Song Hành, Quy Nạp, Diễn Dịch Là Gì? Đặc điểm Của Từng Phương Pháp

Diễn dịch là gì?
Diễn dịch là j? Văn diễn dịch là j?
Song hành, quy nạp, diễn dịch là gì? Đặc điểm của từng phương phápĐánh giá bài viết

Khi trình bày một đoạn văn nào đó, chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau về phương pháp, nào là diễn dịch, quy nạp, song hành hoặc tổng phân hợp. Vậy thì diễn dịch là gì? Và còn cả những phương pháp còn lại nữa? Hãy cùng tìm hiểu đáp án cụ thể trong bài viết sau đây của thegioimay.org nhé!

Nội dung chính

  • Văn diễn dịch là gì? Đặc điểm phương pháp diễn dịch
    • Phương pháp trình bày diễn dịch là gì?
    • Đặc điểm cấu trúc của đoạn văn diễn dịch
    • Các bước để viết đoạn văn diễn dịch là gì?
  • Văn quy nạp là gì? Đặc điểm phương pháp quy nạp
    • Phương pháp quy nạp là gì trong ngữ văn?
    • Đặc điểm cấu trúc của đoạn văn quy nạp
  • Sự khác nhau giữa quy nạp và diễn dịch là gì?
  • Song hành là gì trong ngữ văn?
  • Lời kết

Văn diễn dịch là gì? Đặc điểm phương pháp diễn dịch

Phương pháp trình bày diễn dịch là gì?

Diễn dịch là phương pháp trình bày phổ biến nhất khi viết một đoạn văn, được nhiều người sử dụng nhất. Nếu bạn thắc mắc: “Đoạn văn diễn dịch câu chủ đề nằm ở đâu?” thì đáp án chính là ở đầu đoạn. Các câu văn tiếp theo đều mang tính chất triển khai bổ sung, diễn giải từ ý chính nhằm tăng sức thuyết phục hay làm rõ nghĩa cho câu chủ đề.

Diễn dịch là gì?
Diễn dịch là j? Văn diễn dịch là j?

Phương pháp này có ưu điểm là giúp người đọc thấy được vấn đề ngay lập tức, là cách đi thẳng vào vấn đề, không “vòng vo Tam Quốc”. Cũng nhờ vậy mà khả năng truyền tải thông điệp của người viết được diễn ra nhanh hơn.

Có một điều thú vị là: Mẹo tăng tốc độ đọc sách hay văn bản chính là đi từ đọc câu chủ đề mà ra. Theo đó, người đọc chỉ cần đọc câu đầu tiên để nắm bắt nội dung của cả đoạn văn. Nếu như chưa hiểu hoặc muốn nghiên cứu sâu hơn thì mới cần đọc đến các câu sau. Cách đọc này vừa tiết kiệm thời gian lại giúp chúng ta tiếp cận được nhiều hơn với tri thức nhân loại.

Đặc điểm cấu trúc của đoạn văn diễn dịch

Cấu trúc của đoạn văn diễn dịch rất đơn giản, gồm: Câu chủ đề (Mang ý chính, ý khái quát) có vị trí nằm ngay tại đầu đoạn. Tiếp theo sẽ là câu triển khai 1, câu triển khai 2,… đến n. Tùy vào từng người viết mà số câu triển khai sẽ khác nhau và không giới hạn về số câu.

Cấu trúc của một đoạn văn diễn dịch là gì?
Cấu trúc của một đoạn văn diễn dịch là gì?

Tuy nhiên, có một lưu ý bạn cần nhớ là hãy chia tách đoạn thật hợp lý, để làm sao người đọc dễ quan sát nhất, tránh tình trạng “dài dòng văn tự” hoặc khiến cho người ta bị “ngộp thở” bởi quá nhiều chữ.

Để bạn hiểu rõ hơn về cấu trúc của đoạn văn diễn dịch là gì, hãy theo dõi ví dụ sau:

Nước có vai trò vô cùng quan trọng với sự sống con người. Trong cơ thể chúng ta, có tới 75% trọng lượng là nước. Con số này còn cao hơn nhiều đối với cơ thể trẻ em. Nước có khả năng cung cấp chất khoáng, tham gia vào hoạt động trao đổi chất, nuôi dưỡng hàng tỷ tế bào trong cơ thể. Nước còn có tác dụng điều hòa thân nhiệt, đảm bảo mức nhiệt cơ thể chúng ta được duy trì ở 37 độ C. Nước giúp đào thải độc tố ra ngoài, giúp xương khớp chúng ta hoạt động trơn tru, nhịp nhàng.

Ở đoạn văn này, câu chủ đề nằm ở ngay đầu đoạn với ý chính nhấn mạnh vai trò quan trọng của nước với cơ thể con người. Tiếp theo, các câu sau trong đoạn chứa thông tin, dẫn chứng về tác dụng của nước để làm sáng rõ câu chủ đề, khiến câu mà người viết đã khẳng định trước đó trở nên thuyết phục hơn. Nào là: Vai trò của nước với tế bào, với hệ bài tiết, với cơ xương khớp,…

Các bước để viết đoạn văn diễn dịch là gì?

Viết một đoạn văn diễn dịch khá đơn giản. Đầu tiên, bạn cần xác định ý chính bạn muốn nhắc tới trong đoạn văn cần viết là gì. Rồi sau đó sử dụng ý này để xây dựng nên câu chủ đề. Câu này gần như là một hướng đi, một kim chỉ nam để bạn tiếp tục triển khai các câu văn sau.

Khi đã có câu chủ đề rồi thì việc viết tiếp những câu văn sau chẳng hề khó. Bạn chỉ cần xác định những ý nào để bổ sung thêm, giải thích, hay làm rõ nghĩa cho câu chủ đề, xét nó ở nhiều khía cạnh khác nhau. Vậy là hoàn thành đoạn văn diễn dịch rồi.

