Sóng Vô Tuyến – Wikipedia Tiếng Việt

Sóng vô tuyến (tiếng Anh: radio wave, gọi tắt là radio) là một kiểu bức xạ điện từ với bước sóng trong phổ điện từ dài hơn vi ba. Sóng vô tuyến có tần số từ 3 kHz tới 300 GHz, tương ứng bước sóng từ 100.000 km tới 1 mm. Giống như các sóng điện từ khác, chúng truyền với vận tốc ánh sáng. Sóng vô tuyến xuất hiện tự nhiên do sét, hoặc bởi các đối tượng thiên văn. Sóng vô tuyến do con người tạo nên dùng cho radar, phát thanh, liên lạc vô tuyến di động và cố định, thông tin vệ tinh, các mạng máy tính, các hệ thống dẫn đường khác, và nhiều ứng dụng khác. Các tần số khác nhau của sóng vô tuyến có đặc tính truyền lan khác nhau trong khí quyển Trái Đất; sóng dài truyền theo đường cong của Trái Đất, sóng ngắn nhờ phản xạ từ tầng điện ly nên có thể truyền rất xa, các bước sóng ngắn hơn bị phản xạ yếu hơn và truyền trên đường nhìn thẳng.

Biểu đồ điện trường (E) và từ trường (H) do sóng vô tuyến phát ra từ một anten phát vô tuyến đơn cực (đường thẳng đứng nhỏ màu đen ở trung tâm). Trường E và H vuông góc với phương truyền sóng.

Khám phá và ứng dụng

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Lịch sử vô tuyến
Hệ số truyền khí quyển Trái Đất (hay độ chắn) với các bước sóng khác nhau trong phổ điện từ, gồm cả sóng vô tuyến.

Sóng vô tuyến lần đầu được dự báo bởi tác phẩm toán học xuất bản năm 1867 do James Clerk Maxwell viết.[1] Maxwell nhận thấy các tính chất giống sóng của ánh sáng và tương đồng trong các quan sát về từ trường và điện trường. Sau đó ông đề xuất các phương trình mô tả sóng ánh sáng và sóng vô tuyến như sóng điện từ truyền trong không gian. Năm 1887, Heinrich Hertz đã chứng minh tính chính xác sóng điện từ của Maxwell bằng cách thử nghiệm tạo ra sóng vô tuyến trong phòng thí nghiệm của mình.[2] Ngay sau đó rất nhiều phát minh đã được khám phá, từ đó sóng vô tuyến đã được sử dụng để truyền thông tin qua không trung.

Truyền lan

[sửa | sửa mã nguồn] Bài chi tiết: Truyền lan vô tuyến

Nghiên cứu hiện tượng điện từ như phản xạ, khúc xạ, nhiễu xạ, phân cực và hấp thụ là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu cách sóng vô tuyến truyền đi trong môi trường không gian tự do và trên bề mặt Trái Đất. Tần số khác nhau sẽ chịu các ảnh hưởng khác nhau trong khí quyển.

Vận tốc, bước sóng và tần số

[sửa | sửa mã nguồn]

Sóng vô tuyến truyền với vận tốc ánh sáng trong chân không.[3][4] Nếu sóng vô tuyến đập vào vật thể dẫn điện có kích thước bất kỳ, nó sẽ đi chậm lại phụ thuộc vào độ từ thẩm và hằng số điện môi.

Bước sóng là khoảng cách từ một đỉnh sóng này tới đỉnh sóng kế tiếp, tỉ lệ nghịch với tần số. Khoảng cách sóng vô tuyến đi được trong 1 giây ở chân không là 299.792.458 mét, đây là bước sóng của tín hiệu vô tuyến 1 Hertz. Một tín hiệu vô tuyến 1 Megahertz có bước sóng là 299 mét.

