Sóng đôi - Khảo Sát Ngôn Ngữ Trong Thơ Văn Xuôi Việt Nam Hiện đại
Có thể bạn quan tâm
6. Bố cục của luận văn
3.2.2.1. Sóng đôi
3.2.2.1.1. Định nghĩa
Sóng đôi là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận trong câu. Ví dụ:
- Nơi gần- mặt lúa xanh, ai nhuộm? Nơi xa- mặt ruộng phẳng, ai bày?
Chuyển đổi ý nghĩa của các cấu trúc cú pháp
trong ngữ cảnh
Chuyển đổi ý nghĩa của các phương thức liên hệ - Sóng đôi - Đảo đối - Lặp đầu - Lặp cuối Tác động qua lại giữa các cấu
trúc cú pháp trong ngữ cảnh
Câu hỏi tu từ Liên kết tu từ học Tách biệt BIỆN PHÁP TU TỪ CÚ PHÁP
( Vương Anh- Hoa trong mường) - Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!
( Thép Mới- Cây tre)
3.2.2.1.2. Kết quả khảo sát
Tổng số tác phẩm sử dụng biện pháp sóng đôi là 58/160 bài (chiếm 36,3%), trong đó: trước 8-1945 là 12/23 bài (chiếm 52,2%); sau 8-1945 đến nay là 46/137 bài (chiếm 33,6%).
Sau đây là bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu có sử dụng biện pháp sóng đôi cú pháp.
GIAI ĐOẠN TRƯỚC 8-1945
Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ
Xuân Diệu- Dè dặt
5 - Ôi, điên khùng là lúc nóng nẩy! Ôi, khờ dại là hồi hấp tấp.
- Nếu giòng nước không bao giờ chảy ngược. Nếu muôn năm gió thổi mãi một chiều.
Tản Đà- Đưa thư 6
- Nào biết ai thương mình mà mình cứ thương
Nào biết ai nhớ mình mà mình cứ nhớ
- Dan díu mà thương; cũng có lúc thương người tứ hải
Biệt ly mà nhớ; cũng nhiều khi nhớ kẻ bất tri tình
GIAI ĐOẠN SAU 8-1945 ĐẾN NAY
Ngọc Căn- Chẳng ước bàn tay vàng
4 - Bàn tay vàng của con cũng chẳng hơn bàn tay vàng của Bà Bàn tay vàng của bà cũng chẳng hơn bàn tay vàng của Cụ Bàn tay vàng của Cụ cũng chẳng hơn…
- Sen đen hun hút chảy vào Sen đỏ rào rào tuôn ra
Chế Lan Viên- Tầu đi
6
- Gió ngân nga trong hàng hoa dại
Gió chần chừ trong sắc đỏ hoa xoan
- Rót đi!Rót đi! Cho con tàu này mai nó đi xa
Rót đi!Rót đi! Cho nhẹ bớt người ta đang thừa sức lực
3.2.2.1.3. Đặc điểm
Sóng đôi cú pháp là biện pháp tu từ rất quen thuộc trong thơ ca cổ. Đến thơ văn xuôi, vì là một thể tài mới với lối viết tự do, phóng khoáng, nên biện pháp này cũng ít được sử dụng, thường chỉ xuất hiện ở một vài đoạn của văn bản. Chúng có một số đặc điểm sau:
a) Trong thơ văn xuôi, sóng đối có thể là đầy đủ hoặc không đầy đủ (sóng đôi bộ phận).
Sóng đôi bộ phận là sự lặp lại một vài đơn vị cú pháp tiếp theo nhau trong giới hạn của một câu thơ. Ví dụ:
- Còn anh, trần gian với đồng đội, trần gian với khẩu súng, trần gian yêu em, trần gian thương nước và đánh giặc.
( Ngọc Bái- Nhật ký Mèo Vạc) - Một phần ba giàu sang, một phần ba đủ ăn, một phần ba lận đận.
( Phạm Việt Thu- Tháng ngày) - Em ở lại, Hà Nội ở lại, lòng anh ở lại, biệt ly nhòa nước mắt.
