sau đây không đúng về sự truyền sóng cơ
A. Sóng cơ truyền trong môi trường khí luôn luôn là sóng dọc
B. Sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng luôn là sóng ngang
C. Sóng ngang chỉ truyền được trên bề mặt chất lỏng và trong môi trường chất rắn
D. Sóng cơ không truyền được trong chân không
Hướng dẫn
Sóng dọc truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí.
Sóng ngang chỉ truyền được trong chất rắn và bề mặt chất lòng.
Phát biểu không đúng là: Sóng cơ truyền trong môi trường rắn, lỏng luôn là sóng ngang
Chọn đáp án B
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là sai:
A. Sóng cơ có thể là sóng ngang hoặc sóng dọc
B. Sóng âm trong không khí là sóng dọc
C. Sóng mặt nước là sóng ngang
D. Tốc độ truyền sóng tỉ lệ nghịch với mật độ vật chất
Hướng dẫn
Tốc độ truyền sóng phụ thuộc vào mật độ vật chất, mật độ vật chất càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn. Phát biểu sai là: Tốc độ truyền sóng tỉ lệ nghịch với mật độ vật chất
Chọn đáp án D
Câu 7: Điều nào sau đây là không đúng khi nói về sự truyền của sóng cơ học?
A. Tần số dao động của sóng tại một điểm luôn bằng tần số dao động của nguồn sóng.
B. Khi truyền trong một môi trường nếu tần số dao động của sóng càng lớn thì tốc độ truyền sóng càng lớn.
C. Khi truyền trong một môi trường thì bước sóng tỉ lệ nghịch với tần số dao động của sóng.
D. Tần số dao động của một sóng không thay đổi khi truyền đi trong các môi trường khác nhau.
Hướng dẫn
Tốc độ truyền sóng cơ chỉ phụ thuộc bản chất môi trường và nhiệt độ, không phụ thuộc tần số dao động
Chọn đáp án B
Câu 8: Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đàn hồi
A. là hằng số nếu môi trường đàn hồi đồng nhất
B. là đại lượng biến thiên điều hòa
C. là tốc độ dao động của các phần tử vật chất
D. giảm dần khi sóng truyền càng xa
Hướng dẫn
Tốc độ truyền sóng trong một môi trường đàn hồi là hằng số nếu môi trường đàn hồi đồng nhất
Chọn đáp án A
Câu 9: Gọi \[{{v}_{r}},{{v}_{l}},{{v}_{k}}\] lần lượt là tốc độ truyền sóng của một sóng cơ trong các môi trường rắn, lỏng, khí. Kết luận đúng là
A.\[{{v}_{r}}{{v}_{l}}\]
Hướng dẫn
Kết luận đúng là \[{{v}_{r}}>{{v}_{l}}>{{v}_{k}}\]
Chọn đáp án C
Câu 10: Sóng cơ truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé (như từ nước ra không khí) thì
A. bước sóng giảm
B. chu kì tăng
C. tốc độ truyền tăng
D. tần số tăng
Hướng dẫn
Ta có: \[\lambda =vT\]
Do tần số, chu kì sóng không đổi, khi truyền từ môi trường có mật độ vật chất lớn qua môi trường có mật độ vật chất bé thì tốc độ giảm do đó bước sóng giảm.
Chọn đáp án A
Câu 11: Bước sóng là
A. quãng đường sóng truyền được trong một chu kì
B. quãng đường sóng truyền được trong nguyên lần chu kì
C. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động ngược pha
D. khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng dao động cùng pha
Hướng dẫn
Bước sóng là quãng đường sóng truyền được trong một chu kì
Chọn đáp án A
Câu 12: Bước sóng là khoảng cách
A. giữa hai đỉnh sóng hoặc hai hõm sóng liên tiếp
B. giữa hai đỉnh sóng
C. giữa đỉnh sóng và hõm sóng kề nhau
D. giữa hai hõm sóng
Hướng dẫn
Bước sóng là khoảng cách giữa hai đỉnh sóng hoặc hai hõm sóng liên tiếp
Chọn đáp án A
Câu 13: Sóng cơ có bước sóng \[\lambda \]. Trên một phương truyền sóng, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng là
A.\[\lambda \]
B.\[\left( k+0,5 \right)\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
C.\[\left( k+0,25 \right)\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
D.\[k\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
Hướng dẫn
Trên một phương truyền sóng, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng là: \[\Delta d=k\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
Chọn đáp án D
Câu 14: Sóng cơ có bước sóng \[\lambda \]. Trên một phương truyền sóng, khoảng cách giữa một đỉnh sóng và một hõm sóng là
A.\[\lambda \]
B.\[\left( k+0,5 \right)\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
C.\[\left( k+0,25 \right)\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
D.\[k\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
Hướng dẫn
Trên một phương truyền sóng, khoảng cách giữa hai đỉnh sóng là: \[\Delta d=\left( k+0,25 \right)\lambda \left( k\in {{Z}^{+}} \right)\]
Chọn đáp án B
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về đại lượng đặc trưng của sóng cơ học là không đúng?
A. Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
B. Chu kì của sóng chính bằng chu kì dao động của các phần tử dao động.
C. Bước sóng là quãng đường sóng truyền đi được trong một chu kì.
D. Tần số của sóng chính bằng tần số dao động của các phần tử dao động.
Hướng dẫn
Phát biểu sai là: Tốc độ của sóng chính bằng tốc độ dao động của các phần tử dao động.
Chọn đáp án A
Bài viết gợi ý:
1. Dao động điều hòa và các đại lượng đặc trưng
2. Bài tập lí thuyết trọng tâm dao động điều hòa
3. Phương pháp đường tròn vecto và bài tập về thời gian
4. Bài tập liên quan đến phương trình dao động điều hòa phần 2
5. Bài tập liên quan đến phương trình dao động điều hòa phần 1
6. Bài toán về hộp đen
7. Bài toán về biến thiên ω
Từ khóa » Câu 14 Trong Sóng Cơ Tốc độ Truyền Sóng Là
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là - Khóa Học
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là - Khóa Học
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là
-
A. Tốc độ Chuyển động Của Các Phần Tử Môi Trường Truyền Sóng.
-
Trong Sóng Cơ Tốc độ Truyền Sóng Là? - Toploigiai
-
Tốc độ Lan Truyền Dao động Trong Môi Trường
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là
-
Tốc độ Truyền Sóng Là Tốc độ Dao động Cực đại Của Các Phần Tử Vật ...
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là - Vietjack.online
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là
-
Tốc độ Truyền Sóng Trên Mặt Giao Thoa. - Vật Lý 12
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là A. Tốc độ Chuyển động ... - Hoc24
-
Sóng Cơ Là Gì? Các Thông Số đặc Trưng Trong Sóng Cơ Cần Biết
-
Trong Sóng Cơ, Tốc độ Truyền Sóng Là