SRGB Là Gì? So Với Adobe RGB Và DCI-P3 Chúng Khác Gì Nhau?
Có thể bạn quan tâm
sRGB là gì? sRGB là hệ màu được sử dụng phổ biến trên các thiết bị Tivi, laptop, điện thoại, máy tính bảng… nhằm hiển thị tiêu chuẩn màu sắc chung, cho phép bạn xem cùng một hình ảnh trên nhiều thiết bị với gam màu giống nhau với sự biến đổi màu sắc thấp nhất. Ngoài dải màu tiêu chuẩn sRGB còn có các dải màu phổ biến khác gồm Adobe RGB và DCI-P3. Vậy các dải màu này có ý nghĩa gì? Chúng giống và khác nhau ở điểm nào? Cùng VJ360 tìm câu trả lời chính xác qua bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm độ phủ màu
Độ phủ màu hay không gian màu được coi là một bảng màu kỹ thuật số, và mọi hình ảnh đều hiển thị với một dải màu. RGB là viết tắt của 3 màu red-green-blue (đỏ-lục-lam). Đây là ba màu cơ bản tạo nên tất cả các màu. Mỗi pixel trong một hình ảnh kỹ thuật số sẽ được gán một giá trị cường độ từ 0 đến 255. Tập hợp các điểm pixel sẽ cho bạn một hình ảnh hiển thị đầy đủ từ ba màu sắc cơ bản này.
Độ phủ màu cho biết khả năng tái tạo màu sắc trên màn hình của các thiết bị kỹ thuật số như máy tính, tivi, máy ảnh… Vì vậy, một màn hình có độ phủ màu càng lớn, nó sẽ hiển thị hình ảnh với gam màu sắc càng rộng, đa dạng và phong phú hơn. Điều này giúp người xem có được trải nhiệm nhìn tuyệt vời nhất.
Hiện nay có ba hệ màu tiêu chuẩn gồm: sRGB, Adobe RGB hay DCI-P3. Chúng có độ phủ màu khác nhau và phù hợp với từng mục đích sử dụng khác nhau.
sRGB là gì?
sRGB là viết tắt của “Standard RGB” hay cụ thể là cụm từ “Standard Red Green Blue”. Nó là một không gian màu được tạo ra bởi HP và Microsoft vào năm 1996 với mục tiêu chuẩn hóa màu sắc hiển thị trên màn hình các thiết bị kỹ thuật số. Hệ màu được sử dụng phổ biến cho Windows, hầu hết các trình duyệt web và gần như tất cả các trò chơi máy tính bảng và PC, trừ khi chúng là HDR.
sRGB là dải màu cơ bản, có khả năng hiển thị nhất quán trên tất cả các thiết bị. Vì vậy nó thường được ứng dụng để chia sẻ hình ảnh qua Internet và trong công nghệ màn hình.
Sự khác biệt giữa sRGB với Adobe RGB và DCI-P3
sRGB so với Adobe RGB
Adobe RGB là không gian màu được Adobe phát triển để tương thích với máy in CMYK. Nó cung cấp dải màu rộng hơn 35% so với sRGB nên cho khả năng hiển thị màu sắc đa dạng hơn. Với dải màu rộng, Adobe RGB được sử dụng phổ biến trong những môi trường chuyên nghiệp, như dành cho các designer, những người chuyên dùng Photoshop để chỉnh sửa và thiết kế đồ họa.
Dải màu Adobe RGB cung cấp phạm vi màu bão hòa toàn diện hơn để làm việc trong lĩnh vực in ấn một cách chuyên nghiệp. Tuy nhiên nếu bạn tải về hình ảnh sử dụng hệ màu Adobe RGB và xem trên màn hình sRGB, bạn sẽ thấy hình ảnh hiển thị tương đối tệ, màu sắc sẽ bị xỉn hơn. Bởi vậy, trước khi tải tệp lên bạn cần chuyển đổi chúng thành sRGB. Việc chuyển đổi từ Adobe RGB sang sRGB rất dễ dàng, bạn có thể thực hiện bất cứ lúc nào.
sRGB so với DCI-P3
DCI-P3 có độ phủ màu lớn hơn sRGB khoảng 1/4. Điều này có nghĩa là màn hình DCI-P3 sẽ có gam màu rộng hơn 25% so với màn hình sRGB. Bên cạnh đó, một sự khác biệt khác giữa sRGB và DCI-P3 là DCI-P3 có thể xử lý màu 10-bit, trong khi sRGB chỉ có thể xử lý màu 8-bit. Điều này mang đến khả năng hiển thị hình ảnh HDR vô cùng ấn tượng đối với những thiết bị sử dụng hệ màu DCI-P3 này.
