Sốt Siêu Vi: Các Triệu Chứng Thường Gặp Và Cách điều Trị | Medlatec

1. Tìm hiểu Sốt siêu vi là gì

Bệnh sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus, nguyên nhân là do nhiễm phải nhiều loại virus (hay siêu vi trùng). Đây được xem là một bệnh cấp tính, hay gặp ở người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu và cũng thường xuyên gặp ở trẻ em.

Sốt siêu vi do nhiễm phải nhiều loại virus

Sốt siêu vi do nhiễm phải nhiều loại virus

Hiện nay, có rất nhiều chủng loại virus gây nên bệnh sốt siêu vi này, trong đó có những loại tiêu biểu như Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus,... Tùy thuộc vào mỗi chủng loại mà sẽ gây ra những bệnh khác nhau. Mặc khác, tuy có nhiều chủng khác nhau nhưng triệu chứng bệnh thì khá tương đương.

Bệnh sốt siêu vi hay gặp nhất vào những ngày thời tiết thay đổi đột ngột, đây là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và dễ gây bệnh nhất. Thông thường, thời gian kéo dài của bệnh từ 7 đến 10 ngày, nếu không gặp biến chứng gì nguy hiểm và kết hợp điều trị kịp lúc, tích cực thì bệnh sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng không được chủ quan về bệnh này do quá trình diễn biến của bệnh xảy ra khá nhanh. Phải được chữa trị kịp thời và đúng cách nếu không thì có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ em.

2. Các triệu chứng của bệnh sốt siêu vi

Sốt

Biểu hiện hay gặp nhất của bệnh sốt siêu vi đó là tình trạng sốt cao, nhiệt độ đo được từ 38 - 39 độ C, thậm chí có trường hợp lên đến 40 - 41 độ C.

Đau đầu

Đau đầu cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của bệnh này, người bệnh sẽ cảm thấy có cảm giác chao đảo, quay cuồng kèm theo đó là những cơn đau nhức ở đầu dữ dội. Nguyên nhân là do sốt cao nên mạch máu căng ra, tuần hoàn máu mạnh hơn. Cảm giác sờ vào huyệt thái dương của người bệnh sẽ thấy thái dương đập rất mạnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ cảm thấy đau mỏi mắt, choáng váng và nằm co sấp lại.

Với những trường hợp trẻ em thì một số bé tuy đau đầu nhưng có thể vẫn tỉnh táo. Người bệnh bị sốt siêu vi thì tai có xu hướng bị chảy mủ và ngứa hơn những lúc bình thường.

Viêm hô hấp

Bên cạnh đau đầu và sốt thì bệnh cũng có nhiều biểu hiện trên đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi, ho, viêm họng,…

Nôn

Ở trẻ có thể gặp tình trạng nôn nhiều lần và thường hay xảy ra sau khi ăn. Còn người lớn thì cũng có thể nôn mửa chủ yếu do bị kích thích chất nhầy, viêm họng,…

Phát ban

Tình trạng này thường xảy ra sau khi sốt khoảng 2 đến 3 ngày, khi bệnh đã phát bạn có nghĩa là bạn sẽ đỡ sốt do thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh đã qua.

Tình trạng phát ban thường xảy ra sau khi sốt từ 2 đến 3 ngày

Tình trạng phát ban thường xảy ra sau khi sốt từ 2 đến 3 ngày

Mình mẩy đau nhức

Ở trẻ nhỏ thường sẽ xảy ra tình trạng quấy khóc, trẻ lớn hơn thì sẽ kêu đau khắp mình mẩy. Người lớn đôi khi cũng có thể gặp triệu chứng này.

Rối loạn tiêu hóa

Nếu nguyên nhân là do virus ở đường tiêu hóa thì sẽ xuất hiện sớm triệu chứng này, đôi khi cũng có thể muộn hơn vài ngày sau khi tình trạng sốt cao xảy ra. Biểu hiện sẽ là tiêu chảy, phân không có màu hay chất nhầy.

