Sống Khỏe Cùng BVXA - Kỳ 29: Đề Phòng Bệnh Nhiễm Ký Sinh Trùng.
Có thể bạn quan tâm
- Home
- GIỚI THIỆU BVXA
- Sống khỏe cùng BVXA
- Sống khỏe cùng BVXA – Kỳ 29: Đề phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng.
Sống khỏe cùng BVXA – Kỳ 29: Đề phòng bệnh nhiễm ký sinh trùng.
I. TÌNH HÌNH BỆNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Hiện nay, bệnh ký sinh trùng rất phổ biến. Đa số bệnh ký sinh trùng phân bố theo địa lý – khí hậu và điều kiện kinh tế – xã hội – con người. Phổ biến nhất là các bệnh giun sán, đặc biệt là giun. Ứớc tính trên thế giới có trên một tỷ người mắc giun sán, sốt rét. Tác hại nhất là các bệnh do ký sinh trùng nằm trong đường máu và nội tạng (ví dụ: Gan, phổi, thận, não, tim, cơ…). Bệnh do amip cũng khá phổ biến, đặc biệt gần đầy phát hiện có amip lạc chỗ ở não. Ở Việt Nam chúng ta có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới. Hàng đầu là các bệnh giun sán như: giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim, giun chỉ, sán lá gan, sán dây, sán lá phổi. Khoảng 70 – 80 % người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Các bệnh đơn bào như amip, trùng roi đường tiêu hoá và sinh dục cũng phổ biến. Bệnh sán lá phổi ngày càng phát hiện ra ở nhiều nơi nhất là vùng núi. Nhiều ổ bệnh sán lá gan lớn mới được phát hiện trên cả nước. II. CÁC ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN KÝ SINH TRÙNG Các ký sinh trùng ký sinh ở gia súc, gia cầm, thú nuôi, thú hoang, gây bệnh khá phổ biến ở nước ta. Trong đó, có những bệnh có thể lây sang người như: Giun đũa chó, sán chó, sán dải heo, sán lá gan… Đường lây truyền của ký sinh trùng đặc biệt là giun sán: Thường là qua thức ăn, xâm nhập trực tiếp qua da, tiếp xúc trực tiếp. Chính vì tính chất phổ biến và nguy hiểm của ký sinh trùng như vậy, nên chúng ta cần phát hiện sớm các triệu chứng nhiễm ký sinh trùng trong giai đoạn đầu để điều trị kịp thời. III. TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG Các triệu chứng nhiễm giun, sán rất khó phát hiện và tùy theo từng loại và vị trí nhiễm. Giun sán nằm bất cứ ở đâu trong cơ thể: Ở ruột, gan, não, phổi, da, mạch máu… Tùy theo loại giun sán và vị trí của nó trong cơ thể người mà biểu hiện lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên triệu chứng thường gặp nhất là dị ứng. Khi chúng xuất hiện trong cơ thể thì cơ thể sẽ tạo ra kháng thể chống nó và vì vậy làm cơ thể rất dễ bị dị ứng khi tiếp xúc các dị nguyên . Ví dụ: trước đây người bệnh ăn đồ biển, thịt bò không bị dị ứng, nay đột ngột tiếp xúc lại thì bị dị ứng (ngứa da, nổi mẩn, nổi bóng nước trên da, đó là các triệu chứng báo động, người bệnh cần phải tới cơ sở khám bệnh có xét nghiệm tầm soát ký sinh trùng để kiểm tra ngay. Ngoài ra, chúng ta khi khám sức khỏe định kỳ có làm tổng phân tích tế bào máu và trong đó có thành phần bạch cầu ái toan tăng cao (EOSINOPHIL thường viết tắc là Eos) điều này giúp ta định hướng là có khả năng bị nhiễm ký sinh trùng. Và chúng ta nên đi tầm soát ngay. IV. XÉT NGHIỆM TẦM SOÁT KÝ SINH TRÙNG Hiện nay việc xét nghiệm