Sốt ở Phụ Nữ Mang Thai - Bệnh Viện Việt Pháp

>>> Chương trình Thai Sản & Sinh trọn gói

>>> Làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?

>>> Sốt ở phụ nữ mang thai

>>> Mổ lấy thai

>>> Video: Táo bón ở mẹ bầu

>>> Video: Vận động của mẹ bầu

>>> Video: Nuôi con bằng sữa mẹ

>>> Video: Ốm nghén ở mẹ bầu

>>> Video: Sinh thường hay sinh mổ?

Thân nhiệt của phụ nữ mang thai có xu hướng tăng hơn binh thường, nhưng khi cao hơn 37,5C ( 98,6F) được gọi là sốt. Theo định nghĩa, sốt là dấu hiệu thể hiện hệ thống miễn dịch của bạn đang hoạt động để bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng. Điều tương tự cũng đúng với sốt khi khi mang thai vì hệ thống miễn dịch của cơ thể cần làm việc chăm chỉ hơn để giữ an toàn cho cả bạn và em bé. Khi mang thai có thể khiến bạn dễ bị nhiễm virus và vi khuẩn hơn bình thường và  dẫn đến sốt, vì vậy bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa tối ưu để bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn.

Nguy cơ sốt trong thai kỳ có thể bao gồm:

  • Tử vong trước khi sinh,
  • Sảy thai,
  • Khiếm khuyết ống thần kinh, chẳng hạn như tật nứt đốt sống,
  • Chứng mắt nhỏ,
  • Đục thủy tinh thể
  • Chứng đầu nhỏ,
  • Các rối loạn về chức năng (gì?) và hành vi,
  • Các khuyết tật phát triển sọ não, như hở vòm miệng và / hoặc sứt môi,
  • Các vấn đề về răng và sự phát triển của xương,
  • Bệnh tim bẩm sinh,
  • Sinh non,
  • Mối quan hệ giữa các rối loạn chức năng thần kinh trung ương (như chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, tâm thần phân liệt và bại não),
  • Liên quan đến nguyên nhân gây sốt  chẳng hạn như dị tật bẩm sinh do các bệnh nhiễm trùng sau đây - TORCH (toxoplasma, rubella, cytomegalovirus và herpes). Bao gồm cả Parovirus B19, thủy đậu, sởi, enterovirus, adenovirus, viêm gan và HIV.

Triệu chứng sốt khi mang thai

Các triệu chứng giống như bạn bị sốt khi bạn không mang thai:

  • Nhiệt độ cao,
  • Ớn lạnh,
  • Đau đầu,
  • Đổ mồ hôi,
  • Mệt mỏi,
  • Viêm họng,
  • Đau cơ,
  • Mất nước.

Nguyên nhân gây sốt khi mang thai:

  • Nhiễm virus:
    • Nguyên nhân phổ biến nhất gây sốt trong thai kỳ là nhiễm virus,
    • Cúm - cúm theo mùa, cúm H1N1 (cúm lợn),
    • Nhiễm virus như sởi, rubella, thủy đậu và những Virus khác.
  • Nhiễm vi khuẩn:
    • Nhiễm trùng đường tiết niệu,
    • Nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi và viêm phế quản,
    • Viêm amiđan,
    • Nhiễm trùng đường tiêu hóa, thường liên quan đến tiêu chảy,
    • Viêm ruột thừa,
    • Nhiễm trùng vùng chậu,
    • Sốt liên quan đến mang thai,
    • Viêm màng ối là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn của nước ối bao quanh em bé. Cùng với sốt, có thể có đau bụng kèm theo đau tử cung và co thắt. Có thể nước ối có mùi hôi hoặc dịch tiết âm đạo. Nếu chẩn đoán là viêm màng ối, em bé phải được sinh ngay lập tức, bất kể tuổi thai, để tránh nguy cơ nhiễm trùng sơ sinh.

