Sống Không Bệnh: Liệu Pháp 4T - Kiến Thức Y Học Phổ Thông

  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Tin chuyên ngành
  • Kiến thức y học phổ thông
  • Sống không bệnh: liệu pháp 4T
Sống không bệnh: liệu pháp 4T 11/01/2021

Muốn phòng ngừa bệnh hoặc điều trị cho dứt điểm (nếu đã lỡ mắc bệnh) để không bị tái phát mà không phải dùng thuốc suốt đời, tiến tới “Sống không bệnh” thì khi điều trị bệnh, ngoài liệu pháp dùng thuốc (hay không dùng thuốc :châm cứu…) bệnh nhân còn phải kiên trì thực hiện 2 sự thay đổi : đó là thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống.

  I/ĐẶT VẤN ĐỀ : ‘Sinh – lão- bệnh –tử “ Ai cũng trải qua. Sinh lão tử không thể né tránh được, nhưng BỆNH thì sao? Có thể tránh được, nhất là bệnh mạn tính. Chúng ta đang sống trong thời văn minh, khoa học kỹ thuật tiến bộ, công nghiệp phát triển, mọi người chắc chắn đã được hưởng thụ các lợi ích tiện nghi của thời hiện đại, cuộc sống ngày càng phong phú, đầy khẩn trương ( stress), ăn nhiều thịt, thực phẩm tinh chế (gạo trắng …) , thức  ăn công nghiệp (đồ hộp gia nhiều hóa chất bảo quản, tạo hương vị) ngày càng được ưa chuộng, các hoạt động càng ngày càng tự động hóa khiến người ta ít vận động…,nhưng theo học thuyết âm-dương “mọi sự vật hiện tượng đều có 2 mặt đối lập” thì thời hiện đại cũng xuất hiện lắm điều bất lợi, đặc biệt là vấn đề sức khỏe mà cụ thể các bệnh mạn tính ngày càng nhiều ,biến hóa, đa dạng, phức tạp. Điều trị các bệnh mạn tính này, nếu chỉ dùng thuốc ( thuốc Tây hay Đông y) thì chỉ mang lại kết quả tạm thời, không dứt điểm , nguy cơ tái phát cao, phải dùng thuốc suốt đời, ngoài ra bệnh nhân còn phải chịu đựng các tác dụng phụ của thuốc nhất là tân dược, thế là bệnh nhân vừa dùng thuốc trị bệnh sẵn có lại phải buộc lòng uống thêm thuốc để trị các bệnh do chính thuốc gây ra, số lượng thuốc trên mỗi toa ngày càng nhiều, nói cách khác là phải sống chung với bệnh suốt đời, bệnh cũ ngày càng nặng lại thêm bệnh mới khác, bệnh do tác dụng phụ của thước. .Do đó muốn phòng ngừa bệnh và lỡ mắc bệnh cần điều trị cho dứt không bị tái phát (không phải dùng thuốc suốt đời) => tiến tới “Sống không bệnh” thì khi điều trị bệnh mạn tính để cho có kết quả bền vững, ngoài liệu pháp dùng thuốc (hay không dùng thuốc :châm cứu…) còn phải hướng dẫn bệnh nhân kiên trì thực hiện 2 sự thay đổi : đó là thay đổi lối sống và thay đổi chế độ ăn uống :             *Thay đổi lối sống : giảm stress, tăng vận đông thể lực             * Thay đổi chế độ ăn : theo chế độ ăn uống quân bình âm-dương ( axit-kiềm), trong đó thay dần gạo trắng bằng gạo lức             Cùng với thuốc (Tây hay Đông y) kết hợp với 2 thay đổi trên , cấu tạo nên 1 phương pháp phòng bệnh và điều trị toàn diện cho các bệnh mạn tính, đó là liệu pháp “4T “ :
  • T1 a Tinh thần (tâm lý ) để giảm stress
  • T2 a Thực phẩm quân bình âm-dương (axit-kiềm)
  • T3 a Tập dưỡng sinh
  • T4 a Thuốc ( Đông- Tây y )
 II/QUAN ĐIỂM Y HỌC CỔ TRUYỀN VỀ BỆNH :      Theo YHCT nguyên nhân bệnh  gồm hai loại:
  • Ngoại nhân (nguyên nhân bên ngoài) :do Tà khí xâm nhập,  là các yếu tố gây bệnh như lục dâm (thời tiết như gió-nóng-lạnh-ướt-khô quá), tia nắng mặt trời ,vi trùng, virus, hóa chất, phóng xạ…, ăn uống nhiễm độc chất (thuốc trừ sâu, chất phụ gia, chất bảo quản, chất kích thích…)
  • Nội nhân (nguyên nhân bên trong) : ]  Chính khí suy, sức khỏe suy kém, suy giảm hệ miễn dịch.
