Sống Cùng F0, Làm Sao để Giảm Nguy Cơ Lây Nhiễm?
Có thể bạn quan tâm
Việc bạn có bị lây nhiễm COVID-19 khi sống cùng nhà với F0 sẽ phụ thuộc vào tình trạng tiêm chủng, khả năng giãn cách xã hội, việc đang dùng chung đồ, cách thức dọn dẹp không gian chung…
Theo thống kê của Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế), tính đến ngày 18/2, Hà Nội có 161.745 bệnh nhân đang điều trị, cách ly tại nhà, chiếm 96,74% tổng số F0.
Nhiều người cho rằng, sống chung một nhà với F0, nhất là ở trong nhà khép kín, nhà chung chư có diện tích hẹp thì việc giữ tuyệt đối cho bản thân không mắc COVID-19 là điều rất khó.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, để tránh lây nhiễm khi sinh sống cùng F0 thì phải ở riêng phòng, mọi sinh hoạt như tắm giặt, ăn uống phải tách biệt với những người mắc bệnh. Bên cạnh đó, khi chung nhà thì dù là F0 hay F1 cũng phải đeo khẩu trang. Đồng thời, F1 phải tự theo dõi sức khoẻ của bản thân trong quá trình cách ly chung với F0…
Để hạn chế tối đa lây chéo, ông Nga khuyến cáo mọi thành viên trong gia đình nếu có F0 cần hạn chế nói chuyện với nhau, có thể trao đổi qua điện thoại hoặc tin nhắn. Đặc biệt, cần lưu ý ở những vị trí như bếp nấu, nhà vệ sinh, tay nắm cửa... Nếu phải sử dụng chung nhà vệ sinh thì cả F0 và F1 phải có ý thức không khạc nhổ bừa bãi, chú ý vệ sinh thường xuyên các vị trí như tay nắm cửa nhà vệ sinh, công tắc điện để tránh virut lây lan… Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ (CDC), ở cùng nhà vời F0 sẽ có nguy cơ phơi nhiễm cao. Cần có những biện pháp phòng ngừa cụ thể như:
Hạn chế tiếp xúc với người bệnh
CDC thông tin, những người mắc COVID-19 từ mức độ nhẹ đến trung bình có khả năng lây nhiễm không quá 10 ngày sau khi khởi phát triệu chứng. Người có biểu hiện nặng hơn có khả năng lây nhiễm không quá 20 ngày sau khi phát bệnh.
Đăc biệt, những người đã khỏi bệnh vẫn có thể cho kết quả dương tính trong tối đa 3 tháng sau khi nhiễm. Tuy nhiên, những cá nhân này không còn lây nhiễm trong thời gian đó.
Cách giữ an toàn cho bản thân
Bất kể tình trạng tiêm chủng như thế nào, nếu một người cảm thấy bị ốm hoặc có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 (ngay cả khi không có triệu chứng), họ vẫn nên tự cách ly bằng cách ở nhà, đeo khẩu trang, giữ khoảng cách với các thành viên trong gia đình.
Nếu chưa tiêm chủng đầy đủ, cần cẩn thận để tránh tiếp xúc với virus. Không được chủ quan bởi ngay cả những người đã tiêm đủ vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh, đặc biệt khi biến thể Omicron lan tràn. Đeo khẩu trang trong nhà Theo CDC, nếu trong gia đình có người mắc COVID-19, các thành viên nên đeo khẩu trang vừa vặn. Khi tiếp xúc gần F0 thì khẩu trang N95 và KN95 cung cấp khả năng bảo vệ tốt nhất. Làm sạch và khử trùng nhà thường xuyên Nếu có thể, hãy dành một phòng ngủ và phòng tắm riêng cho người bị bệnh. Nếu không thể tách biệt, thành viên mắc COVID-19 nên làm sạch và khử trùng các bề mặt và vật dụng sau mỗi lần dùng. Nếu người bệnh không đủ sức khỏe để tự vệ sinh, một thành viên khác trong nhà đeo khẩu trang, găng tay để làm sạch và khử trùng khi cần thiết. Đảm bảo phòng sinh hoạt chung được thông thoáng.
Làm xét nghiệm tại nhà
Tiếp tục theo dõi các triệu chứng và thực hiện xét nghiệm lặp lại vài ngày một lần hoặc theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
Từ khóa » Chén đũa Của F0
-
Sống Chung Với F0, Làm Sao Cho An Toàn? - Báo Người Lao động
-
10 Việc Cần Thực Hiện Khi điều Trị F0 Tại Nhà
-
Quần áo, Bát đĩa Của F0 Có Nguy Cơ Lây Bệnh Không? - Infonet
-
Cách Xử Lý Rác Thải F0 điều Trị Tại Nhà để Tránh Lây Nhiễm.
-
Vệ Sinh Nơi ở, Xử Lý Chất Thải Khi Có F0 Cách Ly, điều Trị Tại Nhà Thế Nào?
-
Hướng Dẫn điều Trị F0 Tại Nhà - UBND Thành Phố Đà Nẵng
-
ĂN CHUNG ĐŨA, GẮP CHUNG TÔ RẤT DỄ LÂY NHIỄM COVID-19
-
Cách điều Trị F0 Tại Nhà: 3 Nguyên Tắc Giúp Giảm Lây Nhiễm Chéo
-
[PDF] SỔ TAY - Sở Y Tế Tỉnh Kon Tum
-
[PDF] Cách Chăm Sóc Cho Người Bị Nhiễm Covid-19 Tại Nhà
-
F0 Và F1 Tự điều Trị, Cách Ly Tại Nhà Cần Chú ý Những Gì? - VOV
-
F0 CÁCH LY TẠI NHÀ, GIẢI PHÁP NÀO ĐỂ GIẢM THIỂU LÂY ...
-
Những điều Cần Biết Và Thực Hiện Về Cách Ly F1 Và điều Trị F0 Tại Nhà