Sông Tô Lịch Thơ Mộng 2000 Năm Tuổi Bị 'bức Tử' Như Thế Nào?

  • icon

    1889

  • icon

    1882

  • icon

    1890

Đáp án B.Cho đến trước khi bị lấp một phần, sông Tô bắt nguồn từ sông Hồng chảy từ Đông sang Tây rồi xuôi xuống phía Nam Hà Nội. Hồ sơ lưu trữ của người Pháp cho thấy sông có chiều dài 30km, bề ngang rất rộng và là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ phía Đông vào thành Thăng Long. Xung quanh sông có đến 30 làng xã dựa vào dòng nước vừa trong vừa mát ấy mà ra đời, thịnh suy theo dòng nước. Ngày 25/4/1882, Thành Hà Nội thất thủ. Người Pháp sau khi vào thành đã dần dần thực hiện kế hoạch biến Thăng Long thành một tiểu Pari. Bắt đầu từ năm 1889, họ lấp dần các cửa chính của sông và nhiều đoạn sông để thực hiện mở đường, xây nhà quanh đó. Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa). Sông Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa. Dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: Từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay). Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì... Sông Tô Lịch ngày nay thực tế chỉ còn giữ lại được 13,7km chiều dài so với 30 km hồi xưa.

Từ khóa » Hình ảnh Sông Tô Lịch Ngày Xưa