do”thất tình “ là các rối loạn tình chí-cảm xúc-tâm ly’ thái quá, chủ yếu là lo, buồn, giận, sợ thái quá – kéo dài liên tục- lại phải đè nén-cầm nín (nuốt giận, dấu buồn- lo-sợ mà không dám thổ lộ như la hét khóc lóc rên rỉ -run rẩy)    Nội nhân là chính, vì chỉ khi hệ miễn dịch suy kém thì các yếu tố gây bênh (ngoại nhân- tà khí ) mới có thể xâm nhập tấn công cơ thể và gây bệnh (Tà chi sở tấu ,kỳ khí tất hư ). Chính khí suy (sức khỏe kém) làm suy giảm năng lưc tự chữa lành của con người, chính năng lực tự chữa lành là cơ chế của tiến tới « sống không bệnh »    So sánh với quan điểm y học hiện đại, chính tình trạng stress liên tục-thái quá- phải kềm chế dồn nén (do các stressors ) làm tinh thần bất an, căng thẳng, luôn luôn lo- buồn- giận –sợ , stressors làm gia tăng bài tiết Cathecholamine, Glucocorticoid (Cortisol) làm suy giảm miễn dịch, chính tình trạng suy giảm miễn dịch là điều kiện làm xuất hiện phát triển bệnh tật. Như vậy, y học cổ truyền phòng-  chống bệnh, ,có 2 cách :             1/ Ngăn chận các ngoại nhân-tà khí : rất khó, bị động ( không thể nín thở để khỏi hít khí ô nhiễm , khói thuốc lá , không thể nhịn ăn để khỏi nhiễm độc chất từ thức ăn , không ra ngoài nắng…) => chỉ có thể hạn chế càng nhiều càng tốt             2/Ngăn ngừa nội nhân : ”hạn chế thất tình”  chính là Duy trì khả năng phòng vệ  cơ thể ( hệ miễn dịch ) ,là cơ bản nhất, chủ động nhất, nhiều ít do quyết tâm cá nhân , cơ chế miễn dịch tốt sẽ chống trả thành công các yếu tố gây bệnh để  phòng - trị bệnh  YHCT tác động chống suy giảm miễn dịch bằng liệu pháp  “4 T” T1 :Tinh thần-Tâm lý: Duy trì cuộc sống tinh thần : bình an, thanh thản.(chống -giảm stress ) T 2 : Thực phẩm : Chế độ ăn uống quân bình âm dương (axit-kiềm) T 3 :Tập dưỡng sinh- Rèn luyện thân thể : thư giãn, tự xoa bóp, tập thở xâu, tập vận động ( thái cực quyền, yoga, đi  bộ…) T 4 :Thuốc : Đông-Tây dược hay liệu pháp không dùng thuốc ( châm cứu- xoa bóp day ấn huyệt...)   III/PHƯƠNG PHÁP:             A/NGUYÊN TẮC :                   1/THEO “ HOÀNG ĐẾ NỘI KINH “( y văn Đông y đã có từ 4000 năm )                         Điềm đạm hư vô                         Chân khí tùng chi                         Tinh thần nội thủ                         Bệnh an tùng lai             Nghĩa là : giữ cho điềm đạm-yên bình –thanh thản, khí huyết lưu thông, tinh thần bên trong vững vàng, bệnh lấy đâu mà ra . Bệnh gì cũng không có kể cả bệnh ung thư !!!                   2/THEO LỜI DẠY CỦA Y TỔ YHCT “TỤÊ TĨNH” :                         “Bế tinh dưỡng khí tồn thần                         Thanh tâm quả dục thủ chân luyện hình.”             Nghĩa là : muốn bảo vệ chính khí (sức khỏe, hệ miển dịch ) cần phải giữ gìn tinh khí –nuôi dưỡng sức lực, ổn định thần kinh,bằng các biện  pháp : giữ trong lòng- nội tâm lúc nào cũng bình an (thanh tâm ), hạn chế tham muốn (quả dục ), không làm gì quá sức (thủ chân ) , tập luyện thể dục-thể thao (luyện hình )             B/CỤ THỂ
  1. T1 :Tạo một lối sống- tinh thần luôn bình an (Thanh tâm ):  tiến tới 1 lối sống “ 3 giảm- 1 không “] giảm lo, giảm buồn, giảm  giận, không  sợ. Trong cuộc sống hằng ngày nhất là cuộc sống văn minh hiện nay đầy khẩn trương, phức tạp ,phong phú, thúc đẩy người ta phải lo nhiều ( để tìm danh -lợi –uy quyền…) , từ  lo nhiều, phát sinh buồn, giận, sợ.