Liên lạc vô tuyến

[sửa | sửa mã nguồn]

Để thu được tín hiệu vô tuyến, ví dụ như từ các đài vô tuyến AM/FM, cần một anten vô tuyến. Tuy nhiên, anten sẽ nhận được hàng ngàn tín hiệu vô tuyến tại một thời điểm, một bộ dò sóng vô tuyến là cần thiết để điều chỉnh tới một tần số cụ thể (hay dải tần số).[5] Điều này được thực hiện thông qua một khung cộng hưởng (đây là một mạch với tụ điện và cuộn cảm). Khung cộng hưởng được thiết kế để cộng hưởng với một tần số cụ thể (hay băng tần), do đó khuếch đại sóng sin ở tần số vô tuyến cần thu, trong khi bỏ qua các sóng sin khác. Thông thường, hoặc điện cảm hoặc tụ điện sẽ được điều chỉnh, cho phép người dùng thay đổi tần số muốn thu.[6]

Trong y tế

[sửa | sửa mã nguồn]

Năng lượng tần số vô tuyến (RF) đã được dùng trong điều trị y tế hơn 75 năm qua[7] nói chung từ các ca phẫu thuật xâm lấn tối thiểu và động máu, bao gồm cả điều trị ngưng thở khi ngủ.[8] Chụp cộng hưởng từ (MRI) dùng tần số vô tuyến để tạo ra hình ảnh về cơ thể con người.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn] Tra sóng vô tuyến trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • Thiên văn vô tuyến

Ghi chú

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Harman, Peter Michael (1998). The natural philosophy of James Clerk Maxwell. Cambridge, England: Cambridge University Press. tr. 6. ISBN 0-521-00585-X.
  2. ^ “Heinrich Hertz: The Discovery of Radio Waves”. Juliantrubin.com. Truy cập ngày 8 tháng 11 năm 2011.
  3. ^ “FREQUENCY & WAVELENGTH CALCULATOR”.
  4. ^ “NRAO: Revealing the Hidden Universe”. Truy cập 26 tháng 9 năm 2015.
  5. ^ Brain, Marshall (ngày 7 tháng 12 năm 2000). “How Radio Works”. HowStuffWorks.com. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  6. ^ Brain, Marshall (ngày 8 tháng 12 năm 2000). “How Oscillators Work”. HowStuffWorks.com. Truy cập ngày 11 tháng 9 năm 2009.
  7. ^ Ruey J. Sung and Michael R. Lauer (2000). Fundamental approaches to the management of cardiac arrhythmias. Springer. tr. 153. ISBN 978-0-7923-6559-4.
  8. ^ Melvin A. Shiffman, Sid J. Mirrafati, Samuel M. Lam and Chelso G. Cueteaux (2007). Simplified Facial Rejuvenation. Springer. tr. 157. ISBN 978-3-540-71096-7.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • James Clerk Maxwell, "A Dynamical Theory of the Electromagnetic Field", Philosophical Transactions of the Royal Society of London 155, 459-512 (1865).
  • Heinrich Hertz: "Electric waves; being researches on the propagation of electric action with finite velocity through space" (1893). Cornell University Library Historical Monographs Collection. Reprinted by Cornell University Library Digital Collections.
  • Karl Rawer: "Wave Propagation in the Ionosphere". Kluwer, Dordrecht 1993. ISBN 0-7923-0775-5
  • x
  • t
  • s
Viễn thông (tổng quát)
Lịch sử
  • Đèn hiệu
  • Phát thanh
  • Hệ thống bảo vệ cáp
  • Truyền hình cáp
  • Vệ tinh thông tin
  • Mạng máy tính
  • Nén dữ liệu
    • Định dạng mã hóa âm thanh
    • Biến đổi cosin rời rạc
    • Nén ảnh
    • Định dạng mã hóa video
  • Phương tiện truyền thông kỹ thuật số
    • Internet video
    • Dịch vụ lưu trữ video
    • Phương tiện truyền thông mạng xã hội
    • Phương tiện truyền phát trực tiếp
  • Trống
  • Định luật Edholm
  • Máy điện báo
  • Fax
  • Máy đo điện tâm đồ
  • Máy điện báo thủy lực
  • Thời đại Thông tin
  • Cách mạng thông tin
  • Lịch sử Internet
  • Truyền thông đại chúng
  • Lịch sử điện thoại di động
    • Điện thoại thông minh
  • Thông tin quang
  • Điện báo quang học
  • Máy nhắn tin
  • Photophone
  • Điện thoại di động trả trước
  • Lịch sử phát thanh
  • Điện thoại vô tuyến
  • Vệ tinh thông tin
  • Semaphore
  • Chất bán dẫn
    • Linh kiện bán dẫn
    • MOSFET
    • Transistor
  • Tín hiệu khói
  • Viễn thông
  • Điện báo
  • Máy điện thoại (teletype)
  • Điện thoại
  • The Telephone Cases
  • Truyền hình
    • Truyền hình kỹ thuật số
    • Truyền hình Internet
  • Cáp thông tin liên lạc tàu ngầm
  • Videotelephony
  • Ngôn ngữ huýt sáo
  • Cách mạng không dây
Người tiên phong
  • Nasir Ahmed
  • Edwin Howard Armstrong
  • Mohamed M. Atalla
  • John Logie Baird
  • Paul Baran
  • John Bardeen
  • Alexander Graham Bell
  • Tim Berners-Lee
  • Jagadish Chandra Bose
  • Walter Houser Brattain
  • Vinton Cerf
  • Claude Chappe
  • Yogen Dalal
  • Donald Davies
  • Thomas Edison
  • Lee de Forest
  • Philo Farnsworth
  • Reginald Fessenden
  • Elisha Gray
  • Oliver Heaviside
  • Erna Schneider Hoover
  • Harold Hopkins
  • Bob Kahn
  • Dawon Kahng
  • Cao Côn
  • Narinder Singh Kapany
  • Hedy Lamarr
  • Innocenzo Manzetti
  • Guglielmo Marconi
  • Robert Metcalfe
  • Antonio Meucci
  • Jun-ichi Nishizawa
  • Radia Perlman
  • Alexander Stepanovich Popov
  • Johann Philipp Reis
  • Claude Shannon
  • Henry Sutton
  • Nikola Tesla
  • Camille Tissot
  • Alfred Vail
  • Charles Wheatstone
  • Vladimir K. Zworykin
Môi trường
  • Cáp đồng trục
  • Truyền thông sợi quang
    • Sợi quang học
  • Giao tiếp quang trong không gian tự do
  • Giao tiếp phân tử
  • Sóng vô tuyến
    • Wireless
  • Đường dây truyền tải
    • Mạch truyền dữ liệu
    • Mạch viễn thông
Ghép kênh
  • Nhiều quyền truy cập phân chia theo không gian
  • Ghép kênh phân chia tần số
  • Ghép kênh phân chia thời gian
  • Ghép kênh phân chia-phân cực
  • Ghép kênh xung góc quỹ đạo
  • Đa truy cập phân chia theo mã
Khái niệm
  • Giao thức truyền thông
  • Mạng máy tính
  • Truyền dữ liệu
  • Lưu trữ và chuyển tiếp
  • Thiết bị viễn thông
Loại mạng
  • Mạng thiết bị di động
  • Ethernet
  • ISDN
  • Mạng cục bộ
  • Điện thoại di động
  • Mạng thế hệ mới
  • Mạng điện thoại chuyển mạch công cộng
  • Mạng vô tuyến
  • Mạng truyền hình
  • Điện tín
  • UUCP
  • Mạng diện rộng
  • Mạng không dây
  • Mạng khu vực Internet
  • Mạng nano
Mạng đáng chú ý
  • ARPANET
  • BITNET
  • CYCLADES
  • FidoNet
  • Internet
  • Internet2
  • JANET
  • NPL network
  • Usenet
  • x
  • t
  • s
Phổ vô tuyến