Đối với hình ảnh / video HDR, nếu bạn xem nội dung này trên màn hình sRGB, bạn sẽ không thể truy cập đầy đủ màu sắc của hình ảnh. Thay vào đó, để tối ưu hóa trải nghiệm xem, bạn cần sử dụng đến các thiết bị có màn hình DCI-P3.
Với tính năng này, hệ màu DCI-P3 thường được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực điện ảnh cũng như các công việc liên quan đến video.
Kết luận
Ba hệ màu phổ biến sRGB, Adobe RGB và DCI-P3 đều cung cấp những không gian màu riêng, phù hợp với từng lĩnh vực và mục đích sử dụng khác nhau. sRGB là dải màu tiêu chuẩn, nó hiển thị màu sắc hình ảnh chính xác, đồng nhất trên hầu hết các thiết bị kỹ thuật số. Bạn có thể chia sẻ hình ảnh qua kết nối Internet với một người hay một nhóm với độ chính xác màu sắc cao, ít biến đổi màu sắc nhất để đạt hiệu quả tốt trong công việc. Tuy nhiên, nếu bạn làm những công việc liên quan đến thiết kế đồ họa, chỉnh sửa hình ảnh chuyên nghiệp, bạn sẽ cần sử dụng đến các thiết bị có màn hình Adobe RGB. Còn đối với hệ màu DCI-P3, nó sẽ phù hợp với những ai chuyên về lĩnh vực điện ảnh hay thường xuyên phải làm việc với video.
Hi vọng với những thông tin chi tiết về độ bao phủ, sRGB là gì? sRGB và các hệ màu Adobe RGB, DCI-P3 khác nhau như thế nào sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về từng hệ màu cũng như những ứng dụng của chúng trong thực tế. Nhờ đó, bạn có thể lựa chọn được thiết bị có hệ màu phù hợp nhất để hỗ trợ cho công việc của mình một cách tối ưu.
Rate this postTừ khóa » Hệ Màu Srgb Và Adobe Rgb
-
SRGB Là Gì? Phân Biệt SRGB Và Adobe RGB - .vn
-
SRGB Và Adobe RGB Là Gì? Phân Biệt SRGB Với Adobe RGB - VJShop
-
Sự Khác Biệt Giữa SRGB Và Adobe RGB Là Gì? | Sony VN
-
Tìm Hiểu Sự Khác Biệt Giữa SRGB Và Adobe RGB - Hoàng Hà PC
-
Thông Số SRGB Là Gì? Có Gì Khác Gì So Với Adobe RGB Và DCI-P3?
-
Máy ảnh Nên Thiết Lập Màu SRGB Hay Adobe RGB | So Sánh Sự Khác ...
-
SRGB Và Adobe RGB Là Gì? Có Tác Dụng Gì đối Với Dân Nhiếp ảnh
-
SRGB Hay Adobe RGB Trong Chụp, Retouch Và In ấn
-
Sự Khác Biệt Giữa SRGB Và Adobe RGB - Photobook Vietnam
-
Adobe Rgb Là Gì
-
#1[Tìm Hiểu] SRGB Là Gì? Phân Biệt Giữa SRGB Và Adobe RGB
-
Phân Biệt Giữa SRGB Và Adobe RGB? Tìm Hiểu Ngay
-
Ảnh Bị Lệch Màu? Chọn SRGB Hay Adobe RGB? - HoangPhucPhoto
-
Khác Biệt Giữa SRGB Và Adobe RGB - Trung Tâm Chế Bản điện Tử MTD