Cần phân biệt 2 loại lo (lối sống) : lo vị kỷ và lo vị tha          *Lo vị kỷ (lối sống vị kỷ):chỉ lo cho bản thân mình –danh lợi ,chức tước ,quyền lực…( thậm chí có thể gây hại kẻ khác ), sẽ bị nhiều stress => sinh ra nhiều hậu quả nguy hiểm là lo buồn ,tức giận ,lo sợ          *Lo vị tha (lối sống vị tha) : lo cho người khác ,cho tập thể xã hội ,như thầy thuốc hết lòng lo cho bệnh nhân vô điều kiện vô vị lợi, thì rất ít nguy cơ gặp stress =>phát sinh buồn giận sợ )    Xét về khía cạnh y khoa thì : còn sống thì còn lo nghĩ ,vấn đề là lo cho ai ? *Lo “lành tính” chính là lo vị tha, không hạn chế ,nhưng cũng không nên quá sức *Lo “ác tính “ chính là lo vị kỷ, đầy nguy cơ sinh giận-buồn-sợ             Theo YHCT : Lo hại bộ máy tiêu hóa (tư thương tì), Buồn hại bộ máy hô hấp (bi thương phế), Giận hại bộ máy vận động (nộ thương can), Sợ hại bộ máy sinh dục, tuyến thượng thận, thận, xương tủy (khủng thương thận).Thường xuyên lo sợ là nguy hiểm nhất vì gây suy giảm miễn dịch             Khi tiến đến lối sống” 3 giảm 1 không” ,có phải là ta trở nên vô cảm ,không còn cảm xúc buồn-giận-sợ ? Chính xác là làm cách nào tránh các nguyên nhân làm cho mình phải lo-buồn-giận-sợ .Tục ngữ có câu :Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng “ ,Vậy cây muốn yên thì chỉ còn cách đừng làm gì tạo gió ,thậm chí gây bão. Vậy :              Muốn tiến lối sống “3 giảm-1 không “ cần phải :
  • Đơn giản hóa lối sống, giảm các nhu cầu (quả dục).
  • Trong mối quan hệ giữa người với người : lối sống vị tha là chính,  học tập và thực hiện tối đa các giá trị cuộc sống (living values ) ]tạo quan hệ-ứng xử tốt giữa người với người, đó là quan hệ 4T:  Tôn trọng, Tha thư ( khoan dung), Tương trợ, Thân thương …. Thực hiện  quan hệ 4T (luôn tôn trọng người khác, hay tha thứ khoan dung, thường xuyên giúp đỡ  người khác, thương yêu lẫn nhau) ] ta bớt lo-buồn-giận-sợ (ngừa stress).
