{SOS} 11 Tác Hại Của Rượu Bia đối Với Sức Khỏe Con Người – Đọc Ngay

Sử dụng rượu bia là thói quen đã tồn tại lâu đời ở Việt Nam, chúng được coi là phương tiện giao tiếp xã hội. Tuy nhiên, có một sự thật cần phải biết là lạm dụng rượu bia sẽ để lại những hệ lụy khôn lường cho sức khỏe, xã hội. Dưới đây là 11 tác hại của rượu bia đối với sức khỏe, cần chú ý.

5/5 - (50 bình chọn)
  1. 1. Bia rượu hại nhiều hơn lợi
  2. 2. 11 tác hại của rượu bia ảnh hưởng tới sức khỏe, cần cảnh giác
    1. 2.1. Rượu bia có thể gây ra các bệnh về gan
    2. 2.2. Ảnh hưởng tới não bộ
    3. 2.3. Rượu bia ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động tình dục
    4. 2.4. Tác hại rượu bia là tăng cân, béo phì
    5. 2.5. Rượu bia tác động tới hệ thống tim mạch và huyết áp
    6. 2.6. Có nguy cơ mắc bệnh gout (gút)
    7. 2.7. Tác hại của rượu bia là gì? Gây viêm loét dạ dày – tá tràng
    8. 2.8. Có nguy cơ gây ung thư
    9. 2.9. Có nguy cơ dẫn đến bệnh tâm thần
    10. 2.10. Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch
    11. 2.11. Gây ra bệnh phổi
  3. 3. Hạn chế bia rượu để bảo vệ sức khỏe của bạn
  4. Kết luận chung

1. Bia rượu hại nhiều hơn lợi

Bia, rượu vang, rượu gạo – là những đồ uống chứa cồn ethanol ở nồng độ khác nhau. Ở bia thường là 5% lượng cồn, rượu vang chừng 9 – 16%, rượu mạnh có thể là 40 – 45%.

Cồn trong rượu bia có tác dụng sinh năng lượng, tuy nhiên đó lại là năng lượng rỗng, không có giá trị dinh dưỡng.

Uống 1 – 2 ly rượu/ngày giúp thư giãn, cho bạn trạng thái hưng phấn. Bia cũng có một số vitamin, khoáng chất như B12, B6, selen, magie nhưng với hàm lượng thấp so với thức ăn. Tuy nhiên, đó là lượng vừa phải, còn nghiện rượu, lạm dụng rượu bia hàng ngày thì sẽ gây ra nhiều hệ lụy:

  • Tai nạn giao thông
  • Mất trật tự xã hội
  • Giảm năng suất lao động
  • Ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình
  • Có thể gây ra nhiều hệ lụy không tốt cho sức khỏe.

tác hại của rượu bia

2. 11 tác hại của rượu bia ảnh hưởng tới sức khỏe, cần cảnh giác

2.1. Rượu bia có thể gây ra các bệnh về gan

Khi uống rượu bia, chất cồn được hấp thụ nhanh chóng vào máu qua niêm mạc dạ dày và ruột. Tuy nhiên, chỉ có khoảng10% lượng cồn được đào thải qua đường mồ hôi, hơi thở, nước tiểu, 90% còn lại đi thẳng qua gan.

Do đó, nếu tần suất uống rượu bia nhiều, theo thời gian gan sẽ bị tổn thương do phải làm việc liên tục để đào thải độc tố ra ngoài. Đồng thời, gan tích tụ chất béo gây hạn chế lưu lượng máu đến các tế bào gan dẫn đến suy giảm chức năng gan. Đồng thời, đây cũng là nguyên nhân gây ra các bệnh lý gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan, nghiêm trọng hơn là ung thư gan.

Lạm dụng bia rượu khiến gan quá tải, dễ tổn thương

Lạm dụng bia rượu khiến gan quá tải, dễ tổn thương

2.2. Ảnh hưởng tới não bộ

Khi nghiện rượu bia, một lượng cồn lớn đi vào cơ thể sẽ gây ra tình trạng rối loạn não bộ khiến cho não mất kiểm soát không điều chỉnh được các hoạt động của trung tâm dưới vỏ não. Từ đó, gây ra các hành vi mất kiểm soát như: đi đứng loạng choạng, phản ứng chậm chạp, có nhiều hành động xấu liều lĩnh hơn…

2.3. Rượu bia ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và hoạt động tình dục

Đối với nam giới, nồng độ cồn trong máu từ 8 – 10g/100cc đủ làm giãn nở mạch máu. Điều này cản trở quá trình quan hệ, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.

