.vn/chi-tiet-tin?/tieu-co-van-ga...

Truy cập nội dung luôn Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 Slideshow Image 1 MENU
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Lãnh đạo ngành
    • Sơ đồ tổ chức
    • Chức năng - Nhiệm vụ
    • Đơn vị trực thuộc Sở Y tế
    • Phòng Y tế huyện - thành - thị
    • Thành tựu - Thành tích
    • Qui chế làm việc
    • Địa chỉ Email
    • Danh bạ điện thoại
    • Lịch sử hình thành
    • Cơ cấu tổ chức
  • Tin tức
    • Tin tức hoạt động
    • Khám chữa bệnh
    • Thông tin cần biết
    • Truyền thông GDSK
    • Dân số KHHGD
    • Dược
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm
    • Y học cổ truyền
    • Y tế dự phòng
    • Thông báo
    • Phóng sự
    • Ngày pháp luật
    • Đào tạo tuyển dụng
  • Thủ tục hành chính
    • Sản xuất, kinh doanh Trang thiết bị - Mỹ phẩm
    • Y - Khám chữa bệnh
    • Dân số - Kế hoạch hóa gia đình
    • Dược- Mỹ phẩm
    • Giám định y khoa
    • Tài chính Y tế
    • Tổ chức, Cán bộ
    • Vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng
    • Y tế dự phòng - HIV
    • Thông tin tuyên truyền CCHC
  • Quản lý nhà nước về y tế
  • Công khai minh bạch
    • Công khai tài chính
    • Công khai đào tạo
    • Công tác Tổ chức
    • Thanh tra
      • Tiếp công dân
      • Phòng chống tham nhũng
      • Xử lý đơn
      • Thanh tra, kiểm tra
  • Liên hệ
  • Hỏi đáp
- + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tiêu cơ vân: Gây tử vong nếu không điều trị kịp thời 10/05/2014

Tiêu cơ vân là tổn thương phá hủy các tế bào cơ vân, giải phóng các chất là thành phần của tế bào cơ vân vào trong máu như myoglobin, phospho. Bệnh tiêu cơ vân nặng có thể gây suy thận cấp, toan chuyển hoá, tăng kali, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể tử vong.

Chấn thương và bệnh lý gây tiêu cơ vânTrước đây tình trạng tiêu cơ vân được Bywater và Beal mô tả ở bệnh nhân bị bom vùi với tên gọi là “hội chứng vùi lấp”. Nhưng sau này người ta nhận thấy có nhiều bệnh nhân bị tiêu cơ vân không do hội chứng vùi lấp. Hiện nay tiêu cơ vân gặp cả những bệnh nhân nội khoa và ngoại khoa.Tiêu cơ vân có thể gặp: do chấn thương hoặc chèn ép trong hội chứng vùi lấp sập hầm, sập nhà, ngã va đập từ độ cao, chèn ép do chấn thương dưới sức ép cao; do bệnh nhân phải nằm bất động kéo dài trong trạng thái hôn mê, an thần gây ngủ chủ động đặc biệt dễ xảy ra với các bệnh nhân béo phì; do gắng sức quá mức trong tình trạng co giật, rung giật cơ do lạnh, ngộ độc, sảng rượu, tăng thân nhiệt ác tính, say nóng, say nắng...; nghiện rượu; do dùng thuốc như nhóm statin và fibrat, ong đốt, nhiễm khuẩn...Hình ảnh tiêu bản tiêu cơ vânBiểu hiện tiêu cơ vânTrường hợp tiêu cơ vân do chấn thương: sau khi bị chấn thương, bệnh nhân thấy thấy sưng nề, phù cứng, giảm vận động vùng cơ bị tổn thương.Trường hợp không