 Còn nếu stress đã xảy ra thì hóa giải stress ngay bằng Tư Duy Tích Cực( Positive thinking) Cuộc sống con người, từ thời văn minh hiện đại đã trở nên phong phú, phức tạp, nhu cầu ngày càng nhiều, tạo nên nhiều tiện nghi và lạc thú nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh tật, nhất là bệnh mãn tính khó điều trị ( đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư, tâm thần, béo phì,…). Một trong những nguyên do là từ stress thái quá, kéo dài liên tục. Để ngừa- giảm stress, cũng có lúc cần thay đổi lối sống: đó là đơn giản hóa cuộc sống, giảm bớt các nhu cầu không thật sự cấp thiết và nhất là chú ý mối quan hệ ứng xử trên nền tảng vị tha, theo nguyên tắc 4T: Tôn Trọng- Tương Trợ-Tha Thứ-Thân Thương. Nhờ thay đổi lối sống ta ít bị stress xấu- độc hại, ít gặp “bão”, tuy nhiên thỉnh thoảng vẫn còn gặp stress thì phải hóa giải ngay, không để kéo dài trạng thái tâm lý “ lo-buồn-giận-sợ”. Bắng cách nào? Bằng tư duy tích cực. Tư duy tích cực là gì? Thông thường, do gặp stress ta “lo-buồn-giận-sợ” và các trạng thái cảm xúc này sẽ thể hiện ra hành động ( khóc lóc, chảy nước mắt khi buồn, la hét đỏ mặt, đập phá… khi giận, thừ người, không còn thiết ăn uống khi lo,  “sợ té đái”,…), nhưng 4 trạng thái tâm lý lo-buồn-giận-sợ này có xuất hiện nhiều, ít , thậm chí rất ngắn là tùy cách suy nghĩ, đánh giá của ta, dán nhãn, định danh về nguyên do gây stress ( stressor), vì tư duy chỉ đạo cảm xúc, cảm xúc chỉ đạo hành động. Thí dụ: chẳng may thi rớt, nếu là tư duy tiêu cực, ta nghĩ rằng đây là 1 biến cố xấu, không may,…, suy nghĩ này làm ta lo lắng( cuộc đời ta rồi sẽ ra sao?), làm ta buồn vì thua sút bạn bè, làm ta giận ( giận mình sao dốt nát, giận bạn bè không giúp đỡ), làm ta sợ ( sợ cha mẹ buồn, đánh đập ta), và thể hiện ra hành động là ta bỏ ăn, khóc lóc suốt ngày, chạy trốn cha mẹ, bạn bè…Hậu quả cuối cùng là sức khỏe suy giảm, làm mồi cho bệnh tật tấn công. Tư duy tiêu cực là thế, còn nếu ta suy nghĩ theo hướng ngược lại ( tư duy tích cực), ta nghĩ rằng thi rớt chưa chắc là điều hoàn toàn xấu, dở, rủi ro, trong cái rủi cá cái may mà,  vì  nếu cứ tiếp tục suy nghĩ tiêu cực (sẽ sinh ra đủ thứ hậu quả bất lợi) thì vẫn rớt, không hội đồng thi nào thấy mình lo-buồn-giận-sợ mà thương tình chấm lại cho đậu, vì nếu suy nghĩ tích cực cho đây là dịp may để rút kinh nghiệm, phát hiện khuyết điểm của mình mà trước đây chủ quan chưa nhận ra, ta điều chỉnh lại phương pháp học tập, gần gũi thầy cô, bạn bè hơn thì chất lượng học tập sẽ cao hơn, bản lĩnh vững chắc hơn, và kết quả kì thi tới không thể nào rớt, thậm chí đậu cao hơn, vì “thất bại là mẹ thành công”, vì” sau cơn mưa trời lại sáng” (mưa dù kéo dài cách mấy cũng phải chấm dứt để trời sáng lại), vì “ tiên trách kỉ hậu trách nhân”. Nếu suy nghĩ tích cực như thế ta chấm dứt nhanh chóng trạng thái “lo-buồn-giận-sợ” và chắc chắn không còn khóc nữa, không giận bạn nữa, không trốn chạy cha mẹ , không bỏ ăn,… Ta lập lại kế hoạch học tập mới, chăm chỉ,… cha mẹ. bạn bè sẽ khen ta, yêu thương ta vì đã dũng cảm tiến lên. Còn nếu đọc các sách xưa về các bài học của tư duy tích cực thì truyện “Tái ông mất ngựa” là 1 thí dụ rõ nét, Truyện kể rằng có 1 cụ già tên gọi Tái ông, cụ có 1 con ngựa đẹp, khỏe, là 1 vật nuôi thân