LƯU Ý CHO PHỤ NỮ MANGTHAI KHI ĐI DU LỊCH NƯỚC NGOÀI

Có một số bệnh truyền nhiễm có thể mắc phải khi đi du lịch và phụ nữ mang thai nên thận trọng hơn đặc biệt là nếu đi du lịch đến các khu vực có dịch lưu hành. Một số bệnh truyền nhiễm phổ biến có thể mắc phải bao gồm:

  • Sốt rét.
  • Thương hàn.
  • Viêm màng não.
  • Viêm gan.

Phụ nữ mang thai cũng nên thận trọng khi bị sốt sau khi tiếp xúc với động vật hoặc côn trùng cho dù có vết cắn, vết chích hay không.

Dấu hiệu cảnh báo của sốt khi mang thai

Bất kỳ cơn sốt nào trong thai kỳ, đặc biệt là nếu kéo dài hơn 24 đến 36 giờ, nên được thăm khám bác sĩ, nhất là khi có các dấu hiệu và triệu chứng sau đây đi kèm với sốt:

  • Đau bụng
  • Đau tử cung
  • Tử cung co bóp
  • Buồn nôn và / hoặc nôn
  • Tiêu chảy
  • Phát ban

Xét nghiệm: 

Để tìm ra nguyên nhân gây sốt như:

  • Xét nghiệm máu, bao gồm cả số lượng Bạch cầu.
  • Cấy máu.
  • Cấy dịch hầu họng .
  • Xét nghiệm đờm.
  • Phân tích nước tiểu.
  • Nuôi cấy nước tiểu.
  • Kiểm tra phân.
  • Chọc dò tủy sống.
  • Nếu nghi ngờ viêm màng ối, có thể cần chọc ối xét nghiệm  dưới kính hiển vi và nuôi cấy.

Điều trị sốt khi mang thai

  • Chỉ nên dùng thuốc sau khi thăm khám ý bác sĩ. Tất cả các loại thuốc không an toàn để sử dụng trong khi mang thai.
  • Thuốc hạ sốt để hạ sốt.
  • Acetaminophen thường được khuyên dùng.
  • Không nên dùng Ibuprofen cho phụ nữ mang thai.
  • Làm mát bằng khăn hoặc quạt làm mát để điều trị tăng thân nhiệt.
  • Uống nhiều nước để tránh mất nước.
  • Nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ đủ giấc.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Ở trong một môi trường mát mẻ.

Nguyên nhân gây sốt phải được xác định.

  • Điều trị thích hợp nguyên nhân gây sốt, bao gồm cả thuốc kháng vi-rút cho nhiễm virus và kháng sinh trong trường hợp nhiễm vi khuẩn.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu rất hay gặp trong thai kỳ. Nếu một phụ nữ đã bị hơn một lần nhiễm trùng tiết niệu hoặc nhiễm trùng thận có thể được khuyên dùng thuốc kháng sinh trong suốt thai kỳ để ngăn ngừa bệnh tái phát.
  • Hoạt động của tử cung cần được theo dõi bởi monitor và kèm theo đánh giá sức khỏe của thai nhi bởi bác sĩ.
  • Việc tạo chuyển dạ sớm có thể cần thiết trong một số trường hợp.

Phòng sốt trong quá trình thai kỳ

Mặc dù việc phòng sốt trong thai kỳ có thể không hiệu quả hoàn toàn, tuy nhiên, một số biện pháp phòng ngừa nên được áp dụng như:

  • Tiêm phòng cúm mùa,
  • Cập nhật lịch tiêm chủng,
  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị bệnh,
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát trùng,
  • Không uống sữa chưa tiệt trùng,
  • Giường tắm nắng, bồn tắm nước nóng và phòng xông hơi nên tránh khi mang thai,
  • Thuốc dự phòng nên sử dụng khi cần thiết, khi đi du lịch đến một quốc gia khác.

Thông tin liên quan khác:

  • Vì sao nên chọn sinh con tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
  • Các gói sinh tại Bệnh viện Việt Pháp Hà Nội
  • Làm gì để có một thai kỳ khỏe mạnh?
  • Video: Táo bón ở mẹ bầu
  • Video: Vận động của mẹ bầu
  • Video: Nuôi con bằng sữa mẹ
  • Video: Ốm nghén ở mẹ bầu
  • Video: Sinh thường hay sinh mổ?

Từ khóa » Dị ứng Nước ối