do chấn thương: quá trình tiêu cơ vân có thể không gây ra bất cứ triệu chứng nào. Tuy nhiên trong trường hợp điển hình có tam chứng: đau cơ, yếu cơ và nước tiểu có màu đỏ sẫm. Sở dĩ nước tiểu có màu đỏ là do chất myoglobin được giải phóng từ cơ bị tiêu sau đo bị giáng hoá bài tiết vào nước tiểu làm cho nước tiểu có màu đỏ hoặc màu coca. Ngoài ra, còn có các triệu chứng của nguyên nhân gây ra tiêu cơ vân.Xét nghiệm thấy tăng các men CK, GOT, GPT và LDH. Mức độ tăng các men này càng cao phản ánh mức độ phá huỷ cơ vân càng nặng. Ở bệnh nhân tiêu cơ vân nặng, các xét nghiệm urê, cretinin máu có thể tăng, tăng kali máu, toan chuyển hoá do suy thận. Xét nghiệm máu và nước tiểu thấy myoglobin tăng.Chẩn đoán tiêu cơ vân do chấn thương hoặc đè ép: dựa vào triệu chứng lâm sàng có các tổn thương; kết quả xét nghiệm các men CK tăng cao gấp 5 lần (trên 1500UI/l) , myoglobin trong máu và nước tiểu tăng; các men LDH, AST, ALT tăng cao, kali máu tăng, có triệu chứng suy thận cấp.Chẩn đoán tiêu cơ vân không do chấn thương : bệnh nhân có thể không có triệu chứng lâm sàng, hoặc có triệu chứng lâm sàng điển hình gồm đau cơ, yếu cơ và nước tiểu đỏ sẫm. Kèm theo các triệu chứng của bệnh lý nền. men CK tăng cao ít nhất gấp 5 lần (trên 1500UI/l). Men Myoglobin tăng trong máu và nước tiểu.Bệnh tiêu cơ vân cần phân biệt với một số bệnh: nhồi máu cơ tim cấp, bệnh nhân nhồi máu cơ tim cũng tăng CK, myoglobin máu tăng, nhưng có thể phân biệt nhờ việc hỏi tiền sử bệnh, tính chất đau ngực, xét nghiệm men troponin T tăng, điện tim có biến đổi.Đái máu hoặc hemoglobin niệu do tan máu: bệnh nhân đái máu có thể có sốt, tiểu buốt, tiểu dắt, xét nghiệm có hồng cầu trong nước tiểu. Bệnh nhân sốt, vàng da, vàng mắt, xét nghiệm có thể thấy triệu chứng của tan máu như có mảnh vỡ hồng cầu trong máu .Phân biệt với bệnh lý viêm da cơ: khác với tiêu cơ vân , viêm da cơ là bệnh lý mạn tính, trên lâm sàng bệnh nhân có thể có đau cơ, yếu cơ, thường yếu cơ gốc chi, diễn biến từ vài tuần đến vài tháng…Biến chứngTiêu cơ vân có thể dẫn đến một số biến chứng, trong đó biến chứng nguy hiểm nhất là suy thận. Suy thận xảy ra do ống thận bị tắc bởi các protein của cơ giải phóng vào máu và bài tiết qua ống thận. Các biến chứng khác của tiêu cơ vân gồm: hội chứng khoang do tế bào cơ tổn thương dẫn đến sưng nề và gây tăng áp lực ở giữa các khoang của cơ. Hội chứng khoang thường gặp nhất sau tổn thương, chấn thương cẳng chân, thành bụng. Tiêu cơ vân cũng gây ra các rối loạn điện giải, gây tăng kali và phospho máu.Phương pháp điều trịViệc điều trị tiêu cơ vân cần giải quyết nguyên nhân gây tiêu cơ vân. Đối với trường hợp tiêu cơ vân nhẹ không có biến chứng, bệnh nhân cần được uống nhiều nước và theo dõi sát các biến chứng. Trường hợp tiêu cơ vân nặng, có biến chứng suy thận cấp, mất nước, toan hoá máu thì bắt buộc phải nhập