Sốt Covid Bao Nhiêu độ Và Nên Làm Gì Khi Bị Sốt? - Medlatec
Có thể bạn quan tâm
1. Một số vấn đề cơ bản về bệnh COVID-19
COVID-19 là căn bệnh viêm đường hô hấp cấp nguy hiểm, có tốc độ lây nhiễm khủng khiếp
COVID-19 là một dạng bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona gây ra mang tên là COVID-19. Tháng 2/2020, chủng virus này được Ủy ban quốc tế về phân loại Virus chính thức đặt tên là SARS-CoV-2.
Bản thân virus SARS-CoV-2 là một dạng của virus Corona nên nó có con đường lây truyền tương đối giống với các loại virus gây cảm lạnh. Thường lây qua:
- Giọt bắn do người bệnh hắt hơi, ho làm phát tán vào không khí, khiến virus lây sang người bình thường.
- Bắt tay hoặc chạm tay vào người có virus SARS-CoV-2 làm cho virus lây từ người này sang người khác.
- Tiếp xúc với vật thể hoặc bề mặt chứa virus rồi đưa tay lên miệng, mắt, mũi nên bị lây bệnh.
- Tiếp xúc với phân của người mang mầm bệnh (đây là trường hợp hiếm khi xảy ra).
Trong vòng 2 - 14 ngày sau khi tiếp xúc với SARS-CoV-2, một hoặc tất cả triệu chứng của bệnh đều có thể xuất hiện. Triệu chứng sớm nhất gồm:
- Sốt: đây là triệu chứng nhận biết đầu tiên, chuyên gia khuyến cáo không nên dựa vào nhiệt độ đo được vào buổi sáng vì những trường hợp sốt do virus thân nhiệt thường tăng vào cuối chiều và đầu tối.
- Ho khan: triệu chứng sớm và phổ biến nhất của COVID-19 là ho khan và việc dùng thuốc ho thông thường không thể chấm dứt nó triệt để được.
- Mệt mỏi: người bệnh cảm thấy cơ thể bị đau nhức, kiệt sức, mệt mỏi. Những hiện tượng này thậm chí còn tồn tại tới sau khi đã khỏi bệnh vài tuần.
2. Sốt COVID bao nhiêu độ và những điều cần lưu ý khi bị sốt?
2.1. Khi bị COVID sốt bao nhiêu độ?
Rất nhiều người băn khoăn sốt COVID bao nhiêu độ vì các bệnh do virus cúm A và cảm lạnh cũng có biểu hiện là sốt kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp như: sổ mũi, ho,... Tuy nhiên, căn cứ vào diễn tiến của bệnh và yếu tố dịch tế mà bác sĩ sẽ phân biệt được đâu là sốt do COVID-19.
Các triệu chứng thường gặp và điển hình của bệnh COVID-19
Có tới 70 - 80% trường hợp bị COVID-19 đều xuất hiện triệu chứng sốt. Bệnh nhân thường sốt nóng, đôi khi kèm ớn lạnh hoặc gai rét. Vậy bao nhiêu độ là sốt COVID? Căn bệnh này thường gây sốt với nhiệt độ dao động trong khoảng 38 - 39 độ C, một số ít trường hợp sốt cao trên 39.5 độ C.
Triệu chứng sốt, ho khan do COVID thường xuất hiện sau thời gian ủ bệnh khoảng 2 - 14 ngày, sốt thường kèm theo giảm hoặc mất chức năng khứu giác, vị giác, mệt mỏi, xương khớp đau nhức. Người bệnh có thể bị sốt trong khoảng 2 - 7 ngày. Một số ít trường hợp bị COVID-19 nhưng không sốt hoặc sốt rất nhẹ. Đây chính là lý do khiến cho người bệnh không biết được mình đã mang mầm bệnh trong người.
2.2. Cần làm gì khi bị sốt COVID?
Khi đã biết được bị COVID sốt bao nhiêu độ thì người bệnh nên theo dõi thân nhiệt của mình, nếu đối tượng sốt là người lớn với thân nhiệt đo được trên 38.5 độ C hoặc có kèm đau nhức người, đau đầu thì có thể uống 1 viên paracetamol 500mg để hạ sốt. Liều hạ sốt này có thể lặp lại sau 4 - 6 giờ nhưng không được quá 4 viên/ngày. Người bệnh cũng có thể uống Oresol khi ăn giảm, ăn kém hoặc dùng dung dịch này để uống thay cho nước.
Nếu đối tượng sốt do COVID là trẻ em và thân nhiệt đo được trên 38.5 độ C thì nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol liều lượng 10 - 15mg/kg/lần, lặp lại sau 4 - 6 giờ nếu vẫn còn sốt và không vượt quá 4 lần/ ngày. Trường hợp trẻ khó uống thuốc thì cha mẹ có thể dùng thuốc hạ sốt dạng đặt hậu môn hoặc dùng bơm tiêm để cho con uống.