Còn với phụ nữ, nghiện rượu có thể làm suy yếu vùng hạ đồi – tuyến yên và buồng trứng dẫn đến trứng không rụng. Đồng thời, rượu bia còn gây rối loạn kinh nguyệt và có nguy cơ sinh non…

2.4. Tác hại rượu bia là tăng cân, béo phì

Như đã nói ở trên, calo từ rượu là “calo rỗng”, có nghĩa là chúng có ít lợi ích từ dinh dưỡng. Vì vậy, việc thêm calo thông qua uống rượu bia sẽ dẫn đến tăng cân. Theo nghiên cứu, 1gram cồn cung cấp 7 kcal, mỗi lon bia cung cấp tới 150 kcal, chưa kể tới việc mọi người khi uống bia đều nạp vào cơ thể rất nhiều. Khi năng lượng nạp vào cơ thể quá nhiều trong khi năng lượng tiêu hao từ hoạt động thể lực ít sẽ dẫn đến tăng cân, béo phì.

Thêm nữa, việc uống rượu bia còn có khả năng kích thích hệ tiêu hóa. Yếu tố này khiến chúng ta có thể ăn nhiều hơn, cảm giác no đến chậm hơn gây khó khăn cho việc kiểm soát lượng thực phẩm đi vào cơ thể.

Uống nhiều rượu bia dễ tăng cân, béo phì

Uống nhiều rượu bia dễ tăng cân, béo phì

2.5. Rượu bia tác động tới hệ thống tim mạch và huyết áp

Bệnh tim mạch đang là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu tại Việt Nam. Thực tế, uống rượu bia thường xuyên có thể gây tổn thương tim, dẫn đến các bệnh về cơ tim mạch, được gọi là bệnh cơ tim.

Bên cạnh đó, cả hai tình trạng nghiện rượu cấp tính hoặc mạn tính đều ảnh hưởng đến huyết áp. Chưa kể nếu uống nhiều hoặc kéo dài liên tục có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như: rối loạn nhịp tim, rung nhĩ, thiếu máu cơ tim, suy tim…

2.6. Có nguy cơ mắc bệnh gout (gút)

Theo các chuyên gia y tế, tồn đọng nhiều cồn trong máu là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh gút. Đây cũng là lý do vì sao tỷ lệ bệnh gút ở nam giới thường cao hơn nữ.

Khi uống nhiều rượu bia, chất cồn dư thừa sẽ tích tụ lại, theo thời gian gây ra tình trạng rối loạn trong quá trình trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng.  Đồng thời, cồn ức chế sự đào thải của acid uric, lâu dần chúng tích tụ trong các ổ khớp, từ đó gây ra đau gout cấp tính. Người càng uống nhiều rượu bia thì mức độ bệnh càng nghiêm trọng.

Cồn ức chế đào thải axit uric gây ra cơn đau gout cấp tính

Tác hại của rượu bia là có nguy cơ mắc bệnh gout

2.7. Tác hại của rượu bia là gì? Gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Theo các chuyên gia về tiêu hóa, rượu bia sẽ phá hủy lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Không chỉ vậy, chúng tăng tiết acid phá hủy niêm mạc dạ dày, viêm loét dạ dày với các triệu chứng như ợ chua, đầy hơi, chướng bụng, nóng rát…

Với những người đã bị viêm loét dạ dày, thường xuyên uống rượu bia gây áp lực CO2 tại dạ dày, tăng tấn công vào các vết tổn thương và làm cho tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng. Thậm chí, người bệnh còn đứng trước nguy cơ xuất huyết, thủng hoặc ung thư dạ dày.

2.8. Có nguy cơ gây ung thư

Tổ chức Nghiên cứu ung thư quốc tế xếp rượu bia là chất gây ung thư thuộc nhóm 1. Tức là có nguy cơ cao gây ung thư tương tự như thuốc lá, amiang hay bức xạ ion hóa.