viện để điều trị. Bệnh nhân cần được bù dịch đường tĩnh mạch để bài niệu cưỡng bức. Đồng thời theo dõi chức năng thận, điện giải đồ , theo dõi nồng độ các men CK, GOT, GPT, LDH để đánh giá hiệu quả và tiến triển của quá trình điều trị. Nếu bệnh nhân tiến triển suy thận nặng, tăng kali máu, toan chuyển hoá, không đáp ứng với điều trị bằng truyền dịch và thuốc cần phải tiến hành lọc máu. Trường hợp này phải chú ý điều trị các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân như suy thận cấp, vô niệu, tăng kali máu, toan hoá máu, rối loạn nước và điện giải...Phòng bệnhTiêu cơ vân là bệnh có thể diễn biến nặng, nhưng có thể phòng tránh được bằng các biện pháp: tập thể dục đều đặn, thích hợp để ngăn ngừa tiêu cơ vân. Người lao động cần tránh làm việc quá sức trong môi trường nắng nóng, đồng thời phải uống nước đầy đủ, bởi vì mất nước làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tiêu cơ vân cấp.ThS. Phạm Thanh XuânTin http://suckhoedoisong.vn/ - + Đọc bài viết In bài viết Gửi bài viết Tương phản Đánh giá bài viết(0/5) Tin liên quan Xử trí sốt ở người cao tuổi - 09/09/2014 Biến chứng của viêm xoang - 03/09/2014 Bí quyết giúp bạn loại bỏ chất béo trong gan - 03/09/2014 Khắc phục chứng chuột rút về đêm - 29/07/2014 Công dụng chữa bệnh bất ngờ từ khoai lang - 24/07/2014 Chia sẻ bài viết qua mail Email người gửi: * Email người nhận: * Tiêu đề: * Nội dung * Liên kết: Gửi Công bố cơ sở Thông báo đáp ứng Thực hành tốt bảo quản thuốc của Trung tâm tiêm chủng vaccine dịch vụ Tân Hiệp 2. Về việc triển khai Thông tư số 41/2024/TT-BYT ngày 27/11/2024 của Bộ Y tế. Về việc triển khai Công văn số 2490/TTMS-NVĐT và 2491/TTMS-NVĐT ngày 21/11/2024 của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Về việc triển khai Quyết định số 784/QĐ-QLD ngày 22/11/2024 của Cục Quản lý Dược. Về việc triển khai Công văn số 2482/TTMS-NVĐT ngày 20/11/2024 của Trung tâm Mua sắm tập trung thuốc Quốc gia. Xem thêm >> Liên kết website Cổng thông tin Tỉnh Bệnh viện Mắt Tiền Giang Bệnh Viện Tâm Thần Tiền Giang Bệnh Viện ĐKKV Cai Lậy Bộ Y Tế VNPT Tiền Giang Cty CP Dược Phẩm TIPHARCO Thông Tin Y học Việt Nam Sở Y Tế TPHCM TTYT Chợ Gạo Cổng thông tin điện tử Pháp Điển
Đang truy cập: -
Hôm nay: -
Tuần hiện tại: -
Tuần trước: -
Tháng hiện tại: -
Tháng trước: -
Tổng lượt truy cập: -
Trang chủ | Tin tức | Thủ tục hành chính | Văn phòng điện tử |Liên hệ 2013 © TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ TỈNH TIỀN GIANG Đơn vị chủ quản : Sở Y Tế Tỉnh Tiền Giang Chịu trách nhiệm: Ông Nguyễn Văn Dương - Trưởng ban biên tập Cổng thông tin điện tử Sở Y tế Tiền Giang Địa chỉ: Số 373 đường Hùng Vương - Đạo Thạnh - Tp.Mỹ Tho- Tiền Giang Điện thoại: 02733. 872350 - Fax: 02733. 878106 - Email: syt.bbtwebsite@tiengiang.gov.vn Số điện thoại đường dây nóng: 0964 941 212

Từ khóa » Tiêu Cơ Vân Là Bệnh Gì