Sốt Xuất Huyết Có Lây Không? Lây Qua đường Nào Khi Tiếp Xúc ?

Thời gian gần đây sốt xuất huyết đang trở thành điểm nóng với số ca mắc tăng nhanh trên toàn quốc. Bộ Y tế cảnh báo bệnh vẫn đang trong giai đoạn cao điểm, dự báo số ca mắc mới sẽ tăng và bùng phát rộng nếu không quyết liệt phòng ngừa. Vậy sốt xuất huyết có lấy không? Lây truyền như thế nào? Làm sao để chặn đứng đường lây truyền của dịch bệnh nguy hiểm này?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Nguyên Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

sốt xuất huyết có lây không

Sốt xuất huyết có lây không?

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền từ muỗi sang người chủ yếu thông qua vết chích của muỗi bị nhiễm virus Dengue. Đây là bệnh có khả năng lây nhiễm nhanh trong cộng đồng nếu không có những biện pháp phòng dịch tối ưu. Bệnh sốt xuất huyết có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về thần kinh, tri giác thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh.

Theo các chuyên gia, sốt xuất huyết được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm cấp tính có tính chất phức tạp do virus Dengue gây ra.

Banner BVĐK Tâm Anh Quận 8 content

Sốt xuất huyết cho đến nay vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị và chưa có vaccine phòng bệnh. Bệnh lưu hành chủ yếu ở các nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới (1). Chỉ tính từ đầu năm 2022 đến nay Việt Nam đã có hơn 52.000 ca nhiễm bệnh, dự đoán của các chuyên gia con số này sẽ tăng cao khi mùa mưa đang đến, đặc biệt vào các tháng 7,8,9 và 10.

Theo Trung tâm kiểm soát dịch bệnh TP.HCM, sốt xuất huyết là dịch bệnh lưu hành, số ca mắc gia tăng nhiều vào mùa mưa và đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 9 tháng 10 hàng năm. Dịch bệnh sốt xuất huyết tại TP.HCM đang diễn biến phức tạp, trong 9 ca tử vong thì đã có 2 ca là phụ nữ mang thai.

nổi ban sốt xuất huyết
Trẻ bị nổi ban do sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết lây qua đường nào?

Sốt xuất huyết là bệnh lây truyền gián tiếp từ người sang người qua: vết chích của muỗi, từ mẹ sang con, từ máu hoặc tạng khi truyền hay ghép cho người khác. Virus gây bệnh sốt xuất huyết Dengue có 4 typ huyết thanh gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3, DEN-4 cả 4 chủng này đều lưu hành ở Việt Nam vì vậy 1 người có thể có nguy cơ mắc bệnh này đến 4 lần. (2)

1. Muỗi

Hiện nay đường lây chủ yếu của sốt xuất huyết là qua muỗi, có 2 loại muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết là Aedes aegypti (muỗi vằn) hoặc muỗi Aedes albopictus (muỗi hổ châu Á). Đặc biệt, muỗi vằn cái Aedes aegypti là tác nhân chính gây nên các ổ dịch lưu hành hiện nay.

Muỗi Aedes thường nhỏ, có màu đen và các vằn, đốm trắng thân. Muỗi vằn cái hút máu và truyền virus Dengue cả ban ngày, cả ban đêm nhất là sáng sớm và chiều tối. Chúng phát triển mạnh mẽ vào mùa mưa, ở các khu vực có ao tù nước đọng, thậm chí trong chén bát, góc tối trong nhà… vì vậy cần chủ động trong phòng tránh để giảm tỷ lệ mắc bệnh.

muỗi sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết có lây không? Muỗi là một trong những nguyên nhân truyền bệnh