( Nguyễn Trí Đạt- Khúc tình yêu) Sóng đôi đầy đủ được trình bày dưới dạng các dãy câu trực tiếp của các cấu trúc đồng nhất trong giới hạn của một ngữ cảnh. Ví dụ:
- Đất nước lớn vì nhân dân anh hùng Nhân dân lớn vì tấm lòng yêu nước
( Viễn Phương- Đời đời ghi nhớ) - Sự sinh sôi chỉ là ẩn dụ cho sự sinh sôi khác. Sự tồn tại chỉ là một tấm gương cho một sự tồn tại khác.
( Nguyễn Vĩnh Tiến- Bài ca gọi cây và thế giới) - Con quay mặt cười với mắt mẹ. Ba ghen với mắt mẹ. Con quay mặt tìm về phía ánh sáng. Ba ghen với ánh sáng. Con ngước lên nhìn về phía bầu trời. Ba ghen với bầu trời.
( Nguyễn Kim Huy- Bế con) b) Trong thơ văn xuôi, sóng đôi vừa tạo nên nhịp điệu trùng điệp, dồn dập, góp phần phản ánh sự phong phú và đa dạng của hiện thực khách quan; vừa bộc lộ được dòng cảm xúc dạt dào, mãnh liệt của chủ thể trữ tình. Ví dụ: - Hãy sống thật là mình, chân tình như tiếng nói quê hương, nghĩa tình như lời ru của mẹ, thật thà như chuyện kể của cha.
( Nguyễn Tấn Phú- Gửi tuổi 18 năm 2000) - Đêm thao thức trắng tận cùng thao thức, đêm lẻ loi đen chạm đáy lẻ loi, đêm chảy siết đôi bờ sụt lở khi vỡ òa giọt máu hồi hương…
( Nguyễn Hữu Quý- Viết từ Thành Cổ) - Gió chưa hề gọi tên em, trăng chưa hề gọi tên em. Thêm một tiếng gọi của gió, thêm một tiếng nói của trăng. Dồn dập, dồn dập…
( Tôn Nữ Hoài Thu- Trăng mười sáu)
3.2.2.2. Lặp đầu
Lặp đầu là biện pháp tu từ cốt ở việc lặp lại một vài yếu tố ở đầu câu trong một số câu tiếp theo. Ví dụ:
- Điệu ru lòng mẹ bao la từ thuở chào đời Điệu ru tình mơ mơ khi bỡ ngỡ yêu đời Điệu ru con à ơi cầu tre lắt lẻo
( Hồng Thị Vinh- Ngày tháng đong đưa)
3.2.2.2.2. Kết quả khảo sát
Tổng số tác phẩm sử dụng phép tu từ lặp đầu là 58/160 bài (chiếm 36,3%), trong đó: trước 8-1945 là 8/23 bài (chiếm 34,8%); sau 8-1945 đến nay là 50/137 bài (chiếm 36,5%).
Sau đây là bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu có sử dụng biện pháp tu từ lặp đầu.
GIAI ĐOẠN TRƯỚC 8-1945
Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ
Tản Đà- Đưa thư 3 - Ai nhớ mình không hay, chắc cũng
không ai mong mình nhớ
Ai thương mình không biết, chắc cũng không ai mong mình thương.
- Cũng chẳng qua đáng thương thời thương, nên nhớ thời nhớ
Cũng chẳng qua sẵn bụng thương thời thương, thừa bụng nhớ thời nhớ Cũng chẳng qua cái giống đa tình, nằm không ngồi rồi mà sinh ra nhớ hão thương vay.
Yến Lan- Trinh bạch
1 Và hồn chàng nương theo tiếng sáo bay bổng tuyệt vời, nơi mà gió bụi của loài người không tới
Và dọc đàng, trong cuộc đi dài của hồn đó, chàng hái hết trong trẻo
tuyệt vời của bao thiêu nữ đang xuân
Và bao thiếu nữ kia, mọng nhìn trong bóng lá, vì đâu chết đi trong óc các nàng dáng óng ả, trên áo các nàng màu trinh bạch, và trong lòng các nàng những mong nhớ xa xôi.
GIAI ĐOẠN SAU 8-1945 ĐẾN NAY
Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ
Nguyễn Tấn Phú- Gửi tuổi 18 năm
2000
100% văn bản - Hãy để cánh cò bay lả bay la trên những cánh đồng uốn cong lúa chín cho điệu ru đưa tuổi ấu thơ bay qua núi đồi gặp gỡ Thạch Sanh, cô Tấm.