Người bệnh nên biết sốt COVID bao nhiêu độ mới cần uống thuốc và dùng thuốc hạ sốt cho đúng liều lượng
Nếu cơn sốt vẫn không hạ, cha mẹ có thể phối hợp với thuốc Ibuprofen liều 8 - 10 mg/kg sau khoảng 2 - 3 giờ. Khi trẻ sốt cao cần bù Oresol theo liều lượng phù hợp: trẻ dưới 1 tuổi uống 5 -10 ml/5 phút; trẻ trên 1 tuổi uống 5 - 15 ml/ 5 phút. Tuyệt đối không được phép pha Oresol vào trong sữa mẹ cho trẻ uống.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh nên biết rõ mình bị sốt COVID bao nhiêu độ thì mới nên dùng thuốc paracetamol. Ngoài việc dùng thuốc hạ sốt thì người bệnh cũng có thể áp dụng thêm một số biện pháp cơ học có tác dụng hạ nhiệt khác như: chườm ấm, nới lỏng quần áo, bù điện giải và nước,... để hạ sốt hiệu quả hơn.
Thường thì sốt do COVID chỉ kéo dài khoảng vài ngày. Nếu thời gian sốt quá lâu thì nguy cơ bội nhiễm nấm, vi khuẩn hay mắc bệnh lý kèm theo là tương đối cao. Do đó, khi đã dùng thuốc hạ sốt và các biện pháp hạ thân nhiệt như đã khuyến cáo mà cơn sốt vẫn dai dẳng, kéo dài, tốt nhất người bệnh nên liên hệ ngay với lực lượng y tế để có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Nói chung, người bệnh nên trang bị kiến thức để biết nhận diện đúng sốt COVID bao nhiêu độ và dùng thuốc đúng liều lượng. Thường thì nếu các triệu chứng của bệnh chỉ ở mức trung bình hoặc nhẹ thì bệnh có thể tự khỏi trong khoảng 1 tuần. Có khoảng 10% trường hợp vẫn còn những triệu chứng mệt mỏi, sốt, tiêu chảy, ho,… vào tuần thứ hai.
Khi các triệu chứng ngày càng kéo dài hay xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì người bệnh cần liên hệ với đội ngũ y tế để có biện pháp hồi sức tích cực. Bệnh COVID-19 diễn tiến rất khó đoán, nhất là ở nhóm bệnh nhân cao tuổi có bệnh nền, các triệu chứng lâm sàng có thể thay đổi từ không có triệu chứng sang triệu chứng nặng và gây tử vong rất nhanh.
Trong quá trình tự chăm sóc, điều trị tại nhà, bệnh nhân COVID cần nhớ:
- Luôn theo dõi nồng độ oxy theo đúng như hướng dẫn của nhân viên y tế.
- Ngoại trừ thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol được phép dùng khi sốt, đau đầu, đau cơ, đau nhức xương khớp thì tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào khác khi không có chỉ định từ nhân viên y tế.
- Hãy gọi nhân viên y tế hỗ trợ ngay khi không thể tự chăm sóc chính mình, bị khó thở, không có khả năng tự ra khỏi giường, hoa mắt, chóng mặt, khó thở, lờ đờ.
Những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp các bạn biết được sốt COVID bao nhiêu độ thì có thể dùng thuốc hạ sốt và nên làm gì để hạ sốt hiệu quả. Nếu còn băn khoăn khác liên quan đến bệnh lý này, đừng e ngại gọi ngay cho đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo hotline 1900 56 56 56 để nhận được sự hỗ trợ chính xác nhất.
Từ khóa » đau Mỏi Người ớn Lạnh Có Phải Covid
-
Dấu Hiệu Phân Biệt Nhiễm Cảm Lạnh, Cúm Mùa Và COVID-19
-
Các Triệu Chứng Của COVID-19 | CDC
-
[PDF] Các Triệu Chứng Của Vi-rút Corona (COVID-19) | CDC
-
Phân Biệt Cúm Mùa, Cảm Lạnh Và COVID -19 - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Mùa Lạnh: Đừng Nhầm Lẫn Triệu Chứng COVID-19 Với Cảm Lạnh
-
Thành F0 Rồi, Tôi Phải Làm Gì Khi Có Các Triệu Chứng? - Tin Tổng Hợp
-
Đau Họng, Rét, Mệt Mỏi... Là Biểu Hiện Sớm Của Mắc COVID-19?
-
Cách Phân Biệt Cảm Lạnh, Cảm Cúm Và Viêm Phổi Do Virus Corona
-
[PDF] Điểm Giống Và Khác Nhau Giữa Cúm Và COVID-19
-
Đau Họng Covid Như Thế Nào - Cách Phân Biệt Với Các Dạng đau ...
-
[PDF] Những Gì Sẽ Xảy Ra Khi Quý Vị Bị COVID-19
-
[PDF] COVID–19: XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU CHỨNG
-
Ớn Lạnh Sau Khi Mắc Covid - 19 | Vinmec
-
[PDF] Bệnh Vi-rút Corona (COVID-19) - MyHealth Alberta
-
CÁC DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA VIRUS CORONA - Phonak
-
[PDF] Các Triệu Chứng Của COVID-19 - HealthLink BC
-
Ớn Lạnh, đau Mỏi Người Sau Mưa Nắng Thất Thường, Làm Sao Biết Bị ...