2. Từ mẹ sang con

Nhiều mẹ bầu thắc mắc liệu sốt xuất huyết trong thời kỳ mang thai có nguy hiểm không, có lây từ mẹ sang con hay không? Một phụ nữ đang mang thai nếu không may bị sốt xuất huyết có khả năng truyền virus cho thai nhi trong thời kỳ mang thai hoặc trong lúc chuyển dạ, sinh em bé. Tuy nhiên nguy cơ lây từ mẹ sang thai nhi là khá thấp. Nếu mẹ bị sốt xuất huyết khi sinh thì trẻ có thể mắc bệnh trong 2 tuần đầu đời. Lúc này bé có một số dấu hiệu sau mà mẹ cần chú ý:

  • Sốt cao trên 40 độ;
  • Hạ thân nhiệt dưới 36 độ;
  • Khó chịu, bứt rứt, bỏ bú, buồn ngủ, li bì;
  • Phát ban.
Sốt xuất huyết lây từ mẹ sang con
Sốt xuất huyết có lây không? Sốt xuất huyết có thể lây từ mẹ sang con

3. Máu, kim tiêm, phòng xét nghiệm…

Dù rất hiếm nhưng sốt xuất huyết có thể lây truyền khi lấy máu hoặc tạng của người mang mầm bệnh qua truyền/ghép cho người lành. Tuy nhiên đường lây truyền này không phổ biến.

Con đường lây truyền từ muỗi vằn sang người

Virus Dengue lây truyền theo chu trình từ người sang muỗi sang người. Sau khi muỗi chích người bệnh hoặc những người nhiễm con siêu vi (chưa có dấu hiệu bệnh) thì sẽ mang mầm bệnh cho những người khỏe mạnh mà nó chích sau đó. Loại muỗi này rất dễ sinh sôi, ngay trong gia đình có thể có ổ nuôi muỗi như bạn cắm bình hoa nhưng không hay thay nước, hay khu vực chứa nước không có nắp đậy… đây đều là môi trường cho muỗi sinh sôi.

Cả muỗi đực và muỗi cái đều ăn mật hoa thực vật, nước ép trái cây và các loại đường thực vật khác làm nguồn năng lượng chính của chúng. Vậy tại sao muỗi lại đốt người?

Muỗi cái cần máu để bổ sung nguồn protein cho quá trình sản xuất trứng. Mỗi con muỗi cái có thể đẻ nhiều lứa trứng trong suốt thời gian mà chúng tồn tại. Thông thường muỗi Aedes aegypti sẽ hút máu vài bữa trước khi đẻ một lứa trứng. Khi một con muỗi cái bị nhiễm virus sốt xuất huyết, virus này có trong tuyến nước bọt của muỗi.

Khi muỗi hút máu người, muỗi cái nhiễm bệnh sẽ tiêm nước bọt của mình vào vật chủ để ngăn việc máu bị đông lại và hút máu dễ hơn. Việc tiêm nước bọt này sẽ lây nhiễm virus sốt xuất huyết cho vật chủ.

Theo ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Một căn bệnh có vector lây truyền thì việc kiểm soát vector là rất khó, đặc biệt khi đó là muỗi. Con muỗi này còn khó hơn vì nó sống ở nước sạch, và sinh sôi rất nhanh, chỉ cần một cái chén hay vỏ xe đọng nước thôi là muỗi sẽ sinh sôi nảy nở, đặc biệt là trong mùa mưa. Ngoài ra, căn bệnh này còn khủng khiếp ở chỗ là bệnh có những biến chứng nặng tấn công cả người lớn và trẻ em, quá trình điều trị nếu gặp biến chứng cũng rất tốn kém vì phải thăm khám nhiều lần”.

Thường trước khi người bệnh sốt 1, 2 ngày là đã mang mầm bệnh. Mầm bệnh này kéo dài đến sau 2 ngày người bệnh hết sốt, có khi 12 ngày (từ ngày con muỗi cắn cho đến lúc sốt). Lúc này, nếu một người bị bệnh thì khả năng lây lan qua người khác là rất cao. Thạo bác sĩ Kim Thoa, tại Bệnh viện Tâm Anh đã có trường hợp chữa cho cả gia đình cùng bị sốt xuất huyết.

>> Xem thêm: Sốt xuất huyết ở trẻ em có nguy hiểm không?

Tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không?

Nếu tiếp xúc với người bị sốt xuất huyết có lây bệnh không là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên sốt xuất huyết lây truyền chủ yếu khi bạn bị muỗi có nhiễm virus Dengue đốt. Còn với những trường hợp như nói chuyện, tiếp xúc gần, chạm tay vào đồ vật… của người nhiễm bệnh thì bạn cũng không có nguy cơ bị lây bệnh.

Không giống như các loại virus gây cảm hay các bệnh về đường hô hấp khác, virus sốt xuất huyết không tồn tại trong không khí nên sẽ không lây nhiễm qua đường hô hấp.

Một số lưu ý trong việc phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết

Làm sao để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm sốt xuất huyết cho bản thân và gia đình khi ca bệnh vẫn đang tăng từng ngày? Cách tốt nhất là đảm bảo không bị muỗi cắn, vì vậy tiêu diệt muỗi, không để muỗi có môi trường thuận lợi để sinh sôi là điều cần được chú trọng đầu tiên. (3)

  • Che chắn lu, vại chứa nước, làm sạch nước trong hồ, bình hoa, thùng chứa gần nhà, những khu vực thoát nước cần được xử lý sạch sẽ;
  • Muỗi có thể đốt cả ngày và đêm vì vậy cần chú ý mặc đồ dài tay, mắc màn khi ngủ để tránh bị muỗi đốt;
  • Dùng lưới che cửa sổ, khu vực cửa ra vào;
  • Sử dụng các loại thuốc chống muỗi, diệt muỗi an toàn được Bộ Y tế cấp phép;
  • Trong nhà có phụ nữ mang thai khi sử dụng các loại thuốc diệt muỗi cần kiểm tra tính an toàn với thai phụ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và đảm bảo đúng quy trình thời gian giữa các lần xịt muỗi. Khi xịt muỗi cần ra ngoài và đóng cửa ít nhất 30 phút, vào phòng khi đã hết mùi để đảm bảo an toàn. Nên lựa chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên thân thiện với sức khỏe.
phòng chống sốt xuất huyết
Tránh ao tù nước đọng là phương pháp phòng chốt sốt xuất huyết

Một số câu hỏi thường gặp về sốt xuất huyết

1. Làm sao để phân biệt thế nào là sốt phát ban, thế nào là sốt xuất huyết?

Theo bác sĩ Kim Thoa, “sốt xuất huyết và sốt phát ban đều là bệnh do siêu vi gây nên. Vì thế, triệu chứng ban đầu của 2 căn bệnh này khá giống nhau như trẻ có thể sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau nhức mình, phát ban. Tuy nhiên 2 bệnh cảnh này lại khác nhau rất nhiều. (4)

Với sốt phát ban thì sau khi bé ra ban sẽ đỡ sốt, chỉ có một trường hợp ra ban mà vẫn còn sốt đó chính là bé bị sởi. Tuy nhiên triệu chứng của sởi rất khác biệt khi bé kèm theo đỏ mắt, ho nhiều và sổ mũi. Còn với sốt phát ban do siêu vi thông thường thì ban đầu bé sẽ sốt rất cao, sau đó ra ban dần hết sốt.

Đối với sốt xuất huyết, khi bắt đầu ra ban thì một số trẻ vẫn còn sốt. Khi trẻ hết sốt thì bắt đầu trở nặng.

Nếu như ở giai đoạn đầu, bé chỉ có những triệu chứng như phát ban thì bố mẹ có thể phân biệt 2 bệnh này bằng cách dùng hai ngón tay vạch ở vùng da có nốt đỏ nổi lên, nếu nó biến mất thì là sốt phát ban, còn nếu chấm vẫn y nguyên thì là sốt xuất huyết.

Nếu em bé chỉ là sốt phát ban thì phụ huynh có thể bớt được lo lắng và trì hoãn đến gặp bác sĩ. Nhưng sốt xuất huyết thì cần nhanh chóng đưa bé đến gặp bác sĩ vì bác sĩ là người có thể quyết định xem bé có nên nhập viện hay là có thể điều trị tại nhà, nếu điều trị tại nhà thì cần theo dõi như thế nào, ăn uống ra sao, triệu chứng nào tăng nặng và khi nào cần tái khám.

2. Làm sao để phân biệt sốt thường, sốt virus và sốt xuất huyết chỉ qua một triệu chứng là sốt?

Nguyên nhân gây sốt ở trẻ có thể đến từ nhiều phía như: hô hấp, tiêu hóa, miễn dịch… Vì vậy, chỉ thông qua một dấu hiệu sốt để phân biệt cả 3 loại bệnh trên hay nhiều loại bệnh thì rất khó, bắt buộc bác sĩ phải khám hoặc làm một số xét nghiệm để kiểm tra, chẩn đoán những tình trạng đi kèm.

Trong chẩn đoán phân biệt thì về cơ bản, sốt xuất huyết cũng là sốt siêu vi, có những diễn tiến đặc biệt. Nếu là sốt siêu vi bình thường thì trẻ sẽ sốt, kèm theo các dấu hiệu của đường hô hấp như ho, sổ mũi. Sốt xuất huyết và cúm có diễn tiến ban đầu khá giống nhau như sốt, mệt, nhức người. Về sau, sốt xuất huyết thường kèm thêm xuất huyết đúng như cái tên của nó; còn cúm thì kèm theo những dấu hiệu đường hô hấp.

Khi bị tay chân miệng, bé cũng bị sốt, và chỉ nổi ngoài da, rất kín đáo nên nếu không lở miệng thì bố mẹ khó lòng phát hiện ra. Vì vậy, bác sĩ phải khám kỹ, tìm hiểu các triệu chứng khác thì mới xác định được bệnh, chứ chỉ dựa vào sốt thì rất khó phân biệt trẻ bị bệnh lý gì.

thăm khám bác sĩ kịp thời
Thăm khám tại Khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh

Tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh, hệ thống phòng khám được kiểm soát nhiễm khuẩn chặt chẽ, đảm bảo không lây nhiễm chéo, an toàn cho bệnh nhi, phụ huynh cũng như nhân viên y tế. Hiện nay số ca mắc sốt xuất huyết tăng cao tuy nhiên phụ huynh đừng ngần ngại cho trẻ đi khám vì bệnh có những diễn tiến nguy hiểm, cần được theo dõi và điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh được bày trí ấn tượng với khu vui chơi cao cấp nên khi tới thăm khám các bé sẽ không có cảm giác lo sợ mà hoàn toàn vui vẻ, thoải mái. Khu vực chức năng, phòng nội trú được xây dựng theo tiêu chuẩn khách sạn cao cấp: Phòng VIP trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, phòng nghỉ có minibar, tivi màn hình LED, Internet, thiết bị kết nối nhân viên y tế 24/24; 100% hệ thống khí y tế và các thiết bị cấp cứu bố trí tại giường; nhà vệ sinh gắn thiết bị kết nối nhân viên y tế, đèn sưởi…

Để đặt lịch khám với các bác sĩ hàng đầu tại Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh cũng như để giải đáp thắc mắc về bệnh sốt xuất huyết ở trẻ xin vui lòng liên hệ:

HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH

  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
    • 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
    • Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
    • 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
    • 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
    • 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
    • Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
  • Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
  • Website: https://tamanhhospital.vn

Hy vọng bài viết trên đã giải đáp được thắc mắc Sốt xuất huyết có lây không của các phụ huynh. Vì sự nguy hiểm của bệnh, phụ huynh nên chủ động phòng tránh sốt xuất huyết, giữ vệ sinh khu vực nhà ở, nếu trẻ có dấu hiệu bị bệnh cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa để được thăm khám và chăm sóc kịp thời.

Từ khóa » Virus Dengue Gây Ra Bệnh Gì