Hãy để quả thị muôn đời thơm hương nhân ái, hãy để tiếng đàn tỳ bà muôn đời nói hết thương đau
Hãy để tình yêu nghin lần như nghĩa trầu cau và những đứa con hiếu thảo gói trọn đất trời trong chiếc bánh.
Vính Quang Lê- Ví
100% văn bản - Anh không muốn ví em với bài thơ anh viết
Vì thơ viết một lần năm tháng có thể quên
Anh không muốn ví em như vì sao sáng nhất
Vì sao sáng ở trên trời còn anh ở dưới chân
Anh không muốn ví em với ánh sáng trong ngần
Vì ánh sáng có buổi chiều sắp tắt
3.2.2.2.3. Đặc điểm
a) Trong thơ văn xuôi, lặp đầu có thể xuất hiện ở đầu mỗi đoạn thơ, được lặp đi lặp lại trong những đoạn thơ tiếp theo tạo thành điệp khúc nhấn mạnh chủ đề chung của tác phẩm. Ví dụ:
- Mưa. Mưa. Mưa. Mưa. Mưa Mưa còn đến tận bao giờ
Mưa cho đến khi ta phải tin rằng thế gian này chỉ một màu duy nhất Mưa. Mưa. Mưa. Mưa. Mưa
( Dạ Thảo Phương- Cuộc đối thoại của nước) - Tôi xoay những ô vuông. Bản Xônat Kroize của Bettoven. Cái đẹp quyết liệt, cường tráng, ngự trị. Cái đẹp là sự thật. “ Thà đi tìm kiếm sự thật suốt một đêm còn hơn nghi ngờ nó suốt đời”. Có phải Phridich En-ghen từng nói vậy. Và Người đã thức biết bao đêm. Với ngọn đèn dầu, Người đến sự thật. Với hai bàn tay không, Người chạm tới cái đẹp vĩnh cửu.
Tôi xoay những ô vuông. Làm sao tính toán được hạnh phúc? Anh có thể xoay các ô vuông, tìm các màu sắc, nhưng anh hãy chỉ tôi xem: ô vuông nào cất giữ hạnh phúc, màu sắc nào tượng trưng hạnh phúc?
( Thanh Thảo- Khối vuông Ru-bích) - Em nói cùng anh em chẳng hứa hẹn gì. Chỉ trao anh điều hôm nay mình có. Cành di lăng vì anh em ngước nhìn lên. Vụn hoa xà cừ vì anh em quỳ xuống cỏ. Bông hồng cuối cùng hái giấu mẹ cha đến nơi gặp gỡ. Em đặt bên đường đi, nơi anh lỡ hẹn về.
Em nói cùng anh em chẳng hứa hẹn gì. Chỉ trao anh điều hôm nay mình có. Giọt nước mắt rơi giấu giếm trong đêm. Tiếng chuông đồng hồ bao lần mất ngủ. Vườn hoa góc hồ lá tối sẫm màu. Con tàu đến miền xa. Thanh chắn đường và mảnh giấy bay vèo qua cửa.
( Vũ Duy Thông- Tình yêu không lời hứa) b) Trong thơ văn xuôi, lặp đầu được dùng kết hợp với sóng đôi tạo nên vẻ đẹp của sự hài hòa, cân đối, làm nổi bật sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm của câu thơ. Ví dụ:
- Anh gửi nơi em những mối tình ngày qua mà anh không còn nữa Anh gửi nơi em những mối tình ngày mai mà anh không thể có
( Tế Hanh- Văn xuôi cho em) - Người đẹp trông như tuyết, chạm vào lại thấy nóng
Người đẹp trông như lửa, sờ vào lại thấy mát
( Lò Ngân Sủn- Người đẹp) - Trong màu biếc cảu ánh mắt, tôi như đứa trẻ bơi mãi mà không bao giờ đến được bến bờ.
Trong màu biếc của ánh mắt, tôi không còn cô đơn trên hành tinh chật hẹp.
Trong màu biếc của ánh mắt, tôi đã chết và tái sinh, rồi lại chết để được nhiều lần sinh nở.
( Hoàng Vũ Thuật- Mùa thu ơi!)
