Sông Ngòi Của Việt Nam Có đặc điểm Gì?
Có thể bạn quan tâm
- Tin tức
- Cơ chế - Chính sách +
- Văn bản mới
- Phản biện
- Công bố quốc tế
- Vấn đề hôm nay
- Khoa học - Công nghệ +
- Tin khoa học - công nghệ
- Chợ công nghệ
- Người bảo vệ môi trường
- Hội thảo - Triển lãm
- Nghiên cứu mới
- Môi trường +
- Thực trạng
- Giải pháp
- Mô hình
- Tổng quan môi trường
- Phân loại rác tại nguồn
- Đô thị +
- Quản lý - Quản trị
- Công trình xanh
- Chuyện phố phường
- Diễn đàn +
- Hộp thư
- Xác minh thư bạn đọc
- Bạn có biết?
- Đất nước - Con người +
- Quê hương tôi
- Vùng đất văn hóa Hồ Gươm
- Khu công nghiệp +
- Hiện trạng
- Kết nối Khu công nghiệp
Hộp thư
Sông ngòi của Việt Nam có đặc điểm gì?
- Cập nhật: Thứ tư, 9/3/2022 | 6:04:27 PM
QLMT - Hỏi: Việt Nam là một trong những quốc gia có hệ thống sông ngòi dày đặc. Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, sông ngòi của nước ta có đặc điểm gì?
Trả lời: Đặc điểm sông ngòi nước ta là: - Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn. - Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa. - Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa. - Sông ngòi chảy theo 2 hướng chính: Tây Bắc - Đông Nam và hướng vòng cung. Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa Giải thích cụ thể những đặc điểm nêu trên của sông ngòi nước ta: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước nhưng ít sông lớn Theo số liệu thống kê hiện nay, Việt Nam có khoảng hơn 2300 con sông dài trên 10km. Trong đó, có tới 93% là những con sông ngắn và nhỏ. Còn các con sông lớn như sông Mê Công, sông Hồng chỉ có phần trung và hạ lưu chảy qua lãnh thổ nước ta, tạo nên các đồng bằng châu thổ rộng lớn và vô cùng phì nhiêu. Lượng nước trên hệ thống sông ngòi của nước ta thay đổi theo mùa Do khí hậu nước ta có 2 mùa chủ yếu là mùa khô và mùa mưa được phân hóa rõ rệt. Tuy nhiên, thời gian xuất hiện mùa mưa thường có sự khác nhau giữa các vùng miền và khu vực, nó thường chậm dần từ Bắc vào Nam. Chẳng hạn như Tây Nguyên và Nam Bộ có mùa mưa trùng với mùa hè. Còn tháng nóng cực đại ở miền Bắc thường vào từ tháng 8. Riêng sông miền Trung có thêm đỉnh tiểu lũ tập trung vào đầu mùa hè (tháng 5 đến tháng 6), mùa nước lũ sẽ rơi vào khoảng từ tháng 11 đến tháng 12. Sự chênh lệch lượng nước giữa 2 mùa rất rõ rệt. Trong mùa lũ, nước sông chiếm 60 – 90% lưu lượng cả năm, còn mùa cạn chỉ khoảng 20 – 30%. Tháng đỉnh lũ chiếm 25 – 30% lưu lượng nước cả năm. Còn tháng kiệt lũ thì lưu lượng nước chỉ còn 1 – 2% lưu lượng cả năm. Đôi khi sông còn cạn hết nước và để trơ ra đáy. Nhìn chung, lượng nước sông ngòi của Việt Nam khá phong phú do được kết hợp với lượng nước chảy từ nước ngoài vào. Theo các nghiên cứu gần đây thì lưu lượng nước bình quân trên các sông ngòi của Việt Nam là 26.600 m3/s. Tổng lượng nước trung bình vào khoảng hơn 800 tỷ m3/ năm. Trong đó phần nước sinh ra trên lãnh thổ chiếm 38,5%, nguồn nước từ Việt Nam sang các nước xung quanh là 1,5% và 60% là lượng nước chảy từ bên ngoài vào nước ta. Sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa Sông ngòi của nước ta chảy trên miền địa hình dốc cùng với sức xâm thực rất mạnh nên có hàm lượng phù sa vô cùng lớn, trung bình khoảng 226 tấn/ km2/ năm. Với tổng lượng phù sa đạt trung bình khoảng 200 triệu tấn/ năm. Trong đó, sông Cửu Long là 70 triệu tấn, sông Hồng là 120 triệu tấn, còn lại là những sông khác. Việc sông ngòi của nước ta có nhiều phù sa còn do nhiều nơi có sự suy giảm độ bao phủ của rừng, những nơi đó, độ đục của sông có thể lên tới 600 – 700g/m3, còn những nơi có nhiều đá vôi, độ đục giảm xuống còn khoảng 70g/m3 (có nghĩa là ít phù sa hơn). Chảy theo 2 hướng Tây Bắc Đông Nam hoặc vòng cung Địa hình Việt Nam có ảnh hưởng rất lớn tới hướng chảy của các dòng sông. Với địa hình đồi núi chủ yếu theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, nên các con sông cũng có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Chẳng hạn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đà, sông Cả, sông Đà, sông Mã,… Còn những con sông chảy hướng vòng cung thường xuất hiện chủ yếu ở các vùng Đông Bắc như sông Lục Nam, sông Thương, sông Cầu,… Ngoài ra, sông chảy theo hướng Tây sang Đông có sông Thu Bồn Sông ngòi đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của một quốc gia nói chung và của Việt Nam nói riêng. Đó cũng là nơi có hệ sinh thái động thực vật vô cùng phong phú. Tuy nhiên, như nhiều nước trên thế giới, sông ngòi của Việt Nam hiện nay đang bị suy thoái về cả quy mô diện tích và chất lượng nguồn nước do ô nhiễm môi trường, xâm lấn lòng sông, khai thác tài nguyên cát sỏi, biến đổi khí hậu... Vì vậy cần đưa ra được những biện pháp bảo vệ kịp thời, để không làm mất đi những đặc điểm vốn có của sông ngòi Việt Nam CHUYÊN TRANG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
Tags Sông ngòi Việt Nam đặc điểm
Các tin khác
Sẽ có Bộ tiêu chí đánh giá đô thị thông minh
Cử tri tỉnh Lạng Sơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền xây dựng bộ tiêu chí để đánh giá đô thị đạt đô thị thông minh, có cơ chế ưu đãi cho các đô thị phát triển theo mô hình đô thị thông minh.
Khoảng cách an toàn về môi trường đối với cụm công nghiệp
Khoảng cách ly (khoảng cách an toàn về môi trường) của các xí nghiệp công nghiệp tuân thủ theo quy hoạch xây dựng được duyệt.
Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?
Bạn đọc hỏi: Gần đây có một số dự án đốt rác phát điện được xây dựng và đưa vào vận hành như tại Hà Nội, Bắc Ninh, Cần Thơ, Bình Dương... Vậy xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết, Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà máy đốt rác phát điện?
Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?
Hỏi: Xin Chuyên trang Quản lý môi trường cho biết: Hệ thống thông tin quốc gia về khu công nghiệp, khu kinh tế được xây dựng như thế nào?