thiết, hàng ngày cụ chăm sóc ngựa rất chu đáo, ngựa cũng hết sức thương mến chủ. Vậy mà 1 sáng nọ thức giấc, cụ ra chuồng ngựa thì con ngựa đã biến mất, đi tìm khắp nơi cũng không thấy. Hàng xóm nghe tin kéo qua để chia buồn cho biến cố rủi ro-bất hạnh này. Do đó khi gặp cụ ông, họ tưởng rằng ông cụ đang lo ( đi qua đi lại, miệng lẩm bẩm gì đó), tưởng rằng cụ đang buồn ( khóc tỉ tê, chạy nước mắt nước mũi), tưởng rằng cụ đang giận( vung tay đấm xuống bàn, miệng la hét” thằng khốn nạn nào dám lấy ngựa của ông”…), tưởng rằng cụ đang sợ (mặt thất thần, than thở” ôi nó lấy ngựa ta coi chừng đêm nay nó lấy cả mạng mình”). Vì lo-buồn-giận-sợ do mất con ngựa, Tái ông sẽ bỏ ăn, suốt ngày thẩn thờ ngồi yên không vận động, đêm sẽ không ngủ được, nếu kéo dài sức khỏe sẽ suy giảm, bệnh tật sẽ xuất hiện. Nhưng thực ra hàng xóm thấy Tái ông vẫn điềm tĩnh tiếp họ và còn nói ” Biết đâu đây là cái may đấy”. Với tư duy tích cực Tái ông nghĩ mất ngựa là điều may, điều tốt , do đó lo làm chi! Tại sao phải buồn! Không việc gì mà giận, và tất nhiên không có gì đáng sợ( vì đây là điều may, điều tốt mà). Hàng xóm nghĩ rằng Tái ông già lú lẫn, kéo nhau về không còn chia buồn nữa (vì thấy ông có buồn đâu mà chia!). Ba ngày sau, con ngựa trở về dẫn theo 1 chú ngựa con khỏe mạnh, rất đẹp, hàng xóm nghe tin lại kéo nhau qua để chúc mừng. Đến gặp cụ, tưởng rằng Tái ông đang nhảy nhót vui mừng, mặt mày hớn hở, nhưng thấy cụ vẫn điềm tĩnh, lại còn nói “ Biết đâu đây là cái rủi đấy”. Hàng xóm sững sờ nghĩ rằng ông cụ càng ngày càng lú lẫn, giận dữ bỏ về. Tái ông có 1 đứa con trai, thấy có chú ngựa con đẹp hàng ngày chơi đùa và leo lên cỡi. Một ngày kia đang cỡi ngựa bỗng té gãy chân. Hàng xóm nghe tin lại kéo nhau qua chia buồn, tưởng rằng ông cụ đang lo-buồn-giận-sợ nhưng cụ ông vẫn điềm tĩnh chăm sóc cho con trai, miệng lại còn nói “ Biết đâu đây là cái may đấy”, một lần nữa hàng xóm lộ vẻ bất bình trước thái độ kì quặc của Tái ông vì đối với họ đây là chuyện xui xẻo, không tốt (tư duy tiêu cực), kéo nhau bỏ về, thầm nghĩ sẽ không thăm viếng ông già quái dị này nữa. Cuối năm đó, chiến tranh xảy ra, nhà nước tổng động viên kêu lính, con trai Tái ông nhờ bị gãy chân không phải vào quân đội, nhờ vậy cha con được đoàn tụ suốt đời !!!  Hãy suy nghĩ bài thơ HÃY SỐNG TRONG THẾ GIỚI BIẾT ƠN (TƯ DUY TÍCH CỰC)                                    Hãy biết ơn những người khiến trách ta                                       Vì họ giúp ta tăng trưởng Định Tuệ.                                      Hãy biết ơn những người làm ta vấp ngã               Vì họ khiến năng lực của ta mạnh mẽ hơn.  Hãy biết ơn những người bỏ rơi ta  Vì họ đã dạy cho ta biết tự lập                                      Hãy biết ơn những người đánh đập ta Vì họ đã tiêu trừ nghiệp chướng cho ta.             Hãy biết ơn những người lường gạt ta Vì họ tăng kiến thức cho ta.             Hãy biết ơn những người làm hại ta Vì họ đã tôi luyện tâm trí của ta.                                    