3.2.2.3. Câu hỏi tu từ
3.2.2.3.1. Định nghĩa
Câu hỏi tu từ là câu về hình thức là câu hỏi nhưng về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn. Ví dụ:
- Hồn xanh của thi sĩ là tơ của bóng nguyệt, là áo mỏng của sao mơ? Là con mắt của ai, hồn xanh của chàng thi sĩ?
( Huy Cận- Kinh cầu tự)
Tổng số tác phẩm có sử dụng câu hỏi tu từ là 29/160 bài (chiếm 18,1%), trong đó: trước 8-1945 là 11/23 bài (chiếm 47,8%); sau 8-1945 đến nay là 18/137 bài (chiếm 13,1%).
Sau đây là bảng thống kê một số tác phẩm tiêu biểu có sử dụng câu hỏi tu từ.
GIAI ĐOẠN TRƯỚC 8-1945
Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ
Đinh Hùng- Cảm thu
5 - Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa, và trong vườn nhà ai thấp thoáng, hoa phù dung buổi sáng nở trắng như một linh hồn con trẻ?
- Chân ai đi xa vắng đằng kia, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh? Và gió nào vương vấn hôn tôi, hay cũng chỉ là dư thanh của một ngày xưa cũ?
Xuân Diệu- Thương vay
15 - Sao con đường sang trọng như đường Nam Giao, con đường cho khách du lịch, những nghệ sĩ, những phú ông, những quan quyền rong xe qua để đi thưởng ngoạn, sao mỗi khi đêm đến, đường Nam Giao lại rùng rợn, thê lương?
- Bà già hay hiện hình của sự đau khổ? Nghèo như vậy, sao lại làm thinh mà đi, gặp khách không đón xin tiền?
GIAI ĐOẠN SAU 8-1945 ĐẾN NAY
Tác giả- tác phẩm Tần số xuất hiện Ví dụ
Nguyễn Thị Thanh Minh-
Chiếc lá
5 - Chiếc lá bây giờ ở đâu? Lá nằm thẳm sâu trong đáy tim dòng thác, hay lá bị dòng thác nghiền nát, hòa tan. Hay đang lặng lẽ trôi theo dòng sông về với biển cả? - Chiếc lá mảnh mai, chiếc lá tội nghiệp. Em ở đâu? Ở đâu?
Trịnh Thanh Sơn- Bến xưa
3 - Hai mươi lăm năm, cầu đã gãy
rồi, em tìm anh cách gì mà đến được?
- Em ơi, để bước qua lời nguyền nào có dễ gì đâu?
3.2.2.3.3. Đặc điểm
a) Trong thơ văn xuôi, câu hỏi tu từ thường nhằm biểu lộ tâm tư, tình cảm, cảm xúc của người nói. Ví dụ:
- Mặt non sông yêu mến, ở người tỏa ra một nỗi niềm chi mà lòng ta thổn thức bồi hồi? Ta nhìn giang sơn, non nước thì lòng ta tan thành nước mắt. Ôi quê hương, bởi vì đâu, mà lòng ta thương yêu lại hóa ra xa xót, ngậm ngùi? Anh em ơi, đã nhìn mặt Mẹ bao giờ chưa?
( Huy Cận- Giọt lệ Hoàng Mai) - Nghĩ như thân em, sức vóc liễu bồ, cánh vây không có, hai bàn tay trắng, đức tài cũng không. Một mình mẹ góa nuôi con, em biết lo liệu thế nào cho tròn phận ấy?
b) Trong thơ văn xuôi, sau câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định là sự miêu tả đầy hình ảnh và cảm xúc, là phương tiện lôi cuốn sự chú ý và khêu gợi trí tưởng tượng của người đọc. Ví dụ:
- Bà lão về đâu? Một ổ rơm nép bên đường, hay một cái chòi lạc giữa những bụi cây? Về một túp lều xa hay không về túp lều nào cả? Trên vùng hẻo lánh kia, còn nhà cửa nào nữa? Ai sẽ nấu cơm cho bà ăn? Diêm ở đâu để bà nhóm lửa? Về đâu? Dừng lại nơi đâu?
( Xuân Diệu- Thương vay) - Đau khổ ở tình yêu? Ở sự lãng mạn bò rừng? Ở mảnh đất nát tan tên gọi Quê hương? Ở quả địa cầu la nơi có sự sống? Ở lịch sử? Ở cuộc sống trong thế kỉ điêu linh?