3. Điều trị bệnh sốt siêu vi

Hầu hết với bệnh này vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu, do đó việc điều trị chủ yếu sẽ tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra. Các phương pháp thường được áp dụng là.

Hạ sốt

Với trẻ nếu sốt trên 38,5 độ thì chỉ hạ sốt đơn thuần. Bên cạnh đó kết hợp thêm các biện pháp như lau mồ hôi, chườm ấm, lau mình cho trẻ bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng, thoáng,…

Kết hợp các biện pháp chườm mát và lau mình cho trẻ để hạ sốt

Kết hợp các biện pháp chườm mát và lau mình cho trẻ để hạ sốt

Bù nước và điện giải

Tích cực bù nước và điện giải để hạn chế các tình trạng mất nước do sốt cao hay rối loạn cân bằng điện giải, nên dùng các loại thuốc như là Oresol hay ăn thêm cháo muối loãng cũng là một biện pháp tốt.

Chống trường hợp bội nhiễm

Để tránh bội nhiễm với các loại vi khuẩn đường hô hấp, nên vệ sinh thật sạch sẽ, nhỏ mũi bằng dung dịch NaCl 0,9% kèm nhỏ mắt.

Dinh dưỡng

Nên ăn những chất dễ tiêu như cháo, hay các đồ uống trái cây giàu chất dinh dưỡng.

Vệ sinh

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể, lau người bằng nước ấm.

Đặc biệt, với trẻ em thì phải luôn theo dõi nhiệt độ của con mình, nên lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có biểu hiện sốt trên 38 độ C dài ngày và không đáp ứng với thuốc hạ sốt. Các trường hợp li bì, nôn nhiều lần, co giật, đau đầu liên tục, sốt cao trên 3 ngày cũng nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời.

Luôn theo dõi nhiệt độ thường xuyên

Luôn theo dõi nhiệt độ thường xuyên

4. Bệnh sốt siêu vi lây lan qua đường nào

Bệnh này lây lan chủ yếu theo đường tiêu hóa và hô hấp qua các hoạt động thường ngày như ăn uống, nói chuyện hay tiếp xúc trực tiếp với dịch nhầy hoặc nước bọt của bệnh nhân. Đa phần sẽ lây lan qua dịch tiết bắn ra lúc ho, hắt hơi hay trò chuyện. Cũng chính vì những điểm đó mà sốt siêu vi có thể nhanh chóng lây lan và tạo thành dịch bệnh.

Ngoài ra, bệnh sốt siêu vi còn có thể lây lan một cách gián tiếp thông qua những vật dụng ở các nơi công cộng như là đồ chơi trẻ em, tay nắm cửa hay chỗ vịn cầu thang. Một số trường hợp ngoại lệ cũng có thể lây qua đường máu thông qua tiêm chích, mẹ truyền cho con lúc sinh hay truyền máu.

Lưu ý rằng bệnh sốt siêu vi có thể lây lan thành dịch, do đó cần cách ly và luôn giữ ấm cơ thể cho bé. Lúc trẻ bị ốm thì xin phép trường học cho nghỉ, không nên đến trường để tránh tình trạng lây lan cho các bạn nhỏ khác.

Với trường hợp người lớn cũng vậy, bệnh này có thể lây lan từ người này sang người kia, do đó nếu trong nhà có người lớn bị bệnh thì tránh tiếp xúc với trẻ nhỏ.

Tóm lại, khi phát hiện mình bị sốt siêu vi thì không cần quá lo lắng, dù ở người lớn hay trẻ nhỏ. Thay vào đó, hãy tìm hiểu cách chăm sóc, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ đồng thời nhận biết những biến chứng để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu gặp bất kỳ khó khăn nào trong quá trình chăm sóc người bệnh, bạn hãy liên hệ ngay vào số điện thoại 1900.56.56.56 của MEDLATEC để được hỗ trợ miễn phí.

Từ khóa » Viêm Họng N2 Là Gì