Hãy biết ơn tất cả những ngườI khiến ta đuợc Kiên Định Thành Tựu Bị lường gạt ta “lo buồn giận sợ” thì được gì? Tiền danh lợi đã mất, kẻ lường gạt đã trốn mất, chi bằng xem đây là kinh nghiệm bài học đắt giá, suy ngẫm lại cách làm việc, sáng suốt hơn.. về sau không ai lường gạt được mình, hơn nũa nhờ tự rèn luyện kỹ năng giao tiếp qua kinh nghiệm “xương máu”, ta thành công vượt bực, trong lòng “mang ơn” kẽ đã lường gạt mình. Hãy nhớ “ không thể thay đổi được hoàn cảnh – con người bên ngoài ta, nhưng có thể thay đổi được tư duy- cảm xúc- hành động của chính mình” Hãy nhớ “tư duy- cảm xúc-hành động TIÊU CỰC do chính mình đẻ ra, tại sao mình không đẻ ra tư duy tích cực? Buồn khổ lo sợ giận hờn do chính mình sanh ra, chính mình tự hành hạ tra tấn mình! Qua truyện này, khi gặp một sự việc không như ý, nếu nghĩ  đây là điều rủi cũng không sai, nhưng không thể thay đổi con người- hoàn cảnh (bị mất ngựa, thi rớt, bị lường gạt…) nhưng mà sẽ kéo theo tâm lý –cảm xúc tiêu cực (lo-buồn-giận-sợ). Còn nếu nghĩ ngược lại là điều may (tư duy tích cực) thì cũng có thể đúng và sẽ không phải lo-buồn-giận-sợ. Như vậy ta nên suy nghĩ theo kiểu nào khi gặp một vấn đề bất như ý??? Tóm lại, học thuyết âm dương của y học cổ truyền đã chỉ dạy ” Mọi sự vật, hiện tượng đều có 2 mặt đối lập: Âm-Dương( mặt tốt-xấu, khía cạnh vui-buồn, điều rủi-may…) và thường thì chỉ một mặt xuất hiện, mặt kia còn tiềm ẩn nhưng chắc chắn là có,và thực tế đúng như thế. Như vậy khi ta gặp bất cứ điều gì không hài lòng, cho là điều rủi thì thay vì ta suy nghĩ theo điều rủi, không tốt thì chắc chắn sẽ sinh ra lo-buồn-giận-sợ, thì ta hãy tìm mặt tích cực của vấn đề, suy nghỉ và thực hiện mặt tích cực đó thì chắc chắn cuộc sống sẽ bình an hơn,  stress sẻ nhẹ hơn.       2.T2 Chế độ ăn (ăn uống sao cho khỏe) Chế độ ăn uống để duy trì sức khỏe cần 4 yếu tố : Ngon- Bổ- Lành- Cân bằng âm dương             1/ Ngon bổ lành : dùng thực phẩm tự nhiên an toàn (hữu cơ), thô (toàn phần), tươi sống             2/Tiến tới một chế độ ăn quân bình âm dương (axit-kiềm).             -Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng và lý thuyết Otto warburg: cơ thể con người (huyết dịch) có tính hơi kiềm là tốt nhất (pH = 7,35 -7,4 ), Nếu cơ thể con người có khuynh hướng axit  thì hoạt động tế bào kém, các chức năng yếu đi, chất thải khó bài tiết ra ngoài, chuyển hóa cũng chậm theo, tăng gánh nặng cho gan thận, suy giảm sức đề kháng, dễ xuất hiện các bệnh mạn tính, trước tiên dễ bị cảm cúm, nhiễm siêu vi (dân gian gọi là trúng gió ), Đồng thời ,tình trạng axit làm cho cơ thể mau già yếu, dể mệt mỏi, tâm thần không ổn định.Yếu tố then chốt quyết định là chế độ ăn uống, thức ăn có thể chia thành nhóm sinh axit , sinh kiềm và trung tình. Những thức ăn ngon hấp dẫn phần lớn đều mang tính  sinh axit như thịt, lòng đỏ trứng ,đường trắng, hóa chất phụ gia thực phẩm, trái lại các loại rau – củ- đậu ,rong biển, trái cây  đều mang tính sinh kiềm. Chỉ riêng gạo lức là mang tính cân bằng âm dương nhất             -Chế độ ăn thịt : có nhiều đạm động vật nhưng không ở dạng đơn thuần mà ở dạng liên hợp như Nucleoprotein , lipoprotein…,trong quá trình chuyển hóa sẽ sinh axit, cho ra nhiều sản phẩm độc hại cho cơ thể như urê, acid uric, nitrit, nitrat…,chính lượng nitrit-nitrat cao trong máu sẽ phối hợp với các gốc Oxy tự do sẵn có trong cơ thể tạo thành Nitrosamin-chất gây ung thư ( có nhiều trong thịt nướng-chiên-hun khói) .do đó đối với người trưởng thành ,lượng đạm động vật nên đạt từ 25-30% trên tổng lượng đạm là thích hợp .             - Chế độ ăn chay: có ưu điểm kiềm hóa máu , nếu trong bữa ăn chay, thay gạo trắng bằng gạo lức, có đậu, mè, nấm thì không sợ thiếu chất đạm-các loại acid amin, đặc biệt một số nấm ngoài tính chất chứa nhiều đạm lại có những hoạt chất chống ung thư (nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo đen ,nấm hầu thủ) .Nếu ăn chay trường ,trong mỗi bữa ăn cần luôn luôn có đủ 4 nhóm : rau-củ-quả, bột đường, đạm thực vật (đậu- nấm), dầu thực vật. Ăn gạo lức muối mè kèm thức ăn chay thì rất tốt cho sức khỏe.             -Chọn các thức ăn uống có chứa các vitamin kháng ung ( vitA ,B ,C ,E ) , có khoáng chất chống ung thư (Mg , Kẽm ,Germanium ,Selenium )             -Tình trạng axit cũng thường xuất hiện khi lo lắng thái quá hay lao động quá sức             - Cách ăn :cần nhai kĩ lưỡng trước khi nuốt, khi nhai kỹ thức ăn đã được tiêu hóa 1 phần và được kiềm hóa 1 phần nhờ nước bọt. Chính cuộc sống hiện đại đầy khẩn trương khiến người ta ăn vội vàng (fast-food) không có thì giờ nhai, điều này chắc chắn ảnh hường không tốt đến bộ máy tiêu hóa.             -Nước uống có phẩm chất tốt : chất khoáng lượng thích hợp, không chất có hại, độ cứng vừa, chứa nhiều oxy , chứa ion bicarbonat , có tính kiềm             - Giới hạn dùng nước đá, kem lạnh dễ làm rối loạn tiêu hóa,viêm họng.       Chế độ ăn trở về thiên nhiên             1/Kiêng cữ hẳn : mở động vật (heo gà bò )             2/Hạn chế : thịt ( nướng –hun khói- chiên), muối, đường, sữa bò, trứng, hóa chất (phẩm màu, hương –vị thực phẩm, chất bảo quản, phụ gia,,,) => thực phẩm công nghiệp- đồ hộp             3/Nên ăn : thực phẩm hữu cơ (an toàn)- tươi- thô (toàn phần),chưa tinh chế : cơm gạo lức, rau (bông cải, dền, bắp cải), củ (carot… ) , đậu (đậu trái ,đậu hột:đậu đen-đỏ ) , nấm (nấm bào ngư, nấm đông cô, nấm tuyết, nấm mèo đen, nấm kim chi, nấm mỡ , nấm hầu thủ ), rong tảo biển, trái cây (táo ,dâu… ), tỏi , hành tím, rau thơm, mè đen             4/Uống đủ nước: nước khoáng kiềm ,nước trà xanh ,nước trái cây ,nước gạo lức rang, nước đậu đen, sữa đậu nành tươi (mới nấu), nước sả             5/ Nhịn ăn để thanh lọc cơ thể : từ 1 đến 3 ngày/ đợt, 1 đến 4 đợt/ năm       èTÓM LẠI  KHI ĂN UỐNG CẦN CHÚ Ý NHIỀU KIỀM HƠN AXIT       3. T3 -Tập luyện : Có nhiều phương pháp tập luyện nhằm nâng cao sức khỏe (hệ miễn dịch) :                         + Thư giãn :chống stress (thư giãn thụ động và chủ động )                         + Tự xoa bóp : thúc đẩy lưu thông khí huyết ,chống ứ trệ, như phương pháp tự xoa bóp “Cốc đại Phong “ là phương pháp tự xoa bóp tòan thn từ đầu đến chân, có tác dưng kép (của xoa bóp và vận động), làm tăng tiết Endorphin , có tác dụng tăng miễn dịch , làm sảng khoái dễ chịu , tăng sức khỏe                         +Luyện thở bụng khi mệt, căng thẳng…                         + Tập thái cực quyền : Đây là môn võ dưỡng sinh rất phù hợp cho người lớn tuổi, sức khỏe kém. Môn võ này vừa giúp vận động toàn thân, lại giúp tinh thần bình an (thiền trong thế động).Tập hương công, Yoga... cũng có lợi cho sức khỏe                         + Ngoài ra có thể tập thiền định (thiền thở )                         + Đi bộ chậm                         + Các môn