Thường xuyên uống rượu bia là nguyên nhân liên quan trực tiếp tới ung thư khoang miệng, vòm họng, thanh quản, đại – trực tràng, gan. Vì vậy, mỗi chúng ta nên chú ý mức nguy hiểm này để hạn chế rượu bia nạp vào cơ thể.

2.9. Có nguy cơ dẫn đến bệnh tâm thần

Rượu là chất tác động tâm thần mạnh. Sử dụng rượu nhiều sẽ gây ra các bệnh lý rối loạn tâm thần. Rượu cũng làm hoang tưởng, ảo giác, kích động vận động nặng ở giai đoạn cấp của bệnh. Đồng thời, làm tăng lo âu, sầu uất, trầm cảm, gia tăng các ý tưởng tự sát và xu hướng kích động tấn công.

2.10. Ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch

Rượu bia làm giảm khả năng chống lại sự tấn công vi khuẩn và phòng ngừa bệnh tật của hệ miễn dịch. Chính vì thế mà những người say rượu dễ bị cảm, trúng gió…

Tác hại của rượu bia là suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể

Tác hại của rượu bia là suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể

2.11. Gây ra bệnh phổi

Theo nghiên cứu, khoảng 5% lượng cồn trong máu sẽ nhanh chóng khuếch tán vào trong các phế nang. Tại đây, cồn sẽ được làm ấm và chuyển thành dạng hơi mà khi chúng ta thở ra, các phân tử hơi sẽ là tiêu chí để đo lượng cồn trong hơi thở.

Nếu uống rượu trong thời gian dài, cồn sẽ làm mất đi chất chống oxy hóa quan trọng trong phổi, từ đó phổi có thể bị tổn thương vĩnh viễn. Vì vậy, những người nghiện rượu dễ mắc bệnh nguy hiểm như viêm phổi, lao.

3. Hạn chế bia rượu để bảo vệ sức khỏe của bạn

Sử dụng bia rượu là nếp sống, văn hóa của người Việt trong những ngày lễ tết, giỗ chạp, ma chay, cưới hỏi, liên hoan… Uống rượu không xấu nhưng uống như thế nào để vừa đủ và đảm bảo sức khỏe thì không phải ai cũng biết. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, mỗi người cần lưu ý những điều sau:

  • Liều lượng: Bia, rượu vang, rượu mạnh có nồng độ cồn khác nhau. Một đơn vị rượu là 10g cồn tương đương ¾ lon bia 330ml, 135ml rượu vang. Khi uống chúng ta chỉ nên sử dụng ở mức dưới 2 đơn vị cồn/ngày với nam và 1 đơn vị cồn/ngày với nữ.
  • Uống chậm rãi, nếu rượu mạnh có thể làm loãng độ cồn để giảm kích ứng vào dạ dày.
  • Không nên uống rượu khi đói. Điều này sẽ làm tăng kích ứng dạ dày, dễ gây viêm loét dạ dày.
  • Trước khi uống rượu nên uống nước lọc, nước ép hoa quả, nước súp, ăn thức ăn giàu protein để làm chậm quá trình hấp thu rượu vào máu.
  • Không nên uống rượu với đồ uống có gas, điều này sẽ làm quá trình hấp thụ cồn vào máu nhanh hơn.
  • Với những trường hợp đang sử dụng thuốc aspirin thì nên tránh uống rượu.
  • Không nên uống rượu với cà phê, vì rượu là chất ức chế mạnh. Vì vậy, việc uống cà phê để tỉnh táo sau khi uống rượu là sai lầm.

Kết luận chung

Qua bài viết trên, chắc hẳn bạn đọc đã cho mình các thông tin sơ lược về tác hại của rượu. Ngoài những tác hại ảnh hưởng tới cơ thể, bia rượu còn gây ra nhiều hệ lụy đến an toàn giao thông, trật tự xã hội. Vì vậy, mỗi người hãy ý thức hạn chế rượu bia ngay hôm nay.

Xem thêm:

  • 12+ cách giải độc gan – Rất tốt với những người uống nhiều rượu bia, lạm dụng thuốc
  • 10 cách tăng cường chức năng gan – Giải pháp hữu hiệu bảo vệ lá gan của bạn
  • Khúng khéng – Tìm hiểu về dược liệu giải độc rượu, bảo vệ gan

Từ khóa » Chất Cồn Trong Rượu Bia