Sốt Xuất Huyết Bị Ngứa Có Nguy Hiểm Không? - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Sốt xuất huyết bị ngứa là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong giai đoạn hồi phục, hoàn toàn bình thường và không đáng lo ngại. Tuy nhiên, người bệnh cần hiểu rõ nguyên nhân tại sao sốt xuất huyết lại bị ngứa để áp dụng biện pháp hạn chế tình trạng này hiệu quả nhất.
MỤC LỤC NỘI DUNG
- Tại sao sốt xuất huyết lại bị ngứa, mẩn đỏ ngoài da?
- Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?
- Các biện pháp hạn chế ngứa do sốt xuất huyết
- Mặc quần áo rộng rãi
- Giữ vệ sinh nơi ở và cơ thể sạch sẽ
- Tăng cường miễn dịch
- Các biện pháp dân gian
Tại sao sốt xuất huyết lại bị ngứa, mẩn đỏ ngoài da?
Sốt xuất huyết thường có các triệu chứng điển hình như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn… Bên cạnh đó, người bệnh còn bị nổi mẩn đỏ trên da, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu.
Tình trạng và mức độ ngứa có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Một số trường hợp chỉ bị ngứa nhẹ nhưng cũng có không ít người bệnh sốt xuất huyết bị ngứa ngày đêm đến mất ngủ, chán ăn, rất mệt mỏi, khổ sở.
Vậy tại sao sốt xuất huyết lại bị ngứa? Có hai nguyên nhân chính sau đây:
- Đây có thể bắt nguồn từ biến chứng viêm gan cấp do virus Dengue gây ra (biểu hiện thường thấy là gan to hoặc nhỏ, cả men gan SGOT, SGPT và mức bilirubin đều tăng cao, dẫn đến tình trạng vàng da niêm mạc). Trong trường hợp này, bệnh nhân có thể bị ngứa do hiện tượng tăng sắc tố mật hoặc bị suy gan cấp vì sử dụng thuốc không đúng cách, từ đó dẫn đến biểu hiện vàng da, ngứa ngáy cũng như rối loạn yếu tố đông máu.
- Mặt khác, sốt xuất huyết bị ngứa là do cơ thể đang trong quá trình tái hấp thu dịch ngoại bào vào máu và tại mô da đang phục hồi lại các vết thương do phát ban, hậu quả gây ra hiện tượng ngứa.
Sốt xuất huyết bị ngứa có nguy hiểm không?
Thông thường, tình trạng ngứa sẽ xuất hiện trong hoặc ngay sau khi bị sốt xuất huyết và có thể hết sau khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày, trường hợp lâu hơn thì diễn ra khoảng 1 tuần, thậm chí đôi khi kéo dài lên đến vài tuần mới dứt.
Mặc dù cơn ngứa gây nhiều phiền toái nhưng đây là dấu hiệu cho thấy bệnh nhân đang trong quá trình hồi phục sau bệnh, hoàn toàn bình thường nên có thể an tâm vì vẫn có những biện pháp xử lý tại nhà.
Tuy nhiên, nếu sốt xuất huyết bị ngứa kèm theo các triệu chứng như sốt cao, mưng mủ, chảy dịch,… thì người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
[irp posts=”31105″ name=”Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Các biến chứng của sốt xuất huyết”]
Các biện pháp hạn chế ngứa do sốt xuất huyết
Một số biện pháp đơn giản giúp giảm nhanh tình trạng ngứa do sốt xuất huyết mà người bệnh có thể thực hiện tại nhà như:
Mặc quần áo rộng rãi
Sự ma sát giữa quần áo và da sẽ khiến các nốt mẩn đỏ sưng tấy và gây ngứa nhiều hơn. Do đó, bạn nên chọn những bộ quần áo rộng rãi với loại vải thoáng mát để giảm sự ma sát. Đồng thời, nên chọn nước xả vải và bột giặt dịu nhẹ để tránh gây tổn thương da. Nếu người bệnh là trẻ nhỏ, cần chú ý sử dụng loại tã thấm hút tốt và ít gây kích ứng. Bạn cũng có thể thoa phấn rôm lên những vùng da bị nổi mẩn để giảm sưng và tiết mồ hôi.
Giữ vệ sinh nơi ở và cơ thể sạch sẽ
Giữ vệ sinh nơi ở sẽ hạn chế muỗi sinh sôi và phòng ngừa bệnh tái phát. Bạn nên vệ sinh chăn, màn để tránh vi khuẩn và nấm mốc trú ngụ hoặc xâm nhập vào da gây nhiễm trùng. Ngoài ra, vệ sinh cơ thể đều đặn 1 – 2 lần/ngày để tránh tình trạng mồ hôi, bụi bẩn hay bã nhờn ứ đọng ở các nốt mẩn, gây viêm và mưng mủ. Không nên sử dụng các loại sữa tắm hoặc xà phòng có độ pH cao, có hương liệu vì sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể tắm bằng nước muối ấm giúp tăng tác dụng diệt khuẩn.
Tăng cường miễn dịch
Bạn cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, ăn các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau xanh, trái cây và bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng; đồng thời hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm gây dị ứng như thịt bò, hải sản,…
Các biện pháp dân gian
Một số biện pháp dân gian dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao như ngâm tay hoặc chân trong nước ấm, có thể pha thêm muối hoặc nước cốt chanh để làm dịu cơn ngứa; sử dụng lô hội để kháng khuẩn, chống nấm, giảm viêm và làm dịu da, giúp vùng da mẩn ngứa nhanh phục hồi; xoa dầu dừa lên da rồi ngâm mình trong nước ấm,…
Ngoài các biện pháp trên, bạn cần hạn chế gãi mạnh hay chà xát nhiều lên da vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và lở loét. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc như Loratadin, Desloratadine,… để giảm bớt ngứa nếu có sự chỉ định của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm:
Nên làm gì, ăn gì, kiêng gì khi bị sốt xuất huyết?
Cách phân biệt sốt xuất huyết và sốt siêu vi
Sốt xuất huyết phát ban khi nào và bao lâu khỏi?
Từ khóa » Da Phát Ban đỏ Ngứa
-
11 Nguyên Nhân Phổ Biến Của Phát Ban Da - Vinmec
-
Nổi Ban đỏ Ngứa Có Dấu Hiệu Thế Nào? | Pacific Cross Việt Nam
-
Phát Ban Trên Da (Nổi Mẩn Ngứa) - Hello Bacsi
-
Da Nổi Mẩn đỏ Ngứa Là Bị Làm Sao Và Xử Lý Thế Nào? - Medlatec
-
Bạn đang Bị Nổi Mẩn Ngứa Trên Da, Nguyên Nhân Chính Là đây
-
Mẩn Ngứa Phát Ban: Nguyên Nhân & Hướng điều Trị - Thuốc Dân Tộc
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Là Bệnh Gì? Thông Tin Quan Trọng Cần Biết
-
Phát Ban đỏ ở Da Ngứa Là Bệnh Gì? | BvNTP
-
Phát Ban Đỏ Không Sốt Nguyên Nhân Do Đâu? Điều Trị Như Thế ...
-
Phải Làm Gì Khi Bị Phát Ban, Nổi Mề đay Ngứa Không Chịu được?
-
5 Cách Giảm Sốt Phát Ban Ngứa ở Trẻ Em đơn Giản Nhanh Chóng
-
Trẻ Bị Phát Ban đỏ Trên Da Có Phải Là Triệu Chứng Của Covid-19 Không?
-
Ngứa - Rối Loạn Da Liễu - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Phát Ban Nhiệt Mùa Nóng - Xử Trí Thế Nào?