thể thao : tránh quá sức       4/ T4- Thuốc :ThuốcTây ( điều trị triệu chứng )- Thuốc Đông dược hay các liệu pháp không dùng thuốc (châm cứu-xoa bóp ...) : thuốc đông y theo biện chúng luận trị             Chú ý bồi bổ hệ miễn dịch : Các dược liệu bổ tinh-khí-thần như Đỗ trọng , Ba kích, Nhân sâm, Nhung hươu nai, Linh chi,Tâm sen…   IV/BÀN LUẬN :       1/Để phòng ngừa, các liệu pháp trên khó thực hiện ở người còn trẻ khỏe ,còn ham danh lợi ,chưa từng bị bệnh nặng , còn thích ăn ngon mặc đẹp đua đòi…       2/Phương pháp trên phù hợp với người lớn tuỗi , sức khỏe kém ,cuộc đời đã qua nhiều phong ba bão táp ,ba chìm bãy nổi ,đã nếm đủ các lạc thú cũng như  đã chịu nhiều đau khổ ,do đó dễ thấm thía các giá trị cuộc sống (quan hệ 4T => Tôn trọng- Tương trợ- Tha thứ- Thân thương), tư duy tích cực,  luật nhân quả .    V/KẾT LUẬN :             Con đường bệnh tật  đầy đau khổ, Y học cỗ truyền có thể phòng bệnh- giảm nguy cơ bệnh, hạn chế tái phát tiến tới SỐNG KHÔNG BỆNH bằng cách giúp bồi dưỡng nội lực (chính khí ) làm tăng sức đề kháng với bệnh tật , đó là liệu pháp 4T :
  • T1  ] T inh thần –tâm lý : bình an thỏai mái , giảm stress ( lối sống 3 giảm -1 không )
  • T2  ]T hực phẩm quân bình âm dương (axit- kiềm) ] thực phẩm hữu cơ, tươi sống - thô: nhiều rau củ quả đậu nấm, gạo lức tốt hơn gạo trắng, hạn chế thực phẩm đông lạnh- chế biến- công nghiệp (đồ hộp)
  • T3  ]T ập luyện  thường xuyên luôn kết hợp với thở sâu- thở bụng
  • T4  ]T huốc tù cây cỏ, chú ý dược liệu bổ tinh-khí thần, kết hợp thuốc Tây nếu thực sự cần thiết
ThsBs Quan Vân Hùng    UV. BCH. Hội Đông y TP HCM PGĐ Trungtâm y võ-dưỡng sinh.  Chủ nhiệm CLB 4 T Sg                             Tags kiến thức y học phổ thông kien thuc y hoc pho thong Sống không bệnh: liệu pháp 4T song khong benh lieu phap 4t

Bài viết khác

  • TRẺ HOÁ CỘT SỐNG (PHÒNG NGỪA- ĐIỀU TRỊ TOÀN DIỆN THOÁI HÓA CỘT SỐNG)
  • NÂNG CAO SỨC ĐỀ KHÁNG ĐỂ GÓP PHẦN PHÒNG NHIỄM CÚM VIRUS CORONA BẰNG Y HỌC CỔ TRUYỀN
  • Tuần thứ 1 và 2 của thai kỳ
  • Tuần thứ 3 của thai kỳ
  • Tuần thứ 4 của thai kỳ
  • Tuần thứ 5 của thai kỳ
  • Tuần thứ 6 của thai kỳ
  • Tuần thứ 7 của thai kỳ
  • Tuần thứ 8 của thai kỳ
  • Tuần thứ 9 của thai kỳ
Tin chuyên ngành
  • Nhi khoa
  • Kiến thức y học phổ thông
  • Thông tin khoa học
  • Báo cáo khoa học
  • Lịch tiêm chủng
  • Giới thiệu gói dịch vụ tầm soát ung thư
  • Danh mục kỹ thuật thực hiện tại BV
  • Sản khoa
  • Phụ khoa
  • Tầm soát tiền sản và sơ sinh
  • Dược Khoa
Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Ban Giám Đốc
  • Phòng Kế hoạch tổng hợp - Tổ chức - Tài vụ
  • Phòng Hành chính quản trị
  • Phòng Điều Dưỡng
  • Khoa Dinh dưỡng
  • Khoa Chẩn đoán
  • Khoa Nhi
  • Khoa Hiếm muộn vô sinh
  • Khoa Phụ - KHHGĐ
  • Khoa Sanh
  • Khoa Hậu sản - Hậu phẫu
  • Khoa Cấp cứu - Phẫu thuật
  • Khoa Dược
  • Khoa Phòng Chống Nhiễm Khuẩn
  • Khoa Xét Nghiệm
  • Trang chủ
  • Lịch tiêm ngừa
  • KHOA HIẾM MUỘN - VÔ SINH BỆNH VIỆN PHỤ SẢN NHI BÌNH DƯƠNG
  • Hỏi & Đáp
  • Bảng giá viện phí
  • Giới thiệu
  • Lịch làm việc
  • Dịch Vụ
  • Ban Giám Đốc
  • Đào tạo
  • Các Khoa - Phòng Của Bệnh Viện
  • Tin Tức & Sự Kiện
  • Dành cho khách hàng
  • Đăng ký khám bệnh
  • Liên hệ

Từ khóa » Nguyên Tắc 4t