Xem thêm: Trường từ vựng là gì? Tổng hợp các kiến thức về trường từ vựng

Ví dụ: Nếu đề bài yêu cầu bạn viết một đoạn văn diễn dịch về tình thân gia đình, thì bạn cần xác định: Quan điểm của bạn về tình thân gia đình ra sao để xây dựng nên câu chủ đề. Đó là một tình cảm thiêng liêng, đáng để trân trọng,…? 

Sau đó, các câu văn triển khai tiếp theo trong đoạn sẽ xoay quanh, liên quan tới chủ đề tình thân gia đình, như: Tình thân gia đình là gì? Tại sao cần phải trân trọng? Nó có vai trò gì trong cuộc đời chúng ta? Làm thế nào để gìn giữ tình thân gia đình tốt hơn?…

Văn quy nạp là gì? Đặc điểm phương pháp quy nạp

Phương pháp quy nạp là gì trong ngữ văn?

Khác hẳn với diễn dịch, quy nạp là phương pháp có câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn với ý nghĩa tóm lược, kết luận cho tất cả các câu văn đã được triển khai trước đó.

Đây cũng là phương pháp được sử dụng nhiều khi trình bày một đoạn văn. Tuy nhiên, nếu đem quy nạp và diễn dịch lên “bàn cân” để so sánh thì diễn dịch vẫn là phương pháp chiếm nhiều ưu thế hơn. Bởi nó giúp người viết dễ trình bày hơn, đồng thời giúp người đọc nhanh hiểu ra nội dung của cả đoạn hơn.

Quy nạp là j? Cấu trúc đoạn văn quy nạp là thế nào?
Quy nạp là j? Cấu trúc đoạn văn quy nạp là thế nào?

Đặc điểm cấu trúc của đoạn văn quy nạp

Đoạn văn quy nạp có nhiều ý triển khai được sắp xếp thứ tự lần lượt trong đoạn văn và đều là ý phân tích, giải thích hay nêu quan điểm của người viết về một vấn đề gì đó. Ở cuối đoạn văn mới là câu chủ đề mang nội dung tổng kết, tóm lược ý của các câu văn trên.

Dấu hiệu nhận biết đặc trưng của đoạn văn quy nạp là có chứa các từ: “Có thể nói”, “như vậy”, “tóm lại”, “nhìn chung”, “Có thể kết luận rằng”,… nằm ở cuối đoạn. 

Tuy nhiên, bạn cần quan sát thêm câu đầu tiên của đoạn có phải là câu chủ đề hay không, bởi nếu câu này đã nêu ra ý chính của toàn đoạn mà phần cuối kết luận lại thì đó sẽ là đoạn văn tổng – phân – hợp chứ không còn là đoạn văn quy nạp nữa.

Sự khác nhau giữa quy nạp và diễn dịch là gì?

Sự khác nhau giữa hai phương pháp quy nạp và diễn dịch chính là ở vị trí câu chủ đề. Nếu như đoạn văn diễn dịch có câu chủ đề nằm ở đầu đoạn thì ở đoạn văn quy nạp, câu văn này lại nằm ở cuối cùng của đoạn. Một bên là câu chủ đề mang tính khai mở, khẳng định còn một bên thì mang ý nghĩa tổng kết, tóm tắt.

Chúng ta hoàn toàn có thể chuyển đoạn văn diễn dịch thành đoạn văn quy nạp và ngược lại. Điều đơn giản bạn cần làm chỉ là chuyển vị trí câu chủ đề từ đầu xuống cuối, từ cuối lên đầu và chỉnh sửa một vài từ sao cho phù hợp mà thôi.

Xem thêm: Từ đồng nghĩa – từ đồng âm là gì? so sánh từ đồng âm & từ đồng nghĩa

Song hành là gì trong ngữ văn?

Đoạn văn song hành có cấu trúc đặc biệt, không có câu chủ đề
Đoạn văn song hành có cấu trúc đặc biệt, không có câu chủ đề

Ngay từ tên gọi, chúng ta đã có thể hình dung ra một phần ý nghĩa của “song hành”. Song ở đây là “song song”, là ngang nhau. Còn “hành” chính là đi. Như vậy, song hành chỉ ra rằng: Các câu văn được triển khai song song, sánh bước bên nhau.

Song hành cũng là một hình thức để trình bày văn bản trong ngữ văn. Ở hình thức này, không có bất kỳ câu chủ đề nào được đưa ra. Tất cả các câu văn trong đoạn đều có ý nghĩa ngang nhau, đứng song song với nhau, không câu nào bao trùm lên câu nào.

Ví dụ về đoạn văn song hành: Trong 4 mùa, em thích nhất là mùa xuân. Xuân đến với bao cánh én chao liệng trên bầu trời. Cây cối sinh sôi, đâm chồi nảy lộc mạnh mẽ. Hoa khoe sắc thắm, khoe tấm áo mới màu tươi trẻ. Cơn mưa phùn chợt bay qua, khẽ rơi nhè nhẹ bên mái hiên.

Trong đoạn văn trên, không có câu chủ đề, tất cả các câu văn đều độc lập với nhau, cùng thể hiện cảnh sắc mùa xuân độc đáo.

Lời kết

Qua bài phân tích trên, bạn đã hiểu rõ các hình thức trình bày: Song hành, quy nạp và diễn dịch là gì, cũng như đặc điểm dễ nhận biết của chúng. Hãy nhớ ghé thăm website để cùng thegioimay.org tiếp tục khám phá nhiều kiến thức trong văn học hơn nhé!

Từ khóa » Bài Văn Song Hành Là Gì