( Nguyễn Chí Trung- Đêm bão)
*Tiểu kết chương 3
Trong chương 3, chúng tôi đã đi vào khảo sát những đặc trưng nổi bật nhất của thơ văn xuôi: đặc trưng về nhịp điệu, đặc trưng về cú pháp.
1. Nhịp điệu là khái niệm cơ bản trong thơ ca nói riêng và trong văn học nói chung. Thơ văn xuôi đứng trên địa hạt thi ca sở dĩ vì nó vẫn duy trì tính nhịp điệu. Là một thể thơ mới phát triển, thơ văn xuôi vừa tiếp thu các mô hình nhịp điệu của thơ ca truyền thống: nhịp điệu đối xứng, nhịp điệu trùng điệp, nhip điệu tự do; vừa có điểm sáng tạo mới mẻ, phù hợp với lối viết tự do, phóng khoáng, nâng đỡ cảm xúc, tăng sức biểu đạt của câu thơ, bài thơ. 2. Ở cấp độ cú pháp, biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và văn bản) để đạt được hiệu quả tu từ (ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc).
Các biện pháp tu từ luôn được sử dụng rộng rãi trong tác phẩm thơ ca nghệ thuật. Sóng đôi, lặp đầu, câu hỏi tu từ... là những biện pháp điển hình được sử dụng trong thơ văn xuôi. Chúng mang lại hiệu quả tu từ đặc sắc, thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện, các biện pháp tu từ của người nghệ sĩ.
Cùng với hình thức thơ mới lạ thì đặc trưng sử dụng ngôn ngữ trong thơ văn xuôi cũng là những đặc điểm làm nên sức hấp dẫn của thể thơ được viết bằng văn xuôi này.
KẾT LUẬN
Thơ văn xuôi xuất hiện như là một đại biểu của thơ hiện đại cũng nằm trong cái dòng chảy chứa đựng những mâu thuẫn và xung đột của một cuộc đổi mới trong thi ca, cũng như các cuộc đổi mới trên các lĩnh vực khác của xã hội loài người. Như nhà thơ Xuân Diệu đã phát biểu: “Theo tôi nghĩ, để phục vụ cho xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà, để diễn đạt một nội dung tư tưởng chiến đấu và phong phú, phản ánh cái hiện thực muôn hình ngàn vẻ hiện nay, thơ Việt Nam ta cần thêm những thể điệu nữa ngoài các thể điệu quen thuộc như lục bát, thơ bốn, năm, bảy, tám chữ. Các thể loại quen thuộc này rất được quần chúng ưa thích, vì vậy ta phải dùng nhiều, dùng làm chủ yếu. Tuy nhiên ta cũng phải nắm cái quy luật của sự thưởng thức văn nghệ, là công chúng không thích
Từ khóa » Hình ảnh Thơ Sóng đôi Là Gì
-
Phép Sóng đôi Trong Truyện Kiều - Tạp Chí Sông Hương
-
Hình ảnh Sóng đôi Là J
-
Bài Thơ Đồng Chí Sử Dụng Cấu Trúc Sóng đôi Giữa “anh” Và ... - Tech12h
-
Top 9 Hình ảnh Thơ Sóng đôi Là Gì Mới Nhất 2022 - Chickgolden
-
Nêu Cấu Trúc Câu Thơ Sóng đôi được Sử Dụng Trong đoạn Thơ Trên Và ...
-
Văn 9 - BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ PHÁP - HOCMAI Forum
-
Việc Xây Dựng Hình ảnh Sóng đôi Có Tác Dụng Gì
-
Bài Thơ Đồng Chí Sử Dụng Cấu Trúc Sóng đôi Giữa “anh” Và “tôi”. Chỉ Ra
-
Bài Thơ Đồng Chí Sử Dụng Cấu Trúc Sóng đôi Giữa “anh ... - Khoa Học
-
Ẩn Dụ Sóng đôi Là Gì
-
Sóng đôi Cú Pháp - Tài Liệu Text - 123doc
-
Tìm Và Ghi Lại Những Hình ảnh Thơ Sóng đôi Trong Khổ Thơ
-
Nêu Cấu Trúc Câu Thơ Sóng đôi Trong Bài đồng Chí | HoiCay