ELF 3 Hz 30 Hz

SLF 30 Hz 300 Hz

ULF 300 Hz 3 kHz

VLF 3 kHz 30 kHz

LF 30 kHz 300 kHz

MF 300 kHz 3 MHz

HF 3 MHz 30 MHz

VHF 30 MHz 300 MHz

UHF 300 MHz 3 GHz

SHF 3 GHz 30 GHz

EHF 30 GHz 300 GHz

THF 300 GHz 3 THz

  • x
  • t
  • s
Phổ điện từ
← tần số cao hơn       bước sóng dài hơn → Tia Gamma · Tia X · Tia cực tím · Nhìn thấy được · Hồng ngoại · Bức xạ Terahertz · Vi ba · Vô tuyến
Nhìn thấy được (quang học)Tím · Xanh lam · Xanh lá cây · Vàng · Cam · Đỏ
Vi baBăng W · Băng V · Băng Q · Băng Ka · Băng K · Băng Ku · Băng X · Băng S · Băng C · Băng L
Vô tuyếnEHF · SHF · UHF · VHF · HF · MF · LF · VLF · ULF · SLF · ELF
Các loại bước sóngVi ba · Sóng ngắn · Sóng trung · Sóng dài

Bản mẫu:Radiation

Từ khóa » đặc điểm Các Loại Sóng Vô Tuyến