tầm soát giun sán cũng tương đối dễ dàng, nhờ sự phát triển của hệ thống xét nghiệm miễn dịch. Chỉ cần lấy máu làm xét nghiệm thì chúng ta đã phát hiện gần hết các loại giun sán thường gặp. V. PHÒNG BỆNH NHIỄM KÝ SINH TRÙNG. Tóm lại, bệnh nhiễm ký sinh trùng rất phổ biến ở khu vực của chúng ta, khoảng 1/3 dân số của chúng ta bị nhiễm ít nhất 1 loại ký sinh trùng nào đó. Đường lây truyền thường gặp là qua đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp, qua da… Để phòng ngừa bị nhiễm chúng ta phải ăn uống kỹ, nhất là rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước chảy, vệ sinh sạch sẽ khi tiếp xúc với chó mèo, vật nuôi, không đi chân trần ra đất, tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng. Khi có triệu chứng dị ứng như ngứa, nổi mẩn ở da… phải gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn sớm. Chúng ta cần phát hiện bệnh nhiễm ký sinh trùng sớm để điều trị kịp thời, tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra.Ở Việt Nam có hầu hết các loại ký sinh trùng đã được mô tả trên thế giới. Khoảng 70 – 80% người dân nhiễm ít nhất một loại giun sán nào đó. Tùy theo loại ký sinh trùng và vị trí của nó trong cơ thể người mà có những tác hại khác nhau. Nhiều trường hợp để lại hậu quả nghiêm trọng và thậm chí có thể tử vong.
Chia sẻ: |
Comments are closed.
Tin tức khác
-
BVXA – NGƯỜI LỚN TUỔI CŨNG BỊ HÓC DỊ VẬT NGUY HIỂM
BVXA – NGƯỜI LỚN TUỔI CŨNG BỊ HÓC DỊ VẬT NGUY HIỂM Trong thời gian qua, Trung tâm Nội soi Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á […]
-
BVXA-VL: HO KÉO DÀI SUỐT HƠN 2 NĂM ĐIỀU TRỊ KHÔNG HẾT, HÓA RA DO MẢNH XƯƠNG BỊ MẮC KẸT TRONG PHỔI
Thời gian gần đây Bệnh viện Xuyên Á Vĩnh Long đã liên tục tiếp nhận điều trị cho rất nhiều ca hóc dị vật. Những tưởng, […]
-
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý
BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ NHỮNG ĐIỀU BA MẸ CẦN LƯU Ý Những ngày gần đây, số lượng trẻ đến khám và nhập viện do bệnh […]
-
10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĂN UỐNG TRONG NGÀY TẾT
10 ĐIỀU CẦN LƯU Ý KHI ĂN UỐNG TRONG NGÀY TẾT Những ngày Tết đang cận kề, ai ai trong chúng ta cũng mong muốn mình […]
Từ khóa » Nội Ký Sinh Trùng
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Ký Sinh Trùng Sinh Sản Và Phát Triển Thế Nào?
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? 20 Loại Ký Sinh Trùng Phổ Biến Hiện Nay
-
Nhiễm Ký Sinh Trùng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Chẩn đoán Và điều Trị
-
Các Khái Niệm Về Kí Sinh Trùng - Health Việt Nam
-
Ký Sinh Trùng Và Những điều Bạn Chưa Bao Giờ Nghe đến
-
Giải Mã Ký Sinh Trùng: Hậu Quả Của Việc Bị Ký Sinh Trùng Xâm Nhập
-
Phương Pháp Tiếp Cận Với Nhiễm Ký Sinh Trùng - Bệnh Truyền Nhiễm
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Những Thông Tin Bạn Cần Biết - Docosan
-
Ký Sinh – Wikipedia Tiếng Việt
-
Ký Sinh Trùng Là Gì? Các Loại Ký Sinh Trùng Hay Gặp
-
Ngoại Ký Sinh - Viện Sốt Rét
-
Đại Cương Ký Sinh Trùng Flashcards | Quizlet
-
VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG