.vn/chi-tiet-tin?/khac-phuc-chun...

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc Sở Y tế
    • Phòng Y tế huyện - thành - thị
    • Thành tựu - Thành tích
    • Qui chế làm việc
    • Địa chỉ Email
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch sử hình thành
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin tức hoạt động
    • Khám chữa bệnh
    • Thông tin cần biết
    • Truyền thông GDSK
    • Dân số KHHGD
    • Dược
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Y học cổ truyền
    • Y tế dự phòng
    • Thông báo
    • Phóng sự
    • Ngày pháp luật
    • Đào tạo tuyển dụng
  • Thủ tục hành chính
    • Sản xuất, kinh doanh Trang thiết bị - Mỹ phẩm
    • Y - Khám chữa bệnh
    • Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
    • Dược- Mỹ phẩm
    • Giám định y khoa
    • Tài chính Y tế
    • Tổ chức, Cán bộ
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
    • Y tế dự phòng - HIV
    • Thông tin tuyên truyền CCHC
  • Quản lý nhà nước về y tế
  • Công khai minh bạch
    • Công khai tài chính
    • Công khai đào tạo
    • Công tác Tổ chức
    • Thanh tra
      • Tiếp công dân
      • Phòng chống tham nhũng
      • Xử lý đơn
      • Thanh tra, kiểm tra
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Khắc phục chứng chuột rút về đêm 29/07/2014

Chuột rút (vọp bẻ) có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng có xu hướng gia tăng khi tuổi cao. Nhiều người cao tuổi (NCT) than chuột rút vào ban đêm làm ảnh hưởng đến giấc ngủ. Theo thống kê, có khoảng 1/3 người trên 60 tuổi và 1/2 tổng số người từ 80 tuổi trở lên thường bị chuột rút, nhất là vào ban đêm. Trong đó, người bị chuột rút 3 lần/tuần chiếm tỷ lệ 4/10, thậm chí một số người ngày nào cũng bị chuột rút.

Vì sao NCT thường bị chuột rút?

Chuột rút có nhiều nguyên nhân: do thiếu ôxy cung cấp cho cơ hoặc rốiloạn một số chất điện giải quan trọng như thiếu canxi hoặc kali máu.Hiện tượng thiếu ôxy và chất điện giải hay xảy ra nhất ở NCT còn sứckhỏe dồi dào, khả năng lao động còn tốt hoặc tập thể thao với các độngtác vận động nhiều, liên tục không nghỉ ngơi hoặc đứng, ngồi quá lâu,hoặc khi nằm ngủ để tư thế chân không đúng. Do đó, làm cho lượng mồ hôibài tiết quá nhiều mà không được bù đắp hoặc bù đắp nhưng không đủ; domắc bệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp trạng, rối loạnchuyển hóa... Chuột rút có thể xảy ra ở những người bệnh đang dùng mộtsố thuốc (thuốc lợi tiểu, thuốc hạ mỡ máu, thuốc chống trầm cảm, thuốchạ huyết áp, thuốc dạ dày, thuốc giãn phế quản) hoặc do đang lọc thận.Ngoài ra chuột rút còn có thể xảy ra do cơ thể thiếu lượng nước cầnthiết hàng ngày (NCT thường ngại uống nước vì phải đi tiểu nhiều, nhấtlà ban đêm) hoặc thiếu lượng vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi,magiê, kali, natri clorua hoặc do ra nhiều mồ hôi, hoặc trong trường hợpbị tiêu chảy, nôn nhiều.

Khắc phục chứng chuột rút về đêmNên tập thể dục đều đặn giúp lưu thông khí huyết, phòng chống chuột rút.

Biểu hiện khi bị chuột rút

Khi bị chuột rút nếu sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục vàchân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gianmấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn, nhưng sau đó triệu chứng êđau hết hoặc có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Đa số các trường hợpchuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèmcác triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt (bánh, kẹo), uống nhiều,tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân, da xanh xao, nhợt nhạt hoặc bịđau chân khi đi bộ trên một quãng đường ngắn thì cần đến cơ sở y tế đủđiều kiện để khám bệnh, không nên chủ quan, xem thường, đề phòng có bệnhtiềm ẩn nào đó (ví dụ, nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh đáitháo đường).

Cách xử trí khi bị chuột rút

Mỗi khi bị chuột rút nên tìm mọi cách làm cho hiện tượng đó giảm hoặcmất đi nếu không sẽ rất đau, rất khó chịu, thậm chí rất nguy hiểm. Khichuột rút ở cơ bắp chân thì cần duỗi thẳng chân ra và nhẹ nhàng uốn congcác ngón chân ra phía sau, ép mạnh một tay vào gót chân. Lúc mới ápdụng có thể thấy đau tăng lên nhưng ngay sau đó cơn đau sẽ giảm xuống docác cơ hết co thắt, máu lại được lưu thông trở lại. Khi đã hết hiệntượng chuột rút nên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ bắp vừa bị co cứng để chomáu hoạt động lưu thông trở lại tránh xảy ra chuột rút tái diễn. Tại nơibị chuột rút, nếu có điều kiện có thể xoa các loại dầu làm nóng da vàcơ hoặc chườm lạnh bằng túi đá hoặc tắm nước ấm để máu càng dễ lưuthông. Đồng thời cũng nên cố gắng đứng dậy đi hoặc lắc lư chân...

Cần làm gì để phòng chuột rút?

Để phòng chuột rút, nên tập thể dục đều đặn, thường xuyên làm lưuthông khí huyết. Nên vận động các cơ bắp thật nhẹ nhàng, nhất là buổitối trước khi đi ngủ. Mỗi ngày nên tập vận động như đi bộ, tập xoa bópcơ bắp, co duỗi và xoay cổ tay, cổ chân vài ba lần. Thường ngày có thểtập xe đạp tại chỗ hoặc tập kéo căng cơ bắp chân vài phút trước khi ngủ.Không nên tắm khi nước lạnh quá, nhất là tắm ở biển, bể bơi nước lạnh.Khi làm việc nặng, ra mồ hôi nhiều cần được bổ sung nước có pha muối ăn(tốt nhất là bổ sung dung dịch oresol). Cần uống đủ lượng nước trong mộtngày/đêm (khoảng trên 1,5 - 2 lít). Nên ăn nhiều rau trong các bữa ănchính, sau mỗi bữa ăn nên bổ sung các loại quả như chuối, mơ, chà là,nho, đậu, bắp cải, cam, cà chua, đu đủ, xoài, sầu riêng, lựu, lê. Nếu cóbệnh đái tháo đường, loãng xương, bệnh tuyến giáp, rối loạn chuyển hóa,rối loạn thần kinh thực vật, thiếu máu cần được bác sĩ chuyên khoa khámvà điều trị sớm.

ThS.BS. Bùi Mai HươngNguồn http://suckhoedoisong.vn

- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(4.45/5) Tin liên quan Xử trí sốt ở người cao tuổi - 09/09/2014 Biến chứng của viêm xoang - 03/09/2014 Bí quyết giúp bạn loại bỏ chất béo trong gan - 03/09/2014 Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ khoai lang - 24/07/2014 5 loại thực phẩm tốt cho người bệnh tim - 24/07/2014 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Lịch thẩm định điều kiện hành nghề dược tháng 12 năm 2024 - Đợt 2. THÔNG BÁO Danh sách cơ sở thực hiện tự công bố sản phẩm theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP từ ngày 28/10/2024 đến ngày 06/11/2024 Tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi Về việc góp ý Dự thảo Đề án tăng cường đào tạo dược sĩ lâm sàng. Về việc góp ý dự thảo Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Xem thêm >> Liên kết website Cổng thông tin Tỉnh Bệnh viện Mắt Tiền Giang Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang Bệnh Viện ĐKKV Cai Lậy Bộ Y Tế VNPT Tiền Giang Cty CP Dược Phẩm TIPHARCO Thông Tin Y học Việt Nam Sở Y Tế TPHCM TTYT Chợ Gạo Cổng thông tin điện tử Pháp Điển
Đang truy cập: -
Hôm nay: -
Tuần hiện tại: -
Tuần trước: -
Tháng hiện tại: -
Tháng trước: -
Tổng lượt truy cập: -
Trang chủ | Tin tức | Thủ tục hành chính | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2013 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG Đơn vị chủ quản : Sở Y Tế Tỉnh Tiền Giang Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Dương - Trưởng ban biên tập Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Tiền Giang Địa chỉ: Số 373 đường Hùng Vương - Đạo Thạnh - Tp.Mỹ Tho- Tiền Giang Điện thoại: 02733. 872350 - Fax: 02733. 878106 - Email: syt.bbtwebsite@tiengiang.gov.vn Số điện thoại đường dây nóng: 0964 941